MFGM là gì?

MFGM (Milk Fat Globule Membrane) – hay còn gọi là màng cầu béo sữa – là lớp màng bao quanh các giọt chất béo trong sữa. Có thể hình dung mỗi giọt chất béo trong sữa mẹ hoặc sữa bò được “bọc” bên ngoài bởi một màng gồm ba lớp đặc biệt gọi là MFGM (1). 

Lớp màng này có cấu tạo rất giàu phospholipid và glycolipid, cùng với nhiều protein hoạt tính sinh học (như lactoferrin, mucin,...) (1) (2). Chính vì cấu trúc độc đáo này, MFGM không chỉ đơn thuần là “chất béo” mà còn là một phức hợp dưỡng chất hỗ trợ sức khỏe hàng rào biểu mô ruột, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, phát triển não bộ và nhận thức. (3)

 

MFGM hiện hữu ở đâu?

MFGM có nguồn gốc tự nhiên từ sữa của động vật có vú, do đó có thể tìm thấy thành phần này trong các thực phẩm sữa và chế phẩm sữa, như: Sữa mẹ, sữa bò, sữa dê, sữa công thức có bổ sung MFGM,… (4). 

Ở sữa mẹ, MFGM được sản xuất bởi tế bào biểu mô nang tuyến vú và hiện hữu trong sữa ở toàn bộ giai đoạn cho con bú (từ sữa non đến sữa trưởng thành). Trong sữa bò, MFGM cũng hiện diện với hàm lượng nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là khi được xử lý nhiệt trên 60oC có khả năng khiến cấu trúc MFGM không còn nguyên vẹn như ban đầu, dẫn đến sự hao hụt MFGM đáng kể so với sữa bò thô khi chưa qua chế biến (5). 

Trong nhiều năm qua tại Việt Nam, các nhà sản xuất đã bắt đầu bổ sung thành công MFGM vào sữa công thức cao cấp nhằm tiệm cận hơn với “chuẩn vàng sữa mẹ”, giúp cho trẻ em Việt phát triển toàn diện hơn trong những năm tháng đầu đời. (1)

MFGM có vai trò đối với sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ như thế nào?

Trước đây, các nghiên cứu về MFGM chủ yếu xoay quanh vào lợi ích với sự phát triển thể chất - trí não. Nhưng nhờ những tiến bộ về khoa học hiện đại, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy MFGM đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch (2). MFGM có thể giúp trẻ:

1. Tăng cường khả năng phòng vệ thông qua những hoạt chất sinh học

Nhờ cấu trúc đặc biệt, cấu trúc MFGM có thể chứa đựng “kho tàng dưỡng chất” với một vài hoạt chất sinh học có đặc tính kháng các tác nhân gây bệnh. Đơn cử như mucin và lactadherin, là 2 hoạt chất có tiềm năng trong việc hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus (2). Bên cạnh, Butyrophilin là hoạt chất được tin rằng có chức năng hỗ trợ điều hòa phản ứng miễn dịch (2).

2. Phát huy chức năng phòng vệ tại đường ruột sau khi vượt qua môi trường khắc nghiệt của đường tiêu hóa

MFGM có thể phát huy chức năng miễn dịch tại đường tiêu hóa của trẻ, một phần là do pH acid dạ dày và men tiêu hóa ở trẻ không quá khắc nghiệt đối với MFGM như người trưởng thành. Thêm vào đó, với cấu trúc độc đáo của MFGM có thể ít bị phân cắt của men tiêu hóa (2).Vậy nên, hàm lượng bổ sung vẫn được đảm bảo ở mức tương đối để giúp MFGM phát huy tác dụng trong đường tiêu hóa cũng như toàn cơ thể (6). Bên cạnh hoạt tính kháng khuẩn như đã đề cập, MFGM còn có tiềm năng tương tác với biểu mô ruột, từ đó giúp củng cố “vững chắc” thêm hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột (2).

3. Hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột

Tuy cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định, nhưng bằng chứng cho thấy các chất béo như phospholipid và sphingolipid trong MFGM có tiềm năng trong hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột, từ đó nâng cao hiệu quả miễn dịch tại đường ruột cũng như toàn cơ thể.

Những nhóm trẻ nào nên ưu tiên bổ sung MFGM?

1. Trẻ nhỏ không được nuôi bằng sữa mẹ:

Theo nghiên cứu của Dominika Ambrożej và cộng sự được đăng tải trên tạp chí Nutrients cũng chỉ ra rằng sữa công thức có chứa MFGM không những giúp trẻ tăng trưởng về mặt thể chất – trí não mà còn có sức đề kháng tốt hơn so với nhóm trẻ dùng sữa công thức không bổ sung MFGM (1) (1). Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quý giá trong những năm tháng đầu đời, nếu vì lý do bất khả kháng mà trẻ không được tiếp cận nguồn sữa mẹ, ít nhiều sẽ khiến trẻ có nguy cơ giảm sức đề kháng. Chính vì vậy, những trẻ không có điều kiện được nuôi bằng sữa mẹ nên được bổ sung MFGM thông qua sữa công thức, việc này sẽ góp phần giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của trẻ hơn.

2. Trẻ đang trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” (giai đoạn 6 tháng - 3 tuổi)

Từ 6 tháng đến 3 tuổi, khi miễn dịch thụ động nhận từ mẹ qua nhau thai không còn đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ về chức năng, thời điểm này còn được gọi là “khoảng trống miễn dịch” (8). Đây cũng là giai đoạn trẻ tập làm quen và thích nghi với môi trường và thói quen mới (trườn bò, ăn dặm, đi nhà trẻ…). Giai đoạn này, nếu trẻ được bổ sung MFGM sẽ “tiếp sức” thêm cho sức đề kháng còn non nớt của tr

3. Trẻ có sức đề kháng kém hoặc hay ốm vặt

Một số trẻ dù lớn hơn nhưng vẫn hay mắc hoặc tái nhiễm với một số bệnh phổ biến đường tiêu hóa/hô hấp (viêm nhiễm đường tiêu hóa, hô hấp, vùng hầu – họng ...). Nhóm trẻ này nên cân nhắc bổ sung MFGM qua chế độ ăn hoặc các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung. MFGM đã được chứng minh có lợi ích ở trẻ mẫu giáo trong việc giảm số ngày và số đợt sốt.

“Là một bác sĩ chuyên khoa nhi - dinh dưỡng, tôi tin rằng MFGM là một trong những “món quà từ thiên nhiên” giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhờ có cấu trúc chứa những hoạt chất sinh học giúp nâng cao hiệu quả miễn dịch, góp phần hạn chế các tác nhân gây bệnh xâm nhập, hỗ trợ phát triển não bộ,… từ đó hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu hơn trong những năm tháng đầu đời” - BS.CK1. Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Trung tâm Dinh dưỡng - Vinamilk chia sẻ.

 

BS.CKI Nguyễn Thị Ngọc Thanh Trung tâm Dinh dưỡng - Phòng khám Đa khoa An Khang

Tài liệu tham khảo

(1). Ambrożej D, Dumycz K, Dziechciarz P, Ruszczyński M. Milk Fat Globule Membrane Supplementation in Children: Systematic Review with Meta-Analysis. Nutrients. 2021 Feb 24;13(3):714. Link 

(2). Cavaletto M, Givonetti A, Cattaneo C. The Immunological Role of Milk Fat Globule Membrane. Nutrients. 2022 Oct 31;14(21):4574. Link 

(3). Ortega-Anaya, J., & Jiménez-Flores, R. (2019). Symposium review: The relevance of bovine milk phospholipids in human nutrition—Evidence of the effect on infant gut and brain development. Journal of dairy science, 102(3), 2738-2748. Link 

(4). Ma Y, Zhang L, Wu Y, Zhou P. Changes in milk fat globule membrane proteome after pasteurization in human, bovine and caprine species. Food Chem. 2019 May 1;279:209-215. Link

(5). Huang, Y., Wei, T., Chen, F., Tan, C., Gong, Z., Wang, F., ... & Li, J. (2023). Effects of various thermal treatments on interfacial composition and physical properties of bovine milk fat globules. Food Research International, 167, 112580. Link 

(6). Singh, H. (2019). Symposium review: Fat globules in milk and their structural modifications during gastrointestinal digestion. Journal of Dairy Science, 102(3), 2749-2759. Link 

(7). Fontecha J, Brink L, Wu S, Pouliot Y, Visioli F, Jiménez-Flores R. Sources, Production, and Clinical Treatments of Milk Fat Globule Membrane for Infant Nutrition and Well-Being. Nutrients. 2020 May 30;12(6):1607. Link 

(8). Duan H, Sun Q, Chen C, Wang R, Yan W. A Review: The Effect of Bovine Colostrum on Immunity in People of All Ages. Nutrients. 2024; 16(13):2007. Link