Thông Tin Dinh Dưỡng

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI - PHẦN 1: HỢP TỬ

Ngày đăng:

18/12/2017

Việc tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi luôn mang đến nhiều hào hứng và niềm vui cho mẹ bầu, nhất là với những mẹ lần đầu tiên chào đón bé cưng. Đầu tiên trong giai đoạn mang thai chính là quá trình hình thành hợp tử. Muốn biết thai nhi sẽ phát triển thế nào trong giai đoạn này, mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giai đoạn phát triển hợp tử là gì?

Hợp tử là đơn vị sống đầu tiên của bé yêu được hình thành sau khi tinh trùng gặp được trứng. Các hợp tử này có kích thước vô cùng nhỏ nhưng lại chứa toàn bộ thông tin chi tiết về ADN của bé cưng. Giai đoạn hợp tử này cũng được gọi là giai đoạn phát triển đầu tiên của bào thai.

Như vậy, mẹ đã biết hợp tử chính là trứng đã thụ tinh nhưng làm sao để tăng cơ hội thụ thai thành công:

  • Hãy canh ngày “vàng” rụng trứng: Trên thực tế, mặc dù tế bào trứng và tinh trùng có thể sống khoảng 24 – 36 tiếng thậm chí lâu hơn trong đường sinh dục, nhưng khả năng thụ tinh chỉ trong vòng 24 giờ đầu sau khi giao hợp. Nếu mẹ tính càng chính xác thời điểm rụng trứng thì cơ hội thụ thai sẽ càng cao.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ là vô cùng quan trọng, là quá trình nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi lại năng lượng cho những hoạt động hằng ngày. Do đó, mất ngủ vừa ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe vừa tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ quan sinh sản và khả năng thụ thai. Thế mới biết, việc chú ý chăm chút cho giấc ngủ ngay từ khi có kế hoạch mang thai là vô cùng quan trọng.
  • Đừng lơ là việc kiểm tra sức khỏe răng miệng. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia tại Úc vào năm 2011 cho thấy, bệnh lý tại nướu – lợi răng có thể cản trở quá trình thụ thai thành công.
  • Cả chồng và vợ đều phải kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý nếu không muốn ảnh hưởng đến khả năng có em bé. Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng khả năng giảm số lượng, chất lượng tinh trùng ở đàn ông cũng như khiến phụ nữ gặp rắc rối trong vấn đề rụng trứng và sự ổn định của chu kì kinh nguyệt. Vậy nên, bố mẹ tương lai cần ăn uống và tập luyện hợp lý để giữ cân nặng vừa phải giúp tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tập thể dục cường độ cao, nghĩa là luyện tập quá 5 giờ một tuần hoặc nhiều hơn.
  • Chú ý thay đổi vị trí để điện thoại hoặc hạn chế thời gian sử dụng điện thoại cá nhân vì sóng điện từ có thể ảnh hưởng đến lượng tinh trùng.

Nếu đã thực hiện hết những lưu ý trên, để biết được trứng đã thụ tinh thành công, mẹ hãy theo dõi những dấu hiệu mang thai sau nhé:

  • Đau tức ngực: Nếu ngực mẹ bỗng dưng có cảm giác ngứa ran, cứng và căng lên thì đó có thể là dấu hiệu một mầm non nhỏ đã xuất hiện trong bụng mẹ rồi đấy. Nguyên nhân của những cơn tức ngực này là do cơ thể thay đổi nội tiết tố khi tinh trùng gặp trứng thành công, tạo phôi thai và cấy vào tử cung mẹ. Triệu chứng này sẽ giảm dần và mẹ sẽ không còn khó chịu nữa sau một vài ngày. Tuy nhiên, mỗi cơ thể mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu khác nhau nên mẹ đừng quá lo nếu không thấy mình có triệu chứng này nhé.
  • Thân nhiệt nóng bất chợt: Một trong những dấu hiệu khác chứng tỏ trứng thụ tinh thành công chính là việc mẹ phải đón nhận cơn nóng bất chợt, khiến mẹ đỏ mặt, nóng bừng và đổ mồ hôi. Cơn nóng không mời này có thể kéo dài đến 50 phút, chúng cũng có thể xuất hiện đồng thời với tình trạng ngực căng hoặc chuột rút.
  • m đạo ra máu: Không phải luôn luôn đúng nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu thụ thai phổ biến và rõ ràng nhất. Sở dĩ có hiện tượng này là do lớp niêm mạc tử cung vốn rất giàu dưỡng chất và nhiều máu sẽ bị bong tróc một phần sau khi trứng thụ tinh được cấy vào thành tử cung, gây ra hiện tượng chảy máu hay còn gọi là máu báo. Do thời gian xuất hiện máu báo thường gần với ngày hành kinh của chu kỳ kế tiếp, nên khá nhiều phụ nữ nhầm lẫn giữa hiện tượng này với máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể phân biệt hai tượng này qua vài sự khác biệt nhất định, chẳng hạn như: máu báo thường có màu sẫm và có xu hướng chuyển sang nâu đậm thay cho máu tươi đỏ như máu kinh; lượng máu báo thai cũng ít hơn máu kinh rất nhiều, thường chỉ vài giọt là ngưng hoặc cũng có thể kéo dài cả ngày nhưng với lượng máu rất ít.
  • Mệt mỏi: Nếu thường ngày mẹ luôn tràn đầy năng lượng, nhưng đột nhiên một ngày nọ, mẹ bỗng thấy mệt mỏi mà không biết lý do thì có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu. Thủ phạm chính là quá trình tiết hormone progesterone trong thai kỳ làm cho mẹ bị kiệt sức. Hầu hết tất cả mẹ bầu khi mới mang thai đều phải chịu đựng những cơn mệt mỏi, sau đó là những triệu chứng đi kèm khác.
  • Thay đổi màu sắc “nhũ hoa”: Trong thai kỳ, ngực của mẹ rất nhạy cảm và nếu quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều thay đổi khác so với bình thường. Không chỉ có cảm giác đau, căng và cứng hơn, màu sắc “nhũ hoa” khi thụ thai thành công thường chuyển từ màu hồng nhẹ sang màu sẫm hơn cùng với những đường gân màu xanh (tỉnh mạch) trên vòm ngực.
  • Đau dụng: Triệu chứng này thường xuất hiện kèm với máu âm đạo do tử cung lúc này đang điều chỉnh để có thể thích nghi với sự có mặt của bào thai. Cơn đau bụng khi thụ tinh thành công gần giống với cảm giác đau bụng khi hành kinh nhưng nhẹ hơn rất nhiều, bao gồm cả những cơn đau nhẹ ở vùng bụng dưới và lưng, có thể kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Tuy đây là dấu hiệu bình thường nhưng mẹ cũng nên cẩn thận vì nếu đau với mức độ nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe có vấn đề. Nếu đau bụng kéo dài và xuất hiện thêm cơn đau dữ dội ở một bên hông, mẹ cần đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
  • Buồn đi vệ sinh liên tục: Bất chợt thời điểm này, tần suất đi vệ sinh của mẹ bỗng nhiều hơn trước. Đó có thể là do phôi thai đã cấy thành công vào thành tử cung và bắt đầu tiết ra lượng HCG khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn. Không chỉ trong thời điểm mới mang thai, triệu chứng này sẽ còn tiếp diễn suốt thai kỳ.
  • Ốm nghén: Sự thay đổi về hormone trong cơ thể có thể khiến mẹ cảm thấy đói, thèm ăn ở những tuần thai đầu tiên. Cùng với đó, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị xung quanh, dường như bất cứ mùi gì cũng có thể làm mẹ khó chịu, nặng hơn nữa còn mang lại cho mẹ cảm giác buồn nôn, nôn ọe do nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên.

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất

Những thay đổi của mẹ trong các giai đoạn phát triển của thai nhi

Lúc này, cơ thể mẹ chắc chắn là không có gì đặc biệt so với bình thường vì thai nhi thực chất vẫn chưa hình thành. Tuy nhiên, mẹ hãy bắt đầu bổ sung các dưỡng chất, đặc biệt là acid folic, khoảng 600mcg axit folic mỗi ngày để phòng ngừa nguy cơ thai nhi mắc khuyết tật ống thần kinh.

Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic từ các loại rau có màu xanh đậm để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh nhé!

Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic từ các loại rau có màu xanh đậm để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh nhé!

 

Ngay từ lúc này, mẹ hãy giữ gìn sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục đều đặn. Hãy đi khám sức khỏe để đảm bảo mẹ có thể lực đủ tốt cho 9 tháng 10 ngày sắp tới. Tất nhiên là mẹ cần bỏ thuốc lá và các chất kích thích khác như rượu bia…

Nếu bị bệnh, mẹ hãy cố gắng trong dùng thuốc trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ nha vì một số dưỡng chất có thể không tốt cho thai nhi trong những tuần đầu tiên.

Sẽ không muộn khi đây là lúc mẹ tập thói quen uống sữa bầu. Hãy chọn một loại sữa bầu giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và bé cưng phát triển toàn diện.

Một gợi ý cho mẹ chính là sữa bầu Optimum Mama Gold với hương vị Vani thơm ngon, thay thế bữa ăn phụ, bổ sung DHA, Canxi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu, bổ sung cho chế độ ăn thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng, giúp duy trì sức khoẻ của bà mẹ trước và sau khi sinh.

Các công dụng của Optimum Mama Gold với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển thai nhi:

  • Kết hợp hệ men vi sinh BB-12TM & LGGTM, Chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC FOS và Inulin giúp tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá, tăng khả năng hấp thu các khoáng chất cho mẹ, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, giúp nhuận trường và giảm tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ.
  • Hỗ trợ hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi, ngăn ngừa loãng xương ở mẹ với hàm lượng canxi cao kết hợp với vitamin D3, phốt pho …
  • Cung cấp lượng DHA theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), FAO * cho bà mẹ mang thai, kết hợp với Cholin, Iốt giúp phát triển não bộ của thai nhi. Đáp ứng 100% nhu cầu Axít Folic theo nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, giúp phòng ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ với các vitamin A,C,D3 cùng Kẽm, Selen
  • Giúp giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong suốt thai kỳ

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp mẹ hiểu hơn về các giai đoạn phát triển của thai nhi.

Để sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra suôn sẻ và bình thường, mẹ bầu cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ chất, đồng thời dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên vận động và thực hành các bài tập thai giáo. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ nhé!

 

Đọc thêm:

Sự phát triển của thai nhi theo tuần

Thật kỳ diệu khi giờ đây, mẹ đang mang trong mình một mầm non nhỏ lớn lên từng ngày. Đã bao giờ mẹ tự hỏi lúc này bé cưng đang phát triển ra sao không nhỉ? Mời mẹ cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần nhé!

Sữa bà bầu Dielac Mama Gold

Sữa bầu Dielac Mama Gold với hệ dưỡng chất dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu và hỗ trợ sự hình thành, phát triển của thai nhi tốt nhất. Mời mẹ cùng tìm hiểu ngay hệ dưỡng chất đặc biệt của sữa bầu Dielac Mama Gold trong bài viết này nhé.