Thông Tin Dinh Dưỡng

THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG SIÊU CHI TIẾT VÀ KHOA HỌC

Ngày đăng:

20/02/2024

Thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường

Gợi ý 7 thực đơn cho người bị tiểu đường

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề về sức khỏe ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là khi đối mặt với các bệnh lý như tiểu đường. Việc duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học là chìa khóa để kiểm soát tình trạng sức khỏe của những người bị tiểu đường. Xây dựng thực đơn hợp lý giúp người bệnh kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Cùng Vinamilk tìm hiểu ngay 7 thực đơn cho người tiểu đường và những lưu ý khi xây dựng thực đơn qua bài viết này nhé!

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ đối với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do sản xuất insulin không đủ hoặc chức năng của insulin bị suy giảm.

Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý, khoa học đóng vai trò then chốt trong việc duy trì lượng đường huyết ổn định, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ đối với người bệnh tiểu đường cụ thể như sau:

1.1 Lựa chọn tinh bột cẩn thận

Khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường, cần giảm hấp thu tinh bột, ưu tiên các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp và hàm lượng chất xơ cao. Thực phẩm có GI thấp (<55%) hoặc GI rất thấp (<40%) là sự lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thực phẩm có GI cao với thực phẩm có GI thấp để giúp giảm thiểu tác động của chúng đối với lượng đường huyết. Một số nguồn tinh bột giàu có GI thấp và giàu chất xơ có thể kết đến như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau không chứa tinh bột.

Hạn chế tinh bột trong thực đơn cho người bị tiểu đường

Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ tinh bột

1.2 Yêu cầu về chất đạm

Bệnh nhân bị tiểu đường không bị suy giảm chức năng thận nên tiêu thụ đạm khoảng 1 -1,5g/kg trọng lượng/ngày.

Protein có vai trò duy trì khối lượng cơ bắp, tăng cảm giác no lâu và hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết. Tuy nhiên, cần phải cân bằng lượng protein với các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn. Các nguồn protein chất lượng cao như thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu, đậu phụ.

1.3 Lựa chọn chất béo tối ưu

Người bị tiểu đường nên ưu tiên các thực phẩm giàu acid béo không no như dầu mè, dầu ô liu, dầu lạc và mỡ cá. Những loại chất béo này giúp cải thiện độ nhạy của insulin và hỗ trợ duy trì lượng đường huyết ổn định, đồng thời hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Trong chất béo thường chứa khá nhiều calo, vì vậy cần phải chú ý đến lượng calo tổng thể trong khẩu phần ăn.

1.4 Tăng cường chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu. Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao bao gồm: các loại rau như cà tím, cần tây, măng tây, rau bina, su hào, bắp cải và bông cải xanh. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt cũng là nguồn chất xơ chất lượng có thể đưa vào thực đơn cho bệnh nhân bị tiểu đường.

Tham khảo: Các loại hoa quả tốt cho người tiểu đường

Tăng cường chất xơ trong thực đơn cho người tiểu đường

Bổ sung chất xơ để thúc đẩy tiêu hóa, tăng cảm giác no lâu

2. Quy định lượng thức ăn và chế độ ăn cho người bị đái tháo đường


BẢNG QUY ĐỊNH SỐ ĐƠN VỊ THỰC PHẨM (ĐV) CHO CÁC CHẾ ĐỘ ĂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (CHƯA BIẾN CHỨNG)

Loại thực đơn

Năng lượng (calo)

Nhóm 1 

Gạo (ĐV)

Nhóm 2 Quả chín (ĐV)

Nhóm 3 Thịt (ĐV)

Nhóm 4 Sữa (ĐV)

Nhóm 5 Dầu, mỡ (ĐV)

Nhóm 6 Rau (ĐV)

Gia vị chứa muối

Béo ít

Béo TB

Béo nhiều

Muối (g)

1

1200

7

2

2,5

1

0

1

2

3

5

2

1400

8,5

2

2,5

1,5

0

1

2,5

3

5

3

1600

10

2

3,5

1,5

0

1

3

3

5

4

1800

11,6

2

3,5

2

0

1

3,5

3

5

5

2000

13

2

4

2

0

1

4

3

5

6

2200

14

3

4

3

0

1

4

3

5

7

2400

15,5

2

4

3,5

0

1

4

3

5


3. Gợi ý chi tiết thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường

3.1 Thứ 2

Buổi

Món ăn

Sáng

phở gà + trái cây

Trưa

1 bát cơm + thịt nạc + đậu phụ + cá kho tộ + súp bí đỏ + trái cây

Nhẹ buổi chiều

bánh quy ít đường

Tối

1 bát cơm + thịt kho + rau luộc + trái cây


3.2 Thứ 3

Buổi

Món ăn

Sáng

bánh cuốn + trái cây

Trưa

1 bát cơm + gà kho tộ + rau muống luộc + canh cá hồi nấu măng chua + trái cây

Nhẹ buổi chiều

sữa chua ít đường

Tối

1 bát cơm + thịt luộc + canh cải xoong nấu tôm  + dưa cải bắp + trái cây


3.3 Thứ 4

Buổi

Món ăn

Sáng

bún thang + trái cây

Trưa

1 bát cơm + trứng cuộn + súp cua với rau + trái cây

Nhẹ buổi chiều

bánh flan

Tối

1 bát cơm + gà nấu nấm + salad cua + trái cây


3.4 Thứ 5 

Buổi

Món ăn

Sáng

bánh mì + trái cây

Trưa

1 bát cơm + cá chiên + canh ngao chua + trái cây

Nhẹ buổi chiều

bắp luộc

Tối

bún mọc + trái cây


 

3.5 Thứ 6

Buổi

Món ăn

Sáng

hủ tiếu + trái cây

Trưa

1 bát cơm + hoa bạch chỉ xào thịt bò + canh bí đao + trái cây

Nhẹ buổi chiều

sữa chua không đường/ít đường

Tối

1 bát cơm + rau muống luộc + đậu phụ nhồi thịt + trái cây


3.6 Thứ 7 

Buổi

Món ăn

Sáng

1 bát cháo đậu đỏ

Trưa

phở cuốn + trái cây

Nhẹ buổi chiều

chè đậu đen

Tối

1 bát cơm + khổ qua xào trứng + cà tím nấu đậu và thịt + trái cây


3.7 Chủ nhật

Buổi

Món ăn

Sáng

bún bò Huế

Trưa

1 bát cơm + canh thập cẩm (bông cải, nấm, tôm, thịt) + tàu hủ non sốt cà chua + trái cây

Nhẹ buổi chiều

sữa chua không đường/ít đường

Tối

cháo sườn + trái cây


 

4. Lưu ý khi xây dựng thực đơn tiểu đường

4.1 Lượng tinh bột vừa phải

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn vừa phải các món ăn có chứa nhiều tinh bột.

Bệnh nhân chỉ nên tiêu thụ khoảng 50 - 60% lượng tinh bột so với người khỏe mạnh bình thường.

Điều này giúp duy trì lượng đường huyết ổn định và ngăn ngừa lượng đường tăng cao.

4.2 Hạn chế tiêu thụ trứng

Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng mỗi tuần.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt nguội, pate.

4.3 Bổ sung trái cây, rau củ quả

Nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất, chất xơ cần thiết. Bệnh nên nên ưu tiên các loại trái cây ít đường như dâu tây, cam, dưa đỏ, dưa, lê và táo. Và hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường như xoài, nho và sầu riêng.

4.4 Phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn

Lựa chọn các phương pháp nấu ăn như luộc, hấp thay vì chiên, xào hoặc hầm nhừ. Những phương pháp này giúp loại bỏ bớt chất béo không lành mạnh nhưng vẫn bảo tồn hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm. 

4.5 Nguồn protein nạc

Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên ăn nguồn protein chính từ thịt nạc và cá. Cá cung cấp acid béo omega-3 có lợi cho tim, giúp giảm nguy cơ biến chứng về tim mạch liên quan đến bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường nên ăn thịt nạc và cá

Sử dụng cá và thịt nạc làm nguồn protein chính

4.6 Tránh thịt nội tạng

Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn nội tạng động vật. Các loại nội tạng như gan hoặc thận chứa nhiều cholesterol và chất béo không lành mạnh, có thể làm tăng các biến chứng của bệnh. 

4.7 Hạn chế ăn muối

Người bị bệnh nên ăn hạt, mỗi ngày tiêu thụ không quá 6g và tránh các gia vị mặn như nước mắm, dưa chua.

4.8 Hoạt động thể chất

Ngoài xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng nên hoạt động thể chất thường xuyên, vừa phải trong khoảng 30 - 40 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và cải thiện sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục mỗi ngày

Người bệnh nên hoạt động thể chất thường xuyên, đều đặn

4.9 Thời gian bữa ăn tối ưu và kiểm soát khẩu phần ăn

Trong bữa ăn, người bệnh nên ưu tiên ăn rau trước cơm hoặc các loại tinh bột khác. Đa dạng hóa thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng và chống ngán. Nên ăn uống đúng giờ, cố định thời ăn uống và không để quá đói hoặc ăn quá no.

Tóm lại, tiểu đường là bệnh lý cần kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ để tránh bệnh trở nên nặng hơn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng gợi ý 7 thực đơn cho người tiểu đường của Vinamilk sẽ giúp bạn xây dựng được khẩu phần ăn phù hợp và kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.

Tài liệu tham khảo:

Diabetes - world health organization (WHO). Available at: https://www.who.int/health-topics/diabetes (Accessed: 25 January 2024).