Thông Tin Dinh Dưỡng

BÍ QUYẾT CHO NGÀY CHUYỂN DẠ SINH CON DỄ DÀNG

Ngày đăng:

06/10/2016

Nếu mẹ đang lo lắng về những điều “kinh khủng” trong quá trình sinh nở từ những lời truyền miệng của mọi người xung quanh, bài viết này sẽ giúp mẹ yên tâm hơn bằng việc bổ sung các kiến thức về kỹ thuật thở, rặn, các tư thế và các phương pháp giảm đau giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Cùng xem mẹ nhé!

Những điều mẹ cần biết về cơn chuyển dạ và thời điểm rặn sinh

  • Bắt đầu chuyển dạ, cơn gò tử cung thường kéo dài khoảng 10 đến 15 giây, gây đau nhẹ. Tần số xuất hiện thường dài như 10 phút có một cơn co.
  • Càng gần đến lúc rặn sinh, cơn co kéo dài hơn khoảng 15 – 20 giây rồi 20 – 30 giây, và lúc cơn co kéo dài khoảng 30 – 40 giây là lúc em bé sắp ra đời.
  • Khi các cơn co thường xuyên hơn, 10 phút có từ 3 cơn co trở lên kèm theo đau bụng dữ dội là thời điểm rặn đã đến.
  • Cơn co tử cung mang tính chất chu kỳ, thường có 3 thì: thì co (bụng cứng lên và dần dầu đau đớn), thì kéo dài (cơn đau đạt đỉnh điểm) và thì nghỉ (khoảng giữa các cơn gò tử cung).
  • Những thì nghỉ là thời điểm để mẹ phục hồi sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả.

Kỹ thuật thở

  • Khi cơn co bắt đầu xuất hiện, tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
  • Cơn đau càng tăng, thở càng nhanh hơn và nông hơn. Khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn để lấy lại năng lượng, đồng thời nên thư giãn toàn thân.
  • Ở những cú rặn quyết định, cần thở sâu và giữ hơi ở trong phổi, đặt cằm tì vào ngực và kéo chân (đầu gối) về phía ngực trong khi dồn lực đẩy xuống dưới và cố gắng rặn đẩy em bé ra ngoài.

Tập thở ngay trong thai kỳ sẽ giúp quá trình chuyển dạ của mẹ dễ dàng hơn

Tập thở ngay trong thai kỳ sẽ giúp quá trình chuyển dạ của mẹ dễ dàng hơn

Kỹ thuật rặn

  • Hít một hơi thở thật sâu sau đó nín thở, miệng ngậm chặt.
  • Tư thế chuẩn khi rặn sinh: hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, cằm tì ngực, lưng thẳng đồng thời áp sát vào bề mặt bàn sinh và mông cong lên phía trước để dồn hơi rặn đẩy bé ra ngoài.
  • Sau khi con chào đời, vẫn cách thở và rặn khi chuyển dạ này nhưng nhẹ nhàng hơn, mẹ sẽ đẩy nhau thai ra ngoài và hoàn tất cuộc sinh.

Những cách giảm đau tự nhiên khi chuyển dạ

  • Thở: Khi bắt đầu đau, mẹ hãy hít sâu bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng, luôn giữ cho miệng, cằm được thoải mái. Dù rất đau nhưng mẹ cố gắng đừng la hét nhé vì sẽ khiến cổ họng mẹ bị thắt chặt và nhanh mệt hơn.
  • Di chuyển xung quanh: Để giảm đau đớn, mẹ có thể đi bộ, lắc lư, thay đổi vị trí hoặc ngồi trên quả bóng chuyên biệt cho mẹ bầu. Đi bộ còn góp sức làm thai nhi lọt đúng xuống khung xương chậu của mẹ, giúp sinh nở nhanh chóng hơn. Hãy chọn bất cứ tư thế nào mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất nhé.
  • Tắm vòi hoa sen: Nước ấm có thể làm giảm các cơn đau do căng các cơ trên cơ thể và massage nhẹ nhàng giúp mẹ dễ chịu hơn.
  • Massage: Nếu có người thân bên cạnh lúc chuyển dạ, mẹ hãy nhờ người đó thân massage lưng hoặc tay ở giữa những cơn co. Đây là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, lo lắng và kiểm soát các cơn co thắt đấy.
  • Chườm ấm: Mẹ có thể chườm lưng, háng bằng một túi hạt lúa thóc hoặc một chai nhựa, chứa nước ấm để giảm căng cơ, từ đó hạn chế cơn đau khi chuyển dạ/
  • Tưởng tượng đến những gì thú vị: Cơn đau sẽ càng trầm trọng hơn khi mẹ chú ý đến nó vì vậy hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái tối đa. Tưởng tượng đến những cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn rất nhiều.

Các bài tập để xoay ngôi thai vào cuối thai kỳ

Khi được 34 tuần, hầu hết các bé con trong bụng sẽ xoay vị trí của mình để đi xuống khu vực xương chậu, báo hiệu bé đã sẵn sàng chào đời. Lúc đó, mẹ sẽ cảm thấy bụng dưới thốn và nặng nề hơn. Cảm giác này ngày càng mãnh liệt khi ngày sinh càng đến gần. Mẹ cần siêu âm để biết ngôi thai ở vị trí thuận hay nghịch. Nếu ngôi thai không thuận, bé vẫn có thể sinh thường nhưng rất dễ mắc biến chứng nguy hiểm khi chào đời, thậm chí phải sinh mổ. Nếu bé ở vị trí ngôi ngược, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách xoay ngôi thai.

Mẹ có thể giúp thai nhi xoay chuyển ngôi thai theo những cách sau:

  • Giơ chân lên cao: Từ tuần 37, mẹ bầu nên thực hành tư thế này 3 lần/ ngày lúc đói bụng để tránh tình trạng trào ngược dạ dầy.
  • Chống chân: Thực hiện động tác này từ tuần 37 để giúp thay đổi ngôi thai dễ dàng.
  • Bơi lội: Hoạt động này không chỉ giúp mẹ thư giãn cơ bắp, giảm đau đơn trong thai kỳ mà còn giúp bé xoay chuyển đến vị trí thuận ngôi thai.
  • Tập luyện với bóng: Những bài tập xoay hông, mông với bóng hàng ngày cũng giúp bé yêu xoay chuyển về vị trí sinh nở dễ dàng.
  • Phương pháp nóng – lạnh: Mẹ dùng khăn mềm thấm nước lạnh rồi thoa lên bề mặt da bụng, sau đó vẫn chiếc khăn này mẹ lại thấm vào nước ấm nóng vừa phải rồi lại lau nhẹ trên bụng.
  • Cho bé nghe nhạc: Mẹ nên nói chuyện hàng ngày với bé, cho bé nghe nhạc ở vị trí bụng dưới và khuyến khích bé vận động. Khi đó, bé có thể xoay đầu để chuyển xuống gần chỗ có âm thanh hơn.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn. Bên cạnh các điều trên, để có quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng, mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ để có sức khỏe thật tốt. Vì vậy, mẹ nhớ uống các loại sữa như Dielac Mama để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu gồm DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp, chất xơ hòa tan – phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu Canxi. Đồng thời oligofructoso còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón trong trong thời kỳ mang thai. Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!

BS. Nguyễn Thu Vân

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk

 

Một số bài viết liên quan về mang thai:

Quá trình hình thành và phát triển thai nhi

Bà bầu mang thai nên uống sữa gì ?

Những điều bà bầu cần biết

Những món ăn tốt cho bà bầu