Thông Tin Dinh Dưỡng

BÍ QUYẾT DINH DƯỠNG GIÚP MẸ NHANH CHÓNG PHỤC HỒI SAU KHI SINH MỔ

Ngày đăng:

20/11/2016

Mặc dù không quá phức tạp, nhưng việc trải qua một ca phẫu thuật như sinh mổ luôn lấy đi của mẹ nhiều thời gian để hồi phục hơn so với sinh thường. Và có thể mất từ 3 – 6 tháng để mẹ hồi phục sau sinh. Trong quá trình này dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng như “chìa khóa”. Nắm giữ những bí quyết quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người sinh mổ sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh chóng và an toàn.

Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ

Khi cơ thể được cung cấp một lượng chất xơ từ các loại thực phẩm như đậu, bơ, súp lơ, rau chân vịt…, quá trình đi vệ sinh của mẹ không phải tốn sức nhiều mà sẽ nhẹ nhàng hơn giúp giảm những nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến miệng vết thương.

Cung cấp nhiều chất xơ giúp mẹ có quá trình đi vệ sinh nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng vết mổ

Cung cấp nhiều chất xơ giúp mẹ có quá trình đi vệ sinh nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng vết mổ

Thức ăn giúp kháng viêm

Những loại thức ăn có khả năng giảm viêm như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, các hồi,… sẽ giúp cho vết mổ không bị sưng tấy. Đặc biệt, mẹ cũng có thể sử dụng củ nghệ vì chứa chất kháng viêm curcumin và khả năng giúp phục hồi sau phẫu thuật.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp mẹ phục hồi sau khi mất máu đồng thời bảo đảm chất lượng và nguồn sữa cho bé yêu, rất quan trọng đối với cả sức khỏe của mẹ và của bé. Mẹ không nên chỉ ăn thứ mình thích mà cần chọn thức ăn đa dạng, bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất, bao gồm: thịt, hải sản, các loại ra quả như rau chân vịt, cam, quýt, đu đủ… Đồng thời không nên bỏ qua một nguồn dinh dưỡng lý tưởng các sản phẩm sữa cho mẹ như sữa Dielac Optimum Mama chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt giúp bổ máu, chất xơ hòa tan FOS giúp ngăn ngừa táo bón, các vitamin A,D,C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thêm vào đó, việc uống nhiều nước cũng là một yếu tố giúp vết mổ của mẹ chóng lành.

Mẹ sinh mổ nên bắt đầu ăn khi nào?

Sau khi sinh mổ khoảng 7h, mẹ bắt đầu có thể dùng các thức ăn thanh đạm như cháo loan, canh, sữa Dielac Optimum Mama,…Sau đó, mẹ có thể sử dụng chế độ ăn uống bình thường theo lộ trình từ thức ăn lỏng đến thức ăn đặc và lưu ý ăn từng chút một để tránh gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.

Mẹ sinh mổ nên tránh các loại thực phẩm nào?

Có một số thực phẩm mẹ cần hạn chế ăn vì chúng làm cho sẹo của vết mổ lâu mờ hoặc có khả năng làm tổn thương hệ tiêu hóa, bao gồm: rau muống, rau cải, các đồ cay nóng như ớt, tỏi, hành… Ngoài ra, đường và các thức ăn chứa chất béo bảo hòa mẹ cũng cần tránh xa vì có thể làm cho vết thương thêm sưng.

Trong thời gian phục hồi, mẹ cũng không nên khiến mình ở trạng thái lo lắng thái quá cho bé. Và cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu dưỡng chất mẹ còn cần được nghỉ ngơi, thư giãn và từ tuần thứ 2 sau khi sinh mẹ có thể tập luyện những bài tập nhẹ giúp mẹ phục hồi sức khỏe và lấy lại vóc dáng yêu kiều trước lúc mang thai.

BS. Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk