
Dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày đầu đời
1000 ngày đầu đời là khi thụ thai đến khi trẻ được hai 2 tuổi.
Giai đoạn này đặc trưng bởi sự tăng trưởng, phát triển nhanh chóng và sự trưởng thành dần của tất cả các hệ thống cơ quan cũng như quá trình thiết lập các mô hình trao đổi chất, chuyển hóa và sinh trưởng. Song song đó, trong thời kỳ này, tốc độ phát triển hệ thần kinh của các chức năng nhận thức diễn ra nhanh nhất [2] . Dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, khoa học trong 1000 ngày đầu tiên sẽ mang lại sự phát triển thể chất - trí não và nhiều lợi ích sức khỏe trong suốt cuộc đời [1]. Chất và lượng trong thời gian này đối với từng khẩu phần mỗi ngày ảnh hưởng không những cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và chuyển hóa [2]. Trẻ cần được duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ thông qua chế độ ăn uống hợp lý, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bắt đầu ăn bổ sung sau khi tròn 6 tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ đến 2 tuổi [1].

Ngoài ra, 1000 ngày đầu đời còn là giai đoạn quan trọng để hoàn thiện chức năng và sự trao đổi chất của tế bào và cơ quan, hình thành kỹ năng thích ứng cụ thể đối với các trải nghiệm môi trường, những phản xạ sinh lý, nội tiết, thần kinh, miễn dịch… để giúp trẻ trải nghiệm môi trường và cuộc sống, qua đó lập trình cho một cuộc đời khỏe mạnh và hạnh phú
Chỉ báo về dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày đầu đời phổ biến và dễ theo dõi là trọng lượng, kích thước thai nhi và chiều cao (dài) và cân nặng theo tuổi của. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho thai phụ và trẻ sẽ tránh tình trạng rối loạn dinh dưỡng (suy dinh dưỡng; thừa cân-béo phì), nguyên nhân góp phần cho các nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây. Tham khảo biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới bên dưới để theo dõi tăng trưởng của trẻ.
Một vấn đề quan trọng khác trong 1000 ngày đầu liên quan đến dinh dưỡng là việc cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung (ăn dặm). Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ cùng với ăn bổ sung thích hợp cho đến 2 tuổi [5]. Sữa mẹ chứa các phân tử hoạt tính sinh học như yếu tố miễn dịch, nội tiết tố (hormone), chất chống nhiễm trùng - chống viêm, yếu tố tăng trưởng, probiotics (lợi khuẩn) và prebiotics (chất xơ) giúp bảo vệ trẻ toàn diện đồng thời góp phần vào quá trình trưởng thành miễn dịch, phát triển các cơ quan và cân bằng hệ vi sinh vật khỏe mạnh [6]. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy trẻ bú sữa mẹ có xu hướng chấp nhận các loại rau quả và thực phẩm mới dễ dàng hơn trong quá trình ăn bổ sung [7]

Sáu tháng tuổi là thời điểm tối ưu để bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ [5]. Trẻ duy trì sự đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn dặm sẽ dễ dàng chấp nhận các hương vị mới hơn so với trẻ theo một chế độ ăn đơn điệu. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn, giúp hình thành thói quen và văn hóa ăn uống tốt cho trẻ trong ngắn và dài hạn [8; 9].Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những trải nghiệm trong 1000 ngày đầu đời có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Thừa dinh dưỡng trong giai đoạn thời thơ ấu, do có chế độ ăn giàu năng lượng, protein, đường (saccharose), muối (natri) và chất béo bão hòa cũng có hậu quả lâu dài, dẫn đến các phản ứng trao đổi chất không phù hợp, thay đổi thành phần cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì và mắc các bệnh mạn tính không lây trong cuộc sống sau cũng như nữa dốc bên kia cuộc đời.
Kết luận
Khẩu phần dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày đầu đời cho cả mẹ và con sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em, tăng phát triển nhận thức và vận động, tăng khả năng hoạt động xã hội và năng lực học tập, tăng chiều cao khi trưởng thành, giảm béo phì và các bệnh chuyển hóa, tác động sâu sắc đến sự tăng trưởng và phát triển giảm nguy cơ bệnh tật cho cả vòng đời.
Tài liệu tham khảo
- 1. Da Cunha AJLA, Leite ÁJM, De Almeida IS. The pediatrician’s role in the first thousand days of the child: the pursuit of healthy nutrition and development. Jornal De Pediatria. 2015;91(6):S44-S51. Link
- 2. Early Nutrition and Long-Term health. (2016, November 29). Link
- 3. Moore, T. G. (2017). The first thousand days: an evidence paper. Link
- 4. Kabaran, S., & Besler, H. T. (2015). Do fatty acids affect fetal programming? Journal of Health Population and Nutrition, 33(1). Link
- 5. Pietrobelli, A., & Agosti, M. (2017). Nutrition in the First 1000 Days: Ten Practices to Minimize Obesity Emerging from Published Science. International Journal of Environmental Research and Public Health, 14(12), 1491. Link
- 6. Ballard, O., & Morrow, A. L. (2012). Human milk composition. Pediatric Clinics of North America, 60(1), 49–74. Link
- 7. Scott, J., Chih, T., & Oddy, W. (2012). Food Variety at 2 Years of Age is Related to Duration of Breastfeeding. Nutrients, 4(10), 1464–1474. Link
- 8. De Cosmi, V., Scaglioni, S., & Agostoni, C. (2017). Early taste experiences and later food choices. Nutrients, 9(2), 107. Link
- 9. Maier, A., Chabanet, C., Schaal, B., Issanchou, S., & Leathwood, P. (2007). Effects of repeated exposure on acceptance of initially disliked vegetables in 7-month old infants. Food Quality and Preference, 18(8), 1023–1032. Link
- 10. Weight-for-age. (2025, April 1). Link