Thông Tin Dinh Dưỡng

MẸO CHỮA NÔN TRỚ Ở TRẺ SƠ SINH HIỆU QUẢ BỐ MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT

Ngày đăng:

16/11/2017

Nôn trớ là tình trạng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Đây là tình trạng rất thường gặp ở các bé sơ sinh do lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Tuy nhiên, dù nôn trớ ít hay nhiều, các bé đều phải chịu những cơn mệt mỏi nên thường quấy khóc, bỏ bữa bú hoặc ăn sau mỗi lần nôn. Vậy nên, mẹ cần tìm hiểu những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh dưới đây để khắc phục cho bé.

Những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cần biết rằng bé có thể bị nôn trớ do các bệnh lý về tiêu hóa hay đường ruột. Khi đó, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trường hợp bé nôn trớ không phải do bệnh, bé nôn trớ sinh lý, có nhưng đặc điểm như: không nôn trớ nhiều, không nôn vọt, bé chỉ nôn ra thức ăn lỏng , sau nôn trớ bé vẫn vui vẻ, bú bình thường, bé vẫn phát triển thể chất và tinh thần bình thường, mẹ có thể tham khảo các mẹo chữa trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh sau đây:

  • Cho bé bú đúng cách để giảm tình trạng nôn trớ

Khi cho bé bú, mẹ nên cho bú bầu vú bên trái trước vì lúc này lượng sữa trong dạ dày còn ít, bé có thể nằm nghiêng phải. Sau đó, mẹ mới chuyển bé sang bú bầu bên phải. Cách này sẽ giúp sữa dễ dàng di chuyển xuống dạ dày mà không khiến bé nôn hay ọc sữa ra ngoài…

Trường hợp cho bé bú bình, mẹ cần chú ý luôn để đầu núm vú của bình luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.

Mẹ nên canh thời gian khi cho bé bú, trung bình 15-20 phút là đủ, Thời gian cho bé bú không nên quá 30 phút để tránh bé nuốt phải hơi vào dạ dày.Khi bé bú, mẹ không nên để bé quấy khóc hay cười giỡn vì cả hai đều khiến bé nuốt nhiều hơi, làm căng dạ dày dễ dẫn đến nôn trớ.

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ cũng là mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Quá no sẽ làm dạ dày bé bị căng lên, khiến thức ăn dễ trào ra ngoài. Vì vậy, để giảm số lần nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn thành nhiều bữa, tuyệt đối không ép bé ăn khi bé đã có biểu hiện từ chối. Khoảng cách giữa các bữa ăn hay cữ bú nên giữ ở mức 2 – 4 giờ. Mỗi khi cho bé thử những thức ăn mới, mẹ càng nên chia nhỏ và cho bé ăn với lượng tăng dần để bé dần thích nghi.

 

Để bé giảm nôn trớ, mẹ nên tránh không cho bé bú hay ăn quá no nhé

Để bé giảm nôn trớ, mẹ nên tránh không cho bé bú hay ăn quá no nhé

  • Nới lỏng quần áo

Mặc quần áo hoặc quấn tã, bỉm quá chật sẽ chèn ép thành bụng và dạ dày của bé, nên dễ dồn nén, đẩy thức ăn ngược lên. Vậy nên, mẹ hãy cho bé mặc càng thoáng càng tốt, nhớ nới lỏng quần áo khu vực quanh bụng mỗi khi cho bé ăn hoặc bú.

  • Giữ chuẩn tư thế sau khi bú/ăn

Khi cho bé bú, mẹ tuyệt đối không nên để bé ở tư thế nằm vì dễ bị sặc, trớ sữa. Thay vào đó, mẹ nên cho bé bú trong tư thế cao đầu.

Khi đã cho bú hoặc ăn xong, mẹ không nên để bé nằm ngay mà nên bế bé ở tư thế giữ cao đầu trong 15-20 phút, đồng thời tiến hành vỗ lưng cho bé ợ hơi. Sau khi bé đã ợ, mẹ mới đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. mẹ cũng nhớ không nên để bé thay đổi tư thế đột ngột ngay sau khi bú/ăn, không chọc bé cười lớn.

Mong rằng với những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh trên đây, bé của mẹ sẽ không còn nôn trớ, ăn uống khỏe mạnh và tiêu hóa tốt để phát triển toàn diện.

 

 

Đọc thêm:

Mách mẹ mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là triệu chứng rất thường gặp ở bé sơ sinh, có biểu hiện là thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ nhiều có thể khiến bé biếng ăn, từ đó dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng. Vậy mời mẹ đọc ngay bài viết sau để khám phá mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhé!

Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh có kèm đờm phải làm sao?

Mẹ biết rằng nôn trớ có thể là hiện tượng bình thường và sẽ hết khi bé lớn nhưng nếu bé nôn trớ có kèm thêm đờm nhớt thì sao? Liệu có phải là do bé mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hay một chứng bệnh nào khác hay không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh có kèm theo đờm mẹ nhé!

Giúp mẹ phòng tránh và điều trị cho bé nôn trớ

Rất khó để phân biệt nôn trớ vì chúng có biểu hiện gần giống nhau. Trớ là hiện tượng một lượng thức ăn bị trào khỏi miệng ngay sau hoặc trong bữa ăn. Nôn là hiện tượng sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng khiến thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài. Nôn trớ là hiện tượng rất phổ biến ở các bé sơ sinh.

Bí kíp giảm nôn trớ cho bé

Nôn trớ là tình trạng thức ăn từ dạ dày chảy ngược qua thực quản ra ngoài miệng thường gặp ở các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau mỗi lần nôn trớ, bé thường mệt mỏi, quấy khóc làm mẹ vô cùng căng thẳng. Vậy làm sao để hạn chế những cơn nôn trớ ở bé?

Có bình thường không khi trẻ sơ sinh nôn trớ

Nôn trớ là triệu chứng rất thường gặp ở bé sơ sinh, có khi đó chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu bất thường, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy mời mẹ đọc ngay bài viết sau để biết được khi nào là nôn trớ bình thường và bất thường cũng như khám phá mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhé!

Thế nào là nôn trớ và nguyên nhân

Bé thường trớ ra một ít sữa mỗi khi bú xong làm mẹ rất lo lắng. Đây là biểu hiện gì và bé có đang bị bệnh hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của mẹ về hiện tượng này.

Những bệnh lí thường gặp ở trẻ sinh non những năm đầu đời

Sinh non thường khiến trẻ vừa chào đời đã gặp phải không ít vấn đề về sức khỏe. Bởi lẽ, các bé chào đời khi thể chất chưa thật sự ở thời điểm tốt nhất cũng như các cơ quan trong cơ thể vẫn còn đang hoàn thiện. Những chia sẻ dưới đây về các bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non hi vọng có thế giúp ích cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc cho bé.