Understanding about joints & bones
Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở tuổi già, với nhiều bệnh lý có thể cùng mắc, người bệnh loãng xương thường dùng nhiều thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng xấu tới xương, thậm chí gây loãng xương, mà không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người cao tuổi những lưu ý khi dùng thuốc.
Một vài loại thuốc điều trị khớp có thể dẫn tới mất xương hoặc yếu xương nếu chúng được sử dụng liều cao hoặc thời gian dài. Tình trạng mất xương hoặc loãng xương sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương, khiến người cao tuổi cảm thấy đau đớn và giảm chất lượng sống.
Một số loại thuốc có thể làm giảm mật độ xương nếu sử dụng kéo dài
Trong việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên lưu ý một số loại thuốc cần tránh sau đây:
– Các loại thuốc chứa Glucocorticoid (GC)
Đối với người trưởng thành, thuốc có tác dụng tích cực chuyển hóa canxi đến xương, nhưng nếu dùng kéo dài sẽ gây mất mật độ xương. Có đến 30-50% bệnh nhân bị gãy xương mà không phải bị chấn thương khi sử dụng GC liều cao và kéo dài. Đó là do GC làm tang tỉ lệ tiêu xương, làm bào mòn xương. Người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao nếu dùng GC kéo dài. Ngoài ra, với tác dụng phụ, GC còn gây ra hoại tử xương không do nhiễm khuẩn và teo cơ, nhất là ở vùng đầu xương cánh tay hay đầu xương đùi, gây đau dữ dội và giảm cử động của người bệnh loãng xương.
– Các loại thuốc ức chế bơm proton dùng để trị bệnh dạ dày tá tràng
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA: Food and Drug Administration) đưa ra cảnh báo với các bác sỹ và bệnh nhân khi sử dụng thuốc này liều cao hoặc kéo dài trên một năm, sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay và xương cột sống, khiến người bệnh mất khả năng vận động thông thường.
– Các thuốc chống động kinh cũng nguy hiểm khi dùng cho bệnh nhân loãng xương
Thuốc chống động kinh làm tăng enzym hydroxylase, oxylase ở gan, khiến cho việc hấp thu canxi trong cơ thể gặp nhiều khó khăn, nên có thể dẫn đến việc hạ canxi trong máu. Khi canxi trong máu hạ, sẽ khiến quá trình tiêu hủy xương xảy ra nhanh hơn. Thậm chí dùng thuốc với liều lượng kéo dài làm ức chế quá trình lắng đọng canxi vào khung xương, gây trở ngại cho việc tạo xương trong cơ thể.
– Các loại thuốc chống trầm cảm
Bệnh nhân loãng xương nếu bị trầm cảm cần cẩn thận khi dùng các loại thuốc chống trầm cảm kéo dài. Các loại thuốc này làm giảm quá trình tạo xương và khiến mật độ xương bị hao mòn đi rất nhiều, Khi dùng các thuốc này, nên bổ sung canxi và vitamin D hàng ngày. Nếu bệnh trầm cảm ổn định, nên tạm dừng thuốc ngay để tránh các nguy cơ loãng xương.
– Một số loại thuốc chống đông máu
Một số loại thuốc chống đông máu làm giảm sự hợp thành collagen trong xương; giảm vitamin D trong máu, gây trở ngại việc hấp thu canxi dẫn tới hạ canxi máu, tăng quá trình hủy xương; đồng thời gây trở ngại cho quá trình tạo xương ở người cao tuổi
Hiểu về bệnh loãng xương và loại thuốc đang dùng sẽ giúp cho việc điều trị bệnh loãng xương hiệu quả hơn cho người cao tuổi, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau này
– Các dạng vitamin A
Các dạng vitamin A kích thích hoạt động các tế bào hủy xương phát triển nhanh, làm gia tăng sự tiêu hủy xương. Từ đó, có thể làm giảm mật độ xương, làm cho xương thiếu độ chắc và kém sức chịu lực dẫn đến dễ gãy. Vì vậy, người cao tuổi nên tránh dùng kéo dài thuốc có hàm lượng cao vitamin A.
Loãng xương là căn bệnh khó điều trị và có thể gây biến chứng nặng hơn nếu không biết cách phòng ngừa. Do vậy người cao tuổi vẫn nên “phòng bệnh hơn trị bệnh” bằng một số cách sau:
Mong rằng qua bài viết trên, người cao tuổi có thể hiểu về bệnh loãng xương và loại thuốc đang dùng để giúp cho việc điều trị bệnh loãng xương hiệu quả hơn, cũng như một số cách phòng ngừa bệnh loãng xương để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau này.
PGS.TS.BS Lê Anh Thư
Trưởng Khoa Nội Cơ Xương Khớp BV Chợ Rẫy TP.HCM
Provide Hydrolyzed Collagen Protein for flexible joints, combined with the balanced ratio of Calcium: Phosphorus: Vitamin D help build a strong bone system.
HOTLINE
1900 545 425