Xin hỏi bác sĩ, bé nhà tôi được 4 tháng, gần đây bé rất ít đi ngoài, khoảng 1 lần/ tuần. Vậy có phải bé đã bị táo bón rồi không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Chào Mẹ,
Thực trạng của bé là đã có tình trạng táo bón rồi nhé mẹ.
Hầu như mẹ nào cũng biết táo bón là một vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở các bé. Mẹ nào cũng thấy táo bón gây ra vô số những vấn đề phiền phức khác cho cả mẹ và bé. Nhưng rất ít trong số các mẹ “định nghĩa” được căn bệnh này một cách khoa học. Việc này là cần thiết, vì có hiểu về táo bón một cách khoa học mới giúp mẹ biết cách trị táo bón cho trẻ một cách khoa học.
Mẹ có thể hiểu, táo bón là vấn đề về xảy ra ở giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa. Đó là tình trạng phân di chuyển chậm, khó di chuyển trong ruột già. Do bị thiếu nước nên phân cứng lại, hình thành những viên nhỏ, rắn, sẫm màu. Táo bón gây khó khăn cho bé trong việc đi đại tiện, làm bé cảm thấy đau đớn, khó chịu, thậm chí là sợ hãi vì bị chảy máu, đau rát.
Có hai loại táo bón là táo bón cơ năng (do chế độ ăn uống ít chất xơ, thiếu nước, cố tình nhịn…gây ra) và táo bón thực thể (do các bệnh như phình đại tràng, nứt ống hậu môn,…gây ra).
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón
Táo bón có thể xảy ra ở bất cứ em bé sơ sinh nào và ở bất cứ tháng tuổi nào. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở các bé. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản mà mẹ cần chú ý:
Ngoài ra, những tổn thương thực thể đường tiêu hóa cũng khiến bé bị táo bón. Tuy nguyên nhân này chỉ chiếm khoảng 5% số ca gây táo bón ở bé sơ sinh nhưng cũng không thể loại trừ nó ra khỏi danh sách những lý do gây ra chứng táo bón ở trẻ. Ngoài ra các dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng, nứt hậu môn…cũng khiến bé bị táo bón.
Táo bón là trường hợp bé đi ngoài khó khăn, 3 – 5 ngày mới đi một lần
Khi đã tìm ra nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị táo bón, mẹ có thể lựa chọn giải cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh. Khi bé bú mẹ mà bị táo bón, mẹ vẫn nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ. Lúc này, mẹ cần uống nhiều nước hơn mỗi ngày, ít nhất 2 lít/ngày. Việc ăn thêm nhiều rau xanh, sữa chua và quả chín có tính chất nhuận tràng cũng rất cần thiết. Đồng thời mẹ cần hạn chế đồ cay nóng, giảm lượng canxi, sắt bổ sung vào cơ thể hàng ngày là cách chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh.
Mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước để bổ sung đủ lượng nước cần thiết hàng ngày cho bé. Vậy như thế nào là dủ lượng?
Cho bé uống nhiều nước: bé dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn khi bị táo bón cần tăng số lần cho bú, mẹ uống thêm nhiều nước và cân chỉnh khẩu phần hơp lý. Bé bắt đầu ăn dặm cần uống 200 – 300ml nước/ ngày, bé sau 1 tuổi cần uống khoảng 40 – 50ml/kg cân nặng/ngày. Khi bé đã 10 tuổi trở lên, cần 1500 – 2500ml nước/ngày tùy thể trạng, giống như người lớn là con số lý tưởng để hệ tiêu hóa bé khỏe mạnh.
Trường hợp bé uống sữa ngoài và bé bị táo bón phải làm sao? Khi đó, mẹ nên đổi cho bé sang loại sữa khác, đầy đủ chất dinh dưỡng và có bổ sung chất xơ tiêu hóa FOS. Mẹ cũng cần pha sữa đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất như pha với nước ấm, không pha với nước cơm, nước cháo, nước trái cây. Đồng thời, mẹ cũng cần xoa bụng đồng thời với “xi” cho bé đại tiện hàng ngày đúng giờ.
Với các bé ăn dặm bị táo bón, mẹ cần cho bé ăn dặm từ từ để bé làm quen với thức ăn dặm từ loãng đến đặc dần. Mẹ cũng nhớ cho bé uống thêm nước lọc, nước trái cây như lê, mận, táo, sinh tố hoa quả. Cho bé ăn các loại rau, củ, quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, củ khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi…cũng là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Và mẹ cũng nên loại khỏi thực đơn của bé những loại quả có vị chát như ổi, hồng xiêm cùng các loại bánh kẹo và đồ uống có ga vì chúng không hề có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn của bé.
Mẹ cũng có thể chữa táo bón cho bé bằng cách massage bụng cho bé. Mẹ làm theo cách xoa bụng từ phải sang trái ở đúng vị trí khung đại tràng khoảng 3 – 4 lần sau khi ăn 1 giờ. Việc này giúp tăng nhu động ruột cho bé, giúp phân mềm hơn và bé dễ “đi” hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên “tập thể dục” cho bé bằng những bài tập đơn giản như bài tập đạp xe.
Để việc chữa táo bón cho bé hiệu quả nhất, ngoài những việc nên làm, mẹ cũng nên lưu ý những việc KHÔNG nên làm dưới đây nhé!
– Mẹ không nên tùy tiện sử dụng những loại thuốc, men tiêu hóa mới mong muốn sớm chám dứt tình trạng táo bón ở bé mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Việc này nguy hiểm trước hết ở việc mẹ mua nhầm những loại thuốc không đảm bảo, trôi nổi ngoài thị trường. Thứ hai là sử dụng men hoặc thuốc tiêu hóa lâu ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị phụ thuộc vào những enzyme bổ sung. Cơ thể sẽ mất đi cơ chế tự sản sinh enzyme tiêu hóa.
– Các loại thuốc thụt, thuốc xổ chỉ nên dùng trong những trường hợp bất đắc dĩ khi việc táo bón làm bé đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên và mẹ tuyệt đối không được làm dụng. Cũng giống như hậu quả của việc sử dụng bừa bãi men tiêu hóa, các cơ hậu môn sẽ mất đi phản xạ tự giãn nở khi cơ thể có nhu cầu đào thải chất cặn bã và bị phụ thuộc vào các loại thuốc xổ, thuốc thụt. Dù chưa biết bé bị táo bón phải làm sao mẹ cũng không nên lạm dụng cách này nhé!
Nếu dùng các dụng cụ thụt hậu môn, mẹ rất dễ gây tổn thương dẫn đến chảy máu, đau đớn, nhiễm trùng hậu môn. Việc này làm bé càng sợ hãi và dễ dẫn đến viện “nhịn” khi có nhu cầu. Khi đó, tình trạng táo bón không bao giờ được chữa một cách dứt điểm.
Cho trẻ ăn nhiều hoa quả trái cây để giảm tình trạng táo bón
Hy vọng những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh trên đây sẽ có ích với bé yêu của mẹ, giúp bé đại tiện dễ dàng và tiêu hóa tốt hơn.
Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!
Trường hợp mẹ bị ít sữa, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp cải thiện nguồn sữa cho bé: Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sữa, kém sữa, mất sữa ở bà mẹ sau sinh và cho con bú, một trong các nguyên nhân chính là do các chứng bệnh trầm cảm, tim mạch, thiếu máu… làm cơ thể suy yếu, không đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra sữa, hoặc nếu có thì sữa cũng không đạt chất lượng. Hoặc cũng có thể bạn ít sữa là do suy sụp tinh thần, ăn uống không đủ, không thường xuyên cho con bú… Biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng ít sữa cho bé bú:
Nếu đã thực hiện những điều trên mà sữa vẫn không đủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng sữa bột thích hợp. |