Ăn khoẻ - Ăn ngon

SỮA BỘT MỞ NẮP ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU? CÁCH BẢO QUẢN SỮA BỘT ĐÚNG

Ngày đăng:

12/01/2024

Bảo quản sữa bột không đúng cách, khiến cho sữa bị nhiễm khuẩn và hư hỏng là sai lầm thường gặp ở nhiều bố mẹ đang nuôi con nhỏ. Cùng Vinamilk tìm hiểu ngay cách bảo quản sữa bột đúng cách và những lưu ý trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé! 

Cách bảo quản sữa bột

Sữa bột mở nắp để được bao lâu và cách bảo quản sữa bột

1. Vì sao sữa bột còn hạn sử dụng vẫn bị hư?

Dù vẫn còn hạn sử dụng nhưng sữa bột vẫn bị hư do các mẹ thường mắc phải những lỗi sau đây: 

  • Không rửa tay trước khi pha sữa, không sử dụng muỗng sạch để múc sữa. 
  • Pha sữa xong, mẹ quên không đậy kín nắp hộp sữa khiến cho không khí bên ngoài xâm nhập vào, gây ẩm mốc. 
  • Do cách bảo quản sữa bột không đúng, để sữa trong tủ lạnh hoặc để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. 
  • Không pha sữa theo đúng công thức, pha quá đặc, quá loãng hoặc tùy ý cho thêm những thực phẩm khác vào.

2. Sữa bột mở nắp để được bao lâu?

Sau khi mở nắp sữa bột, bạn nên dùng hết trong vòng 1 tháng để đảm bảo cơ thể của bé hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không dùng hết trong vòng 1 tháng mà sữa vẫn không có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng thì bố mẹ vẫn có thể cho bé dùng. 

Thông thường, sau một 1 tháng mở nắp sữa bột tiếp xúc với không khí và bị mất đi những dưỡng chất quan trọng. Thậm chí sữa có thể bị biến đổi chất, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, trước câu hỏi sữa bột mở nắp để được bao lâu thì thời gian lý tưởng nhất là trong vòng 1 tháng. 

3. Dấu hiệu nhận biết sữa bột bị hư, bảo quản sai cách 

Sữa bột là sản phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển. Dù được sản xuất theo quy trình khép kín, hiện đại đạt tiêu chuẩn nhưng nếu không biết cách bảo quản sữa bột có thể bị hư hỏng. 

Nếu phát hiện sữa bột có những dấu hiệu bất thường như: thay đổi màu sắc, có mùi lạ, bị vón cục… cho thấy sữa đã bị hỏng. Bạn không nên tiếp tục cho trẻ sử dụng loại sữa này. Các chất nhiễm khuẩn có trong sữa sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, khiến cho trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc. 

Sữa bột bị vón cục

Sữa bột bị vón cục do bảo quản sai cách 

4. Hướng dẫn cách bảo quản sữa bột đã mở nắp 

4.1 Đọc kĩ hướng dẫn in trên bao bì

Các thông tin trong phần hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sẽ giúp bạn biết cách sử dụng, bảo quản sữa bột đúng chuẩn. Do đó, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để nắm được thông tin về thời hạn sử dụng của sữa sau khi mở nắp, biết cách bảo quản trong quá trình sử dụng. 

4.2 Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Nên bảo quản sữa bột ở những khu vực khô thoáng, tránh để sữa ở những nơi ẩm ướt, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sữa bột không được bảo quản trong môi trường lý tưởng sẽ bị mất đi những dưỡng chất quan trọng, không đem đến những công dụng tích cực với sức khỏe bé. 

4.3 Đậy nắp kín sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng sữa, mẹ nên đậy kín nắp để ngăn không cho vi khuẩn, côn trùng, nước, bụi bẩn xâm nhập vào. Đặc biệt, mở nắp sữa bột còn khiến cho sữa tiếp xúc với không khí, qua thời gian dài sẽ bị biến đổi và mất đi những dưỡng chất quan trọng. 

4.4 Không bảo quản sữa trong tủ lạnh

Mỗi loại thực phẩm đều có những cách bảo quản riêng, không phải loại nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh, bao gồm sữa. Sữa có tính chất hút ẩm, bị vón cục, nấm mốc trong môi trường ẩm ướt, đông đặc ở nhiệt độ thấp. Do đó, mẹ cần lưu ý không bảo quản sữa bột trong tủ lạnh. 

4.5 Chú ý thời hạn sử dụng của sữa

Đa phần, sữa bột hộp giấy có thời hạn sử dụng là 18 tháng, sữa bột hộp thiếc là 2 năm. Nhưng khi đã mở nắp thì bạn không nên áp dụng theo thời hạn này. Các nhà sản xuất cũng đề cập về thời gian sử dụng sữa bột tốt nhất cho bé trên bao bì. Tốt nhất bố mẹ nên cho bé sử dụng trong vòng 1tháng. 

4.6 Chia nhỏ lượng sữa bột nếu mua hộp lớn

Nếu mua một hộp sữa lớn, bạn có thể chia nhỏ lượng sữa đủ dùng cho 1 tuần vào những hộp bảo quản chuyên dụng. Cách này sẽ hạn chế được tình trạng sữa bị hầm hơi, ẩm mốc do bạn đóng mở nắp hộp quá nhiều. 

5. Cách bảo quản sữa bột đã pha 

  • Không để phần sữa bột đã pha nhưng chưa sử dụng hết ở bên ngoài quá lâu. Các loài vi khuẩn, đặc biệt là Cronon có thể xâm nhập vào sữa khiến cho trẻ bị nhiễm trùng máu, viêm màng não. 
  • Nếu trẻ không chịu uống sữa, hãy đậy kín nắp bình và có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng với thời gian tối đa là 2 giờ. Sau đó, bỏ sữa vào trong ngăn mát tủ lạnh và để không quá 24 giờ. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn, giúp kéo dài thời gian sử dụng cho sữa bột đã pha. Khi đã vượt quá thời gian này, mẹ không nên cho trẻ sử dụng sữa này nữa. 
  • Cần làm ấm sữa trước khi cho trẻ sử dụng bằng máy hâm sữa hoặc ngân bình vào chậu nước nóng. Nên kiểm tra nhiệt độ sau khi hâm để tránh tình trạng sữa chưa đủ ấm hoặc sữa quá nóng làm bỏng miệng bé. 

Lưu ý: Bố mẹ chỉ nên bảo quản sữa bột đã pha khi trẻ chưa uống, hoặc chưa tiếp xúc với bất cứ vật dụng nào. Không nên cho trẻ uống tiếp phần sữa dư sau 1 giờ. Bởi vì trong sữa đó có nước bọt của trẻ, không còn sạch như lúc đầu. 

hướng dẫn bảo quản sữa bột đã pha

Nên bảo quản sữa bột đã pha trong ngăn mát tủ lạnh 

6. Trẻ uống nhầm sữa bột gần hết hạn hoặc hết hạn có sao không?

Nhiều bố mẹ sơ suất không để ý tới hạn sử dụng nên đã mua phải hoặc cho con sử dụng sữa sắp, đã hết hạn. Theo lời khuyên từ chuyên gia, bố mẹ không nên mua sữa bột gần thời gian hết hạn. Dù chưa hết hạn nhưng những sản phẩm này rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây biến đổi thành phần, khiến trẻ bị ngộ độc sau khi uống. 

Bố mẹ vẫn có thể cho bé sử dụng sữa nếu sữa vẫn còn hạn như trên bao bì. Còn nếu sử dụng sữa gần hết hạn, bố mẹ có thể cân nhắc nếu thời hạn sử dụng còn từ 2 - 3 tháng, không nên mua nếu chỉ còn 1 tháng. 

Cho bé uống sữa còn hạn sử dụng 

Trẻ có thể bị ngộ độc nếu uống sữa bột hết hạn

7. Những lưu ý khi bảo quản sữa bột cho bé

Những gia đình đang sử dụng sữa bột cho trẻ thì nên nắm được những lưu ý trong cách bảo quản sữa bột như sau:

  • Tránh để sữa bột ở những nơi có nhiệt độ cao, bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp trong nhiều giờ, khu vực có nhiệt độ cao như nhà bếp, đặt gần những thiết bị tỏa nhiệt như tivi, tủ lạnh. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy một vài vitamin trong sữa bột, bao gồm vitamin D. 
  • Không để sữa bột trong tủ lạnh hoặc ngăn đông của tủ lạnh. Nhiệt độ thấp của tủ lạnh khiến sữa bị vón cục, mất đi chất dinh dưỡng. 
  • Không bảo quản sữa nằm gần những thực phẩm có mùi mạnh vì có thể làm cho sữa bột bị nhiễm mùi. 


Sữa bột là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ nhưng không bảo quản đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin trong bài viết của Vinamilk đã giúp bố mẹ biết cách bảo quản sữa bột sao cho đúng để đảm bảo trẻ được cung cấp dưỡng chất đầy đủ và tốt nhất.

Xem thêm:

Sữa công thức pha để được bao lâu? Điều bạn cần lưu ý