Sức Khoẻ Bệnh

DINH DƯỠNG KHÔNG HỢP LÝ, BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT CÀNG NHIỀU

Ngày đăng:

27/12/2017

Dinh dưỡng là một nhu cầu vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật, dinh dưỡng lại càng ảnh hưởng to lớn đến quá trình hồi phục. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, quá trình chăm sóc bệnh nhân phục hồi sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do có thể xuất hiện những biến chứng sau phẫu thuật.

giải nguyên nhân dinh dưỡng kém dẫn đến biến chứng sau phẫu thuật:

  • Bệnh nhân phẫu thuật nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng sẽ có tỷ lệ biến chứng sau mổ cao hơn nhiều so với bệnh nhân bình thường như viêm nhiễm hay suy yếu các cơ quan như phổi, gan, thận, thiếu máu và suy cơ ..
  • Dinh dưỡng kém làm cho vết thương lâu lành, suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, kéo dài thời gian nằm bệnh viện, tăng tỷ lệ biến chứng, mất nhiều chi phí điều trị và có thể gây tử vong.
  • Các vấn đề về dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với các nhóm bệnh mãn tính như béo phì, ung thư, tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh về túi mật.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân để phòng biến chứng sau phẫu thuật:

Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ, đặc biệt là dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo bệnh nhân có đủ sức để vượt qua sự thiếu hụt do bệnh lý, do mất máu, dịch thể, stress... Cho dù cuộc phẫu thuật đã thành công thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đóng vai trò quyết định sự phục hồi của người bệnh hay không, và phục hồi nhanh hay chậm.

 width=

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân

Ngoài việc bổ sung những thức ăn bổ dưỡng, các món ăn cũng cần được chế biến phù hợp, dễ ăn, dễ hấp thu cho người bệnh. Cần đặc biệt chú ý những loại thực phẩm cần kiêng khem để phòng tránh nguy cơ bị dị ứng, phản ứng với thực phẩm của bệnh nhân.

Tùy theo loại phẫu thuật mà việc nuôi dưỡng sẽ khác nhau:

  • Bệnh nhân không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa (mổ nội soi thăm dò, sinh thiết, mổ cắt u tuyến thượng thận nội soi, mổ tử cung, buồng trứng …):
  • Chỉ cần truyền dịch dinh dưỡng trong ngày đầu sau mổ, sau đó nên cho ăn sớm, cho uống sữa, nước cháo ngay sau mổ 1 ngày, cho ăn uống như bình thường sau đánh hơi được, tăng dần số lượng và mức độ đặc của đồ ăn, ăn chất dễ tiêu, dễ hấp thu.
  • Bệnh nhân có can thiệp lên đường tiêu hóa (mổ cắt dạ dày, cắt tạo hình thực quản, cắt đoạn ruột, đại trực tràng, khâu các lỗ thủng, vết thương của ống tiêu hóa…):
  • Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch ngay sau mổ, sau khi đánh hơi được thì bắt đầu cho ăn nước cháo, nước sữa với số lượng tăng dần, giảm dần dịch truyền, cho ăn cháo, sữa, và tăng dần số lượng, chất lượng, mức độ rắn của đồ ăn.

4 nguyên tắc ăn sau phẫu thuật:

  • Thực phẩm nguyên chất

Dạng thực phẩm này là điều quan trọng nhất trong vấn đề dinh dưỡng hậu phẫu vì nó dồi dào vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ.

Dinh dưỡng cho người bệnh càng hạn chế nhiều sự chế biến càng vì thực phẩm qua chế biến có nhiều chất béo, đường, muối và hóa chất phụ gia nhưng lại ít chất xơ và vitamin. tốt (Ví dụ nên ăn cam tươi thay vì uống nước ép cam, khoai tây hấp thay vì rán). Các loại ngũ cốc tốt là bánh mì màu sẫm, gạo lức, cháo yến mạch

  • Tăng cường năng lượng

 width=

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cần ăn đủ chất để giúp bệnh nhân mau hồi phục

Khẩu phần ăn nên tăng dần năng lượng và protein. Bạn nên chọn loại thực phẩm giàu năng lượng và có bổ sung protein, những dưỡng chất này sẽ giúp cung cấp năng lượng và tái tạo mô.

  • Bắt đầu từ 500 Kcal và 30 gam protein, sau đó cứ 1 - 2 ngày tăng thêm 250 - 500 Kcal cho đến khi đạt 2000 Kcal/ ngày và sau đó đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
  • Giai đoạn phục hồi, khi vết mổ đã gần liền, sức khỏe bệnh nhân đã khá hơn, vẫn cần duy trì chế độ ăn cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng, giúp vết thương mau lành: 120 - 150g/ ngày và 2500 kcal - 3000 kcal/ ngày. Nên chia thành nhiều bữa, 5 - 6 bữa/ ngày hoặc hơn

Nguồn thực phẩm giàu protein là thịt, cá, phô mai, sữa, sữa chua, trứng, các loại họ đậu và thức uống bổ sung dưỡng chất.

Một khẩu phần thịt phù hợp cho bệnh nhân hậu phẫu gồm 150g thịt nạc, 2 quả trứng, 1,5 chén đậu, 1-2 miếng đậu phụ hoặc 2 muỗng bơ đậu phộng.

Hãy ăn chậm, từng chút một nếu vẫn chưa thấy ngon miệng và phải nhớ tăng thêm lượng protein mỗi ngày khi cảm giác ngon miệng trở lại (ví dụ tăng thêm protein bằng cách bổ sung thịt băm, trứng gà vào cháo).

  • Bổ sung nước

Sau phẫu thuật, bạn bị mất khá nhiều nước do đó phải tăng cường uống nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành, súp, món ăn có nước, nước thịt, nước xốt... Nếu bạn không phải hạn chế lượng chất lỏng theo lời khuyên của bác sĩ thì hãy uống 2-3 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, lưu ý rằng thức uống chứa caffeine như trà, cà phê là loại thức uống lợi tiểu, tức là làm tăng thải nước khỏi cơ thể của bạn, do đó sau phẫu thuật không được dùng.

  • Ăn nhiều chất xơ tiêu hóa

Sau phẫu thuật, bạn dễ bị táo bón và cách khắc phục tốt nhất đó là hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Trái cây tươi và rau xanh (bơ, chuối, khoai tây) chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp bạn nhanh hồi phục sau phẫu thuật. Một rắc rối nhỏ khi ăn nhiều trái cây và rau, đó là bạn có thể đầy hơi. Nếu vấn đề này nghiêm trọng và bạn thấy dạ dày bị áp lực, có thể ăn ít lại hoặc dùng thuốc tiêu hóa.

Danh mục thực phẩm giàu chất xơ mà bạn cần quan tâm gồm:

+ Các loại đậu, nhất là đậu tương và các sản phẩm của nó như nước đậu, tàu hủ là nguồn cung cấp loại protein này.

+ Rau quả.

Lưu ý:

  • Nếu bệnh nhân tự ăn được thì cho ăn bình thường thức ăn mềm như cháo, súp để dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, giàu dưỡng chất.
  • Nếu không muốn ăn, có thể dùng protein dạng bột để khuấy nước uống để cung cấp đủ dưỡng chất và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Nên dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng cường vitamin C và vitamin nhóm B. Tốt nhất, bệnh nhân nên dùng loại sữa giúp phục hồi danh dưỡng cho người bệnh có bổ sung chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải xanh Glucoraphanin có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc, đồng thời kết hợp các Vitamin nhóm B, A, C, E và các khoáng chất Kẽm, Magie, Selen giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.
  • Các sản phẩm từ sữa là nguồn protein cần thiết để vết thương mau lành, thế nên các bạn có thể bổ sung hoặc sử dụng xen kẽ các sản phẩm như phomat, yogurt đã được tách kem, sữa đậu nành,.... Tuy nhiên vẫn chỉ nên dùng ở mức điều độ để tránh bị táo bón.
  • Cân nhắc hài hòa thêm đồ ăn, hoa quả có chất xơ rắn, khó tiêu như măng, hồng xiêm, ổi, … Uống đủ nước, có thể nước đun sôi để nguội, nước sinh tố, không dùng đồ uống có gaz, cồn… Lựa chọn đồ ăn phù hợp sở thích của bệnh nhân như cháo, sữa dinh dưỡng sản xuất sẵn, tự nấu…

Với những thông tin trên đây, hy vọng những người chăm sóc bệnh nhân sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về dinh dưỡng sau phẫu thuật, từ đó giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, phòng chống những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Chúc bệnh nhân nhanh chóng hồi phục trở lại với công việc sinh hoạt hằng ngày.

Bs. Nguyễn Vũ Linh

Bác sỹ Đa Khoa

Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk

Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold