
Giải pháp tổng thể bảo vệ trẻ trước các dịch bệnh đường hô hấp
Bảo vệ từ bên ngoài
“Bên ngoài” ở đây được hiểu là các yếu tố thời tiết, môi trường sống, điều kiện sinh hoạt - vui chơi - luyện tập, vệ sinh cá nhân và các thiết bị - vật dụng mà trẻ tiếp xúc mỗi ngày.
- Nhà cửa, phòng ốc, sân chơi của trẻ phải thoáng mát và phải được làm vệ sinh – khử khuẩn bề mặt tiếp xúc định kỳ mỗi tuần.
- Đồ chơi, học cụ và các vật dụng trẻ cầm nắm, tiếp xúc hàng ngày cũng như quần áo – dép giầy..., phải được vệ sinh bằng xà phòng, giặt sạch sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Điều kiện nhiệt độ môi trường tại nơi trẻ sinh hoạt vui chơi – học tập không quá cao hay quá thấp, khoảng 27oC. Giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết lạnh hay trẻ đến vùng ôn đới.
- Vệ sinh cá nhân, thân thể hợp lý. Tắm gội trẻ mỗi ngày 1-2 lần bằng nước sạch, có nhiệt độ nước tương thích với nhiệt độ cơ thể trẻ và môi trường. Vệ sinh răng miệng, súc họng bằng dung dịch chuyên dụng trước, sau khi ngủ và sau các bữa ăn chính.
- Ngay sau khi tay trẻ có tiếp xúc với các bề mặt nguy cơ, hướng dẫn giúp trẻ rửa tay đúng cách, đủ thời gian (khoảng 30 giây) bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy hoặc các dung dịch sát khuẩn tay chuyên dùng.
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người và tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc gần với người có nguy cơ bị nhiễm bệnh (ho/hắt hơi/chảy nước mũi và hoặc người về từ vùng có dịch) bất chấp quan hệ thân thuộc hay huyết thống.
- Khi phải đến nơi đông người mà không rõ đối tượng nguy cơ, cần đeo khẩu trang cho trẻ đúng cách và giữ khoảng cách an toàn nhất có thể khi tiếp xúc.
- Dạy cho trẻ che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, qua đó góp phần bảo vệ cộng đồng và nâng tầm ý thức – văn hóa nơi công cộng cho trẻ.
- Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, ít nhất 2 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 10 phút. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là khoảng 9-10 giờ sáng, với ít nhất 30 % diện tích da (tay chân và/hoặc lưng và/hoặc bụng) tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.
- Tiêm chủng đầy đủ và kịp thời các loại vaccine theo chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia.
Bảo vệ từ bên trong
“Bên trong” được ở đây được hiểu là các yếu tố sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ và vận động thể lực hợp lý – khoa học. Qua đó, giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh – cường tráng để chống chọi hiệu quả với bệnh tật.
- Dinh dưỡng: Cần áp dụng khẩu phần hợp lý về lượng và chất theo độ tuổi
- Ở trẻ nhũ nhi: Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh – nhũ nhi (sau sinh đến tròn 1 tuổi). Vậy, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và nếu được thì duy trì bú mẹ càng nhiều – càng lâu càng tốt.
- Sau khi tròn sáu tháng tuổi, phải tập cho trẻ ăn dặm theo những hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
- Khẩu phần dinh dưỡng cho các độ tuổi còn lại phải đảm bảo đủ, đúng về chất, lượng và tần suất các bữa ăn, bao gồm 4 nhóm chất cơ bản như bột đường, đạm, béo, vitamin – khoáng chất và bộ đôi lợi khuẩn kết hợp chất xơ tiêu hóa.
- Đặc biệt quan trọng trong mùa dịch, cần cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm hỗ trợ tăng trường thể chất, trí nào và miễn dịch như sau:
- Chất đạm: Nên bổ sung cho trẻ các loại đạm có chứa thành phần đạm dễ tiêu hóa như thịt màu trắng, thủy hải sản, trứng, sữa… thành phần cần lưu ý khi bổ sung sữa là đạm whey chứa nhiều alpha-lactalbumin giúp tăng cường phát triển thể chất, hỗ trợ miễn dịch – giấc ngủ
- Chất béo: Là thành phần cực kỳ quan trọng cho trẻ nhỏ vì chúng cung cấp năng lượng, xây dựng cấu trúc tế bào não và hệ thống dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, chất béo còn là dung môi hòa tan nhiều loại vitamin thiết yếu hỗ trợ tốt cho rất nhiều quá trình sinh hóa – chuyển hóa trong cơ thể… Nêu chọn lựa chất béo tốt cho trẻ như các loại chất béo đến từ thực vật, các loại dầu mỡ cá, thực phẩm bổ sung thêm chất béo tốt như omega, các acid béo không no mạch dài (polyunsaturated fatty acid - PUFA) như eicosapentaenoic acid (EPA) and docosahexaenoic acid (DHA)…
- Nhóm Vitamin khoáng chất: đây là thành phần không tạo năng lượng nhưng lại tham gia hầu hết các quá trình sinh lý, sinh hóa, tiêu hóa, chuyển hóa, thải trừ. Hầu hết chúng là những vi chất thiết yếu cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ thực phẩm. Đặc biệt, nhóm vi chất hỗ trợ tăng cường miễn dịch phòng chống bệnh tật gồm vitamin A, C, D, E, sắt, kẽm, selen …Nhóm này có hàm lượng cao từ các loại thực phẩm rau củ quả có nhiều màu sắc, và sậm màu.
- Chất xơ tiêu hóa và lợi khuẩn: Bộ đôi này hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tiêu hóa, hấp thu, chuyển hóa và thải trừ. Qua đó giúp tăng cường hấp thu các dưỡng chất quan trọng, góp phần tích lũy vật liệu cơ bản cho việc xây dựng cấu trúc mô tế bào, hệ cơ quan và tăng trưởng – phát triển cơ thể. Đặc biệt, bộ đôi này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột thông qua cân bằng sinh thái và tác động cộng lực – tương hỗ cho nhau. Chất xơ là thức ăn khoái khẩu cho lợi khuẩn - Lợi khuẩn hỗ trợ giúp chất xơ lên men – chuyển hóa, tái hấp thu … Hệ quả của sự cộng lực này là có một hệ vi sinh đường ruột cân bằng, một đường ruột khỏe mạnh. Theo y văn chính thống, đường ruột khỏe sẽ có một hệ miễn dịch đường ruột và miễn dịch hệ thống mạnh. Vì hệ thống hạch bạch huyết biểu mô có mặt ở phần lớn diện tích lòng ống tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột già và ruột non. Hệ thống này là nơi sinh ra các tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp cơ thể tìm ngăn ngừa, tìm diệt các yếu tố gây bệnh như vi trùng, virus…
- Thực phẩm cung cấp nhiều lợi khuẩn và chất xơ tiêu hóa đến từ rau củ quả và các thực phẩm lên men tự nhiên (sửa chua; yogurt …). Tuy nhiên, với khoa học dinh dưỡng hiện đại, chất xơ tiêu hóa như HMO, FOS, Inulin... và các loại lợi khuẩn như Lactobacillus paracacei (L. Cacei 431); LGG TM hay BB12 TM là những chủng lợi khuẩn đã được chứng minh rất hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch § Cuối cùng là phải bổ sung đủ nước mỗi ngày cho trẻ. Nguyên tắc đơn giản là không để trẻ khát mới cho uống. Cho trẻ uống nước thường xuyên, từng ngụm một theo nhu cầu và theo cân nặng. Đặc biệt không được ép trẻ uống theo cảm nhận của người chăm sóc.
- Ngủ nghỉ - vận động:
- Tùy độ tuổi mà phải cho trẻ ngủ đủ giấc, ngon giấc, và đủ lâu (8-12 giờ/ ngày tùy độ tuổi), Đảm bảo cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc trong khoảng thời gian vàng từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng hôm sau
- Cho trẻ vận động và tập thể dục đều đặn, vui chơi v\ới tinh thần thoải mái mỗi ngày.
- Thể hiện cho trẻ hiểu và cảm nhận trẻ đang được yêu thương, chăm chút bằng cả một tấm lòng trọn vẹn.
“Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng chống suy dinh dưỡng và các rối loạn dinh dưỡng, qua đó phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tiểu đường, bệnh bệnh tim mạch, đột quỵ, hô hấp và ung thư. Ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu hoạt động thể lực và ngủ nghỉ không khó học…sẽ dẫn đến những nguy cơ tổn hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống trong tương lai” - BS. Nguyễn Vũ Linh, Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk chia sẻ.
Tài liệu tham khảo
- Paget J, Spreeuwenberg P, Charu V, Taylor RJ, Iuliano AD, Bresee J, Simonsen L, Viboud C; Global Seasonal Influenza-associated Mortality Collaborator Network and GLaMOR Collaborating Teams*. Global mortality associated with seasonal influenza epidemics: New burden estimates and predictors from the GLaMOR Project. J Glob Health. 2019 Dec;9(2):020421. doi: 10.7189/jogh.09.020421. PMID: 31673337; PMCID: PMC6815659. Link
- Xiaolu Tang, Changcheng Wu, Xiang Li, Yuhe Song, Xinmin Yao, Xinkai Wu, Yuange Duan, Hong Zhang, Yirong Wang, Zhaohui Qian, Jie Cui, Jian Lu, On the origin and continuing evolution of SARS-CoV-2, National Science Review, Volume 7, Issue 6, June 2020, Pages 1012–1023, Link
- Dr. Michael Ryan(L), executive director of the World Health Organization (WHO) Health Emergencies Program, addresses a press conference in Geneva, Switzerland, Feb. 18, 2020. Link
- Healthline Editorial Team. (n.d.). Sunbathing: Precautions, benefits, and how to be safe. Healthline. Retrieved April 2, 2025 Link
- Bryan, L. (2024, February 2). What is healthy sleep? Sleep Foundation. Retrieved April 2, 2025 Link
- European Centre for Disease Prevention and Control. (n.d.). Questions and answers on COVID-19. ECDC. Retrieved April 2, 2025. Link World Health Organization. (n.d.). Q&A on coronaviruses (COVID-19). WHO. Retrieved April 2, 2025 Link