Thông Tin Dinh Dưỡng

TUẦN 31 CỦA MẸ VÀ THAI NHI

Ngày đăng:

05/07/2016

Cảm giác đau chỗ này, nhức chỗ kia cùng những cú huých đạp không nhẹ nhàng chút nào của bé sẽ luôn nhắc mẹ nhớ đến sự thật mình đang mang thai. Bé trong bụng ngày càng lớn với các bộ phận gần như hoàn thiện rồi đấy. Cùng xem tuần 31 của mẹ và bé sẽ diễn ra như thế nào nhé!

Những thay đổi của bé

  • Tuần thai thứ 31, bé có cân nặng khoảng 1,8kg chiều dài từ đỉnh đầu đến chân khoảng 43cm. Bé mũm mĩm và mềm mịn hơn do cơ thể ngày một tròn trĩnh.
  • Khung xương đã hoàn chỉnh nhưng vẫn còn khá mềm và dễ cong. Não bộ phát triển giúp tay chân bé linh hoạt hơn rất nhiều.
  • Lúc này, bé đã có móng chân, móng tay, tóc và lông tơ.
  • Phổi của em bé càng hoàn thiện hơn nữa.
  • Bé đang bơi trong “bồn tắm” vô trùng khoảng 1 lít nước ối, đây cũng là lúc lượng dịch ối bao bọc bé đạt khối lượng lớn nhất. Lượng nước ối sẽ cho biết thận bé hoạt động tốt ra sao. Nếu thận hoạt động bình thường, chúng sẽ sản xuất 500ml/ ngày.

Những thay đổi ở mẹ

  • Cùng lúc với việc bé yêu đang tăng cân nhanh chóng, các triệu chứng đau thắt lưng, ợ nóng, táo bón vẫn tiếp tục và có chiều hướng nặng hơn.
  • Lượng máu trong cơ thể mẹ đã tăng 40-50% từ khi bé bắt đầu hình thành đến nay.
  • Mẹ có thể bị hụt hơi và ợ nóng do tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày. Hãy dựa vào gối cao khi ngủ và chia nhỏ bữa ăn để đỡ khó chịu hơn mẹ nhen.
  • Khi thai lớn dần, mẹ có thể bị đau thắt lưng do tử cung lớn làm thay đổi trọng tâm cơ thể, các cơ bụng căng ra và yếu đi, kéo căng vùng lưng. Nếu trước đây chưa bao giờ bị đau thắt lưng, mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ vì đấy có thể là dấu hiệu sinh non.
  • Mẹ dễ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hoặc cúi xuống để xách đồ.

Lời khuyên cho mẹ

  • Mẹ cần tìm hiểu kỹ và phân biệt co thắt Braxton Hicks với cơn đau chuyển dạ, đồng thời lưu ý các dấu hiệu tiền sản giật như huyết áp cao, phù nề, tăng cân nhanh 2kg/ tuần, đau đầu dữ dội…
  • Mẹ nhớ duy trì bảng ghi chú theo dõi hoạt động của bé để báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ nhé.
  • Hãy chắc chắn luôn có người thân bên cạnh túc trực để có thể giúp đỡ mẹ ngay lập tức.
  • Đã đến lúc mẹ cần lên kế hoạch sắp xếp người thân trợ giúp và danh sách các việc cần giúp đỡ sau khi sinh. Để có được ý kiến tốt nhất, hãy chia sẽ cùng với bố em bé cùng những người thân khác, tránh một mình suy nghĩ dẫn đến căng thẳng hơn mẹ nhen.

Nhớ uống sữa có bổ sung DHA, canxi, sắt và chất xơ mỗi ngày mẹ nhé!

Nhớ uống sữa có bổ sung DHA, canxi, sắt và chất xơ mỗi ngày mẹ nhé!

  • Duy trì thực đơn hàng ngày giàu acid folic và omega 3, uống sữa mỗi ngày nữa mẹ nhen. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại sữa như Optimum Mama để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé cưng. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, Optimum Mama còn chứa chất xơ hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ.

Biết rằng có nhiều thứ phải sắp xếp và lo toan trong những tuần cuối này nhưng mẹ đừng quên chăm sóc chính mình nhé. Mỗi ngày, hãy dành thời gian yên tĩnh, ngồi yên thư giãn và hít thở. Vài phút như vậy mỗi ngày sẽ rất tốt cho mẹ và bé đấy. Bên cạnh đó, mẹ nhớ thường xuyên trò chuyện với bé nhé vì bé đã có thể nghe rõ tiếng của mẹ rồi mà, có khi mẹ sẽ cảm nhận được bé đang lắng nghe mẹ đấy.

PGS.TS.BSCC.Trần Đình Toán

Trung tâm Dinh dưỡng VNM