Thông Tin Dinh Dưỡng

CÁCH PHÒNG TRÁNH & ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI THƯỜNG GẶP Ở EM BÉ

Ngày đăng:

28/12/2016

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở bé cả 4 mùa trong năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về điều trị và giúp mẹ phòng tránh bệnh viêm phổi cho bé yêu. Viêm phổi là viêm nhu mô phổi. Tổn thương lan tỏa các phế quản, tiểu phế quản, phế nang.

Niêm mạc hô hấp bị viêm, phù nề và xuất tiết nhiều; lòng phế quản chứa đầy chất xuất tiết và tế bào viêm, cản trở thông khí. Viêm phổi bao gồm viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, áp xe phổi. Trong các bệnh vừa kể, viêm phế quản phổi chiếm tỉ lệ 80% các trường hợp của viêm phổi, do đó người ta thường dùng từ viêm phổi để chỉ bệnh viêm phế quản phổi.

Phân loại: có 3 cách phân loại viêm phổi:

+ Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh: đây là cách phân loại theo chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI), được áp dụng tại các tuyến y tế xã phường. Phân loại này bao gồm: Bệnh rất nặng, Viêm phổi nặng, Viêm phổi, Không viêm phổi.

+ Dựa vào nguyên nhân gây bệnh: căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, người ta phân biệt viêm phổi do Phế cầu, viêm phổi do Tụ cầu, viêm phổi do H. Influenza, viêm phổi do virus…

+ Dựa vào tổn thương cơ thể bệnh lý: căn cứ vào mức độ và vị trí tổn thương, nguời ta chia ra viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, viêm phổi kẽ.

Yếu tố thuận lợi:

 Hoàn cảnh kinh tế – xã hội thấp.

 Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh

 Cha, mẹ hút thuốc lá, khói bụi trong nhà

 Sinh non tháng, sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng, sởi, thiếu vitamin A.

 Thời tiết: lạnh, bé có thể bị nhiểm lạnh trong các trường hợp:

o Bé bị nhiễm lạnh do ngâm nước quá lâu

o Bé thường xuyên ăn đồ lạnh

o Bé bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vùng lưng nhưng không được làm khô người đúng cách

o Thay đổi thời tiết đột ngột

o Nằm điều hòa nhiều, bé dễ bị nóng lạnh đột ngột do chênh lệch cao về nhiệt độ giữa trong nhà và bên ngoài

o Bé tắm ngay sau khi chơi mà chưa lau khô mồ hôi

o Bé tiếp xúc nhiều giờ với nắng, gió

 Không biết cách chăm sóc trẻ

 Bé bị lây bệnh từ người khác Yếu tố nguy cơ gây viêm phổi tái phát

 Bất thường sản xuất kháng thể (không có gamma globulin trong máu) hoặc bạch cầu đa nhân.

 Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải

 Bệnh xơ nang.

 Dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp

 Dãn phế quản bẩm sinh.

 Bất động lông chuyển

 Dò khí – thực quản.

 Trào ngược dạ dày – thực quản

 Tăng lưu lượng máu lên phổi: tim bẩm sinh có shunt trái phải.

 Mất phản xạ ho: hôn mê, bại não, …

– Chấn thương, gây mê, hít là các yếu tố thúc đẩy viêm phổi

Nguyên nhân gây viêm phổi

1. Do vi sinh:

Vi rus

Đây là nguyên nhân ưu thế gây viêm phế quản phổi ở trẻ em. Lây truyền có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các giọt chất tiết lớn hoặc các hạt khí dung. Virus chiếm 80-85% nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em Mỹ, chủ yếu là virus đường hô hấp: virus hô hấp hợp bào (RSV), á cúm, cúm có thể gây dịch; Adenovirus và Picornavirus rải rác quanh năm.

Vi khuẩn:

Streptococcus pneumoniae

Trực khuẩn Gram âm

Chlamydia trachomatis

Ureaplasma urealyticum

Bordetella pertussis

Hemophilus influenzae

Staphylococcus aureus

Mycoplasma pneumoniae

Chlamydia trachomatis

 Trẻ nằm viện kéo dài hoặc suy giảm miễn dịch:

Moraxella catarrhalis

Hemophilus influenzae không phân týp

Legionella

Klebsiella pneumoniae

Candida albicans

Pneumocystic carinii (AIDS)

2. Không do vi sinh:

o Hít, sặc: thức ăn, dịch vị, dị vật, dầu hôi

o Quá mẫn

o Thuốc, chất phóng xạ.

Chẩn đoán viêm phổi: dựa vào khám lâm sàng (thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran, hội chứng đông đặc, hội chứng 3 giảm…) và xét nghiệm: công thức máu, X quang. Có thể làm thêm các xét nghiệm hình ảnh khác như siêu âm ngực (đánh giá dịch màng phổi và cử động cơ hoành), CT hoặc chụp cộng hưởng từ (xác định chính xác vị trí và độ nặng của các bất thường trong phổi: áp xe, bóng khí, khối u, …) Diễn tiến của Viêm phế quản phổi ở trẻ em thường tốt, bệnh khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị. Nhưng nếu chẩn đoán muộn và điều trị không kịp thời, không đúng, nhất là đối với trẻ dưới 12 tháng thì tỉ lệ tử vong rất cao.

Dấu hiệu bé bị viêm phổi nặng

Bé bị sốt cao trên 39 độ trên 3 ngày.

Bé khó thở hoặc thở nhanh, nhịp thở trên 60 lần/ phút

Bé bị tím tái mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại.

Phản ứng tiếp xúc kém, bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ.

Lồng ngực co lõm vào khi bé thở.

Ho khan sau đó chuyển sang ho có đờm (màu xanh hoặc vàng)

Tức ngực: Tức ở 1 vùng quanh ngực, tăng dần sau khi ho

Bé bỏ ăn, bỏ bú, co giật hoặc ngủ li bì

Sốt cao từ 39 độ trên 3 ngày là dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Phòng tránh viêm phổi cho bé

Quản lý tốt thai nghén để tránh đẻ non, đẻ yếu.

Tổ chức cuộc đẻ an toàn, tránh tai biến.

Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi bé 2 tuổi để bé có sức đề kháng khỏe mạnh Hạn chế cho bé ăn, uống đồ lạnh

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé, bổ sung vitamin A đầy đủ.

Hạn chế cho bé nằm điều hòa trong thời gian dài

Cho bé chơi trong phòng thoáng gió để tránh ra mồ hôi

Lau khô mồ hôi cho bé sau khi chơi và trước khi tắm cho bé

Cho bé mặc quần áo rộng rãi, có độ thấm hút tốt để thấm mồ hôi

Không để bé chơi gần nơi nhiều khói, bụi. Bố mẹ không được hút thuốc lá trong buồng có trẻ.Vệ sinh nhà cửa thông thoáng: ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Không cho bé tắm, ngâm nước quá lâu

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho bé

Cách ly bé với những người bị nhiễm cúm, lao phổi để tránh nguy cơ bị lây nhiễm

Điều trị bệnh viêm phổi cho bé sơ sinh

Nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, đặc biệt khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm như co giật, sốt cao, co lõm lồng ngực khi thở, thở khò khè

Sử dụng kháng sinh phù hợp với bé, kết hợp thuốc hỗ trợ các rối loạn đi kèm: hạ sốt, giảm đau, long đờm, dãn phế quản …theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị biến chứng( nếu có):

o Màng phổi: chọc dò, dẫn lưu màng phổi.

o Rối loạn thăng bằng kiềm toan: điều chỉnh rối loạn.

o Suy tim: dãn mạch. trợ tim.

Mẹ cần tăng cường cho bé bú và ăn dặm đủ chất, đều đặn kể cả khi đang bệnh. Sau khi bé khỏi, cần bồi dưỡng cho bé mau hồi phục. Mẹ nên thông thoáng mũi cho bé để bé có thể bú, ăn dễ dàng hơn. Cho bé uống nhiều nước hoặc tăng cường cho bé bú để cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho. Lau sạch mũi nếu mũi bị tắc do sẽ làm cản trở trẻ ăn hoặc bú.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ phòng bệnh viêm phổi hiệu quả cho bé. Mẹ nên nhớ nếu bé có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch càng khỏe thì bé càng ít có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn dặm đủ chất và sữa mẹ, mẹ nên cho bé uống các loại sữa như Optimum Gold bổ sung đạm Whey giàu Alpha Lactabumin giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu, tăng cân tốt , đồng thời sản phẩm có bổ sung Nucleotic giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hoặc DA Gold và Dielac Alpla với sữa non Cholostrum giúp tăng sức đề kháng cho bé yêu.