Các loại suy dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ

  • Suy Dinh dưỡng Thể Nhẹ cân, là cân nặng trẻ thấp hơn cân nặng chuẩn theo tuổi. (thấp hơn giá trị trung bình trừ đi 2 độ lệch chuẩn, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
  • Suy Dinh dưỡng thể thấp còi là chiều cao trẻ thấp hơn chiều cao chuẩn theo tuổi. (thấp hơn giá trị trung bình trừ đi 2 độ lệch chuẩn, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
  • Suy Dinh dưỡng thể gầy còm là cả cân nặng và chiều cao trẻ thấp hơn chuẩn theo tuổi. (thấp hơn giá trị trung bình trừ đi 2 độ lệch chuẩn, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).

Hậu quả sức khỏe của suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng thấp còi, chiều cao trẻ quá thấp so với tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí lực trẻ không những tức thì mà còn cả những hậu quả lâu dài cho cả cuộc đời.

Những ảnh hưởng tức thì bao gồm:

  • Giảm khả năng miễn dịch, khiến trẻ dễ nhiễm - mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Thời gian phục hồi, lành bệnh lâu hơn, tiêu tốn nhiều công sức và kinh phí hơn khi chăm sóc trẻ bệnh.
  • Khi bệnh, dễ tiến triển theo xu hướng nặng như Suy dinh dưỡng thể gầy còm, nguy cơ tử vong cao hơn.
  • Khả năng đến trường giảm, muộn, tỷ lệ bỏ học/ lưu ban cao, nhận thức – học tập kém.

Không những vậy, trẻ có nguy cơ bị những ảnh hưởng lâu dài như:

  • Hai chỉ số hiệu quả để theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ là cân nặng và chiều cao.
  • Lao động kém hiệu quả, thu nhập thấp và cơ hội thăng tiến ít hơn, kém lợi thế trong hôn nhân.
  • Các thế hệ sau có nguy cơ thấp bé nhẹ cân.

Bảo đảm cho trẻ ngủ đủ giấc, bao gồm nghỉ trưa. Các tổ chức về Sức khỏe - Tâm thần khuyến nghị khoảng 11 – 14 giờ/ngày cho trẻ 1-2 tuổi; 10 – 13 giờ/ngày cho trẻ 3-5 tuổi và 9-11 giờ/ngày cho trẻ 6-13tuổi. Đặc biệt thời gian từ 22 giờ đêm đến 3 giờ sáng hôm sau là thời gian tốt nhất để trẻ phát triển thể chất và trí não.

Cách nhận biết con bị suy dinh dưỡng

Hai chỉ số hiệu quả để theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ là cân nặng và chiều cao.

  • Cân nặng: So sánh với cân nặng lúc sinh (3 – 3,5kg). Thông thường, trẻ sẽ tăng gấp đôi khi 5-6 tháng tuổi, gấp 3 khi tròn 1 tuổi, và sau 1 tuổi (2-10 tuổi) bé sẽ tăng 2-2,5kg mỗi năm.
  • Chiều cao: Thường chiều cao (chiều dài nằm) của trẻ mới sinh khoảng 49-50cm. Trong năm đầu (khi 12 tháng tuổi) trẻ tăng thêm khoảng 25cm. Đến năm thứ 2, trẻ tăng khoảng 1cm/tháng. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, chiều cao khi trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao tối đa khi trẻ trưởng thành. Năm thứ 3 tiếp theo, trẻ sẽ tăng thêm khoảng 10cm nữa. 4-5 tuổi, trẻ tăng khoảng 5cm/năm.

Khi trẻ chậm tăng cân hay chiều cao theo cách tính trên, có khả năng trẻ đã bị suy dinh dưỡng.

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng khác với những đứa trẻ phát triển cân nặng chiều cao bình thường như thế nào?

Các bậc phụ huynh cần chăm trẻ căn cứ theo 3 nhóm nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng như sau:

  • Thiếu hụt cung cấp dưỡng chất cần thiết từ khẩu phần ăn uống hàng ngày:
    • Xây dựng khẩu phần hợp lý theo tuổi cho trẻ, đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả.
    • Mỗi ngày cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ (sữa, súp, hoa quả…) cách bữa chính khoảng 2 giờ. Bữa cuối trong ngày phải trước khi ngủ 1-2 giờ.
    • Chế biến thức ăn mềm, chín kỹ, dễ tiêu hóa và hợp khẩu vị trẻ.
    • Bổ sung đủ nước cho trẻ, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.
  • Kém hấp thu hay hấp thu không hiệu quả các dưỡng chất:
    • Chọn lựa thực phẩn an toàn và giàu năng lượng – dưỡng chất cho trẻ.
    • Bảo đảm vệ sinh – an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn.
    • Theo dõi tình hình lượng ăn uống, lưu ý hình thái, màu sắc, mùi phân – dịch tiết của trẻ.
    • Nếu có bất thường thì đưa trẻ đến khám ở BS nhi khoa để được can thiệp kịp thời.
  • Tăng tiêu tốn năng lượng do bệnh tật và các hoạt động sống: Như đã biết, hệ miễn dịch trẻ suy dinh dưỡng rất yếu, khiến trẻ rất dễ nhiễm và mắc bệnh. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng này, cần chú ý các điểm sau:
    • Bảo đảm môi trường sống trẻ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, trong lành. Chú ý thông khí tốt phòng ngủ và bảo đảm nước sinh hoạt an toàn.
    • Vệ sinh thân thể tốt và tránh tiếp xúc nơi đông người, người bệnh.
    • Tăng cường các hoạt động thể chất hợp lý cho trẻ như các trò chơi vận động nhẹ nhàng, nhảy dây, chạy bộ, cầu lông… Thời gian luyện tập thể lực (sinh hoạt thường ngày bao gồm vui chơi, vận động) được khuyến nghị khoảng 3 giờ/ngày cho trẻ <5 tuổi; 60-120 phút/ngày cho trẻ 5-17 tuổi, trong đó 3 lần/tuần phối hợp với các hoạt động trương lực cơ cao như đá bóng, bóng chuyền, nhảy cao.

shutterstock_1571798398.jpg

  • Bảo đảm cho trẻ ngủ đủ giấc, bao gồm nghỉ trưa. Các tổ chức về Sức khỏe - Tâm thần khuyến nghị khoảng 11 – 14 giờ/ngày cho trẻ 1-2 tuổi; 10 – 13 giờ/ngày cho trẻ 3-5 tuổi và 9-11 giờ/ngày cho trẻ 6-13tuổi. Đặc biệt thời gian từ 22 giờ đêm đến 3 giờ sáng hôm sau là thời gian tốt nhất để trẻ phát triển thể chất và trí não.

BS. Nguyễn Vũ Linh – Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk