Thông Tin Dinh Dưỡng

CHUẨN BỊ TỐT TÂM LÝ CHO MẸ VÀ BÉ TRONG BA THÁNG CUỐI CỦA THAI KỲ

Ngày đăng:

05/07/2016

Dù là mang thai con đầu lòng hay thứ hai, thứ ba chăng nữa, thì chín tháng mang thai với mẹ luôn mà một hành trình được ngóng từng ngày và bất kỳ giai đoạn nào cũng vô cùng quan trọng đối với cả hai mẹ con. Đến 3 tháng cuối của thai kỳ (còn gọi là tam cá nguyệt thứ 3), khi mà ngày bé ra đời đang đến gần mẹ vẫn cần phải luôn lưu ý và có những bước chuẩn bị về cả tâm lý cũng như sức khỏe để sẵn sàng cho bé ra đời thuận lợi nhất. Mẹ đã biết rõ mình cần phải điều chỉnh tâm lý và bảo vệ sức khỏe hai mẹ con như thế nào chưa?

Chuyển biến trong tâm lý của mẹ

Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ, em bé tiếp tục phát triển hoàn thiện và việc nuôi dưỡng bé ảnh hưởng đến mẹ nhiều hơn khiến mẹ dễ mệt mỏi. Sức khỏe không tốt là nguyên nhân khiến nhiều lúc tâm trạng của mẹ không được “tươi sáng” cho lắm.

Ngoài ra, việc gần đến ngày chuyển dạ vừa khiến mẹ hồi hộp, mong ngóng vừa tạo nên một chút áp lực vô hình, nhất là đối với những mẹ mang thai con đầu lòng. Người thân, bạn bè và bác sĩ sẽ luôn khuyên mẹ nên an tâm, giữ cảm xúc được thăng bằng nhưng đôi khi khó mà kiểm soát được cảm xúc trước sự pha trộn của niềm mong chờ và sự lo lắng cho tương lai. Những lúc thế này mẹ cần dành thời gian rà soát lại kế hoạch của mình cùng với người thân để trấn an bản thân rằng mình đã chuẩn bị tốt cho ngày đó, tin tưởng vào bác sĩ, tin tưởng việc mình duy trì khám thai định kì sẽ đảm bảo luôn phản ứng kịp thời nếu có tình huống bất lợi xảy ra cho bé.

Thêm vào đó, những lúc tâm trạng bất ổn, mẹ nên dành thời gian để trò chuyện, thư giãn, đọc những quyển sách nhẹ nhàng và nghe nhiều những đoạn nhạc giúp ổn định cảm xúc. Trong thời gian này, bé đang dần phát triển các giác quan, nên việc mẹ nghe nhạc mang lại lợi ích cho cả mẹ, cả con đó. Ba mẹ còn được khuyến khích nên nói chuyện và giao tiếp với bé nhiều hơn không chỉ giúp bé có thể rèn luyện các giác quan của mình mà còn thắt chặt sợi dây tình cảm của ba mẹ đối với bé.

Có cần quá lo lắng nếu ngôi thai chưa đúng ở tháng thứ 7 thai kỳ?

Bé ở giai đoạn này đã phát triển đầy đủ hệ thống tiêu hóa, thận và hô hấp, đồng thời ngoại hình cũng được “chăm chút” hơn khi móng tay, lông mi, lông mày, tóc cũng đang hình thành. Mẹ có thể thấy bé cử động thoi, đạp nhiều hơn và rõ ràng hơn do bé đang lớn lên và tử cung trở nên chật hẹp hơn với bé, thậm chí có lúc có thể nhìn thấy cả dấu chân bé đang đạp trên bụng mẹ.

Khi đi khám ở tháng thứ 7, mẹ có thể nhìn thấy được bé đang trong quá trình xoay mình tạo đến các ngôi thai. Tuy nhiên, quá trình này vẫn đang tiếp tục nên nếu mẹ thấy thời điểm này bé chưa vào vị trí ngôi thai đúng là đầu hướng xuống cổ tử cung mà vẫn đang ở các dạng ngôi thai như: ngôi ngang (lưng quay xuống cổ tử cung), ngôi mông ( chân quay xuống cổ tử cung) thì cũng đừng vội bất an.

Những thay đổi bình thường ở mẹ trong ba tháng cuối

Nhắc lại một lần nữa, rằng việc mẹ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hơn, khó thở, thiếu ngủ hoặc đau lưng trong giai đoạn ba tháng cuối không hăn là do bất thường của thai nhi mà vì sự phát triển bình thường của bé và vì kích cỡ của bụng bầu nhô cao khiến cơ thể nặng nề hơn. Đồng thời, do sự chèn ép của bé lên bàng quang, thực quản,… mẹ phải đi tiểu nhiều hơn, dễ bị ợ hơi, khó tiêu.

Cơ thể mẹ cũng thực hiện nhiều bước chuẩn bị thiết thực cho ngày bé chào đời như, dịch âm đạo ngả vàng và ra nhiều hơn bình thường do phải bôi trơn chuẩn bị đường ra cho ngày quan trọng, núm vú của mẹ bắt đầu được bảo vệ bởi dầu nội tiết có tác dụng chống vi khuẩn.

Trên cơ thể mẹ xuất hiện các dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch với các vết màu tím hoặc xanh. Giãn tĩnh mạch khi mang thai hưởng nhiều nhất đến khu vực chân, trực trạng và âm hộ dẫn đến gây ngứa và đau khi mẹ và ba sinh hoạt vợ chồng. Để kiểm soát tốt hơn triệu chứng này, mẹ cần hạn chế ăn các thức ăn cay nóng, hạn chế tắm nước nóng, không nên đứng lâu mà cần vận động chân để máu lưu thông tốt, nằm nghiêng bên trái khi đi ngủ…

Việc hình dáng bụng bầu của mẹ không giống hệt như bụng bầu của bạn mẹ, chị em của mẹ lúc mang thai cũng không phải là vấn đề cần phải bận tâm vì đó là do sự tăng trưởng của bé và thể trạng của các mẹ khác nhau.

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ, giúp mẹ bầu hạn chế chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ, giúp mẹ bầu hạn chế chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai

Nên trao đổi với bác sĩ ngay nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu này

Gặp phải phù nề, sưng ở mắt cá, bàn chân… cũng được xem là một hiện tượng bình thường ở mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ, song nếu các dấu hiệu xảy ra nhanh, đột ngột thì mẹ lại cần được kiểm tra, thăm khám vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh thận.

Theo thống kê, có từ 6% – 8% các mẹ có nguy cơ mắc phải chứng tiền sản giật trong 3 tháng cuối thai kỳ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như làm tổn thương gan, thận, gây xuất huyết ở mẹ và khiến bé chậm phát triển, thậm chí chết lưu… Vì vậy, cần cực kỳ cẩn trọng với các dấu hiệu có thể coi là của tiền sản giật như sau:

  • Sưng phù bàn chân kết hợp với các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Tăng cân nhanh chóng từ 1-2 kg trong vòng 1 tuần.
  • Đau bụng dữ dội đi kèm với đau lưng, vai.
  • Buồn nôn dữ dội ở những tháng cuối thai kỳ.
  • Mắt bị hoa, nhìn kém, nổ đom đóm mắt.

Ngoài ra, mẹ cần nhớ, dù mọi việc đều diễn ra bình thường thì cũng không được lơ là đối với việc kiểm tra định kỳ để chủ động đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn về tiểu đường thai nhi, tăng huyết áp, vấn đề về lượng nước ối…

Hai phần ba chặng đường đã đi qua, lúc này mẹ đã có thể bắt tay vào chuẩn bị những vật dụng cho ngày sinh nở, đồng thời ôn lại hoặc tiến hành tập luyện các bài tập nhỏ giúp thư giãn và hỗ trợ cho quá trình sinh nở được rồi đấy mẹ ơi. Bên cạnh đó, mẹ nhớ uống các loại sữa như Optimum Mama để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé cưng mẹ nhen. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, Optimum Mama còn chứa chất xơ hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ. Chúc mẹ cùng bé trải qua thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!

Bác sỹ Nguyễn Thu Vân

Trung tâm Dinh dưỡng VNM