Thông Tin Dinh Dưỡng

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ

Ngày đăng:

20/07/2016

Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Không may là khi các bé càng được ăn nhiều thức ăn phong phú, nguy cơ rối loạn tiêu hóa lại càng cao. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần biết để mẹ kịp thời điểu chỉnh chế độ ăn của bé.

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau ở bé:

– Thức ăn và các thói quen ăn uống

  • Bé ăn ít hoặc bộc lộ các dấu hiệu ăn uống kiêng khem
  • Bé bỏ ăn vặt sau đó bỏ ăn nhóm thực phẩm chính như thịt hay sữa.

– Tâm trạng: có vẻ lo lắng, kích thích đặc biệt là vào bữa ăn.

– Hành vi:

  • Đi vào phòng tắm hay nhà vệ sinh ngay sau khi ăn
  • Bé có tình trạng sụt cân, giảm mỡ
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc luôn trì trệ, kém năng động
  • Dường như luôn bị lạnh, ngay cả khi thời tiết ấm áp
  • Luôn kêu đau đầu, mệt mỏi, tiêu phân lỏng hoặc táo bón
  • Rụng tóc

Ngoài ra, mẹ cần để ý đến một số dấu hiện khác ở bé như má sưng phồng, răng và lợi sưng, dấu hiệu cố nôn thức ăn ra…

Một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ

+ Táo bón

  • Táo bón có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc có khi chỉ là rối loạn cơ năng (thường gặp nhất).
  • Táo bón là triệu chứng chậm thải phân hay thải phân rắn và khô
  • Trẻ bị táo bón khi thời gian giữa 2 lần đi ngoài quá dài ³ 3 ngày
  • Nếu hiện tượng táo bón kéo dài và trở thành kinh diễn dễ kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hoá : biếng ăn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến toàn thân, mệt mỏi, gầy còm, thiếu máu mất ngủ, có khi sốt cao.

Nguyên nhân thường gặp gây táo bón

  1. Táo bón chức năng: Thói quen, tập quán, tâm lý

Là những nguyên nhân hay gặp hơn cả. Bé bị táo bón nhưng ít ảnh hưởng đến toàn trạng, bụng không chướng to.

1.1. Chế độ ăn

  • Do chế độ ăn nhiều bột và đường, thiếu chất xơ hoặc do ăn uống ít nước
  • Do nuôi bằng sữa bò hoàn toàn
  • Do trẻ ít vận động

1.2. Tâm lý

  • Sợ bẩn, hay quen dùng thuốc nhuận tràng. Nguyên nhân này hay gặp ở trẻ lớn.
  • Thường gặp ở những trẻ bị ép buộc đi học quá sớm gây nên sự ám ảnh đối với trẻ, điều này gây nên sự chống đối của đứa trẻ mà hậu quả cũng đưa đến tình trạng táo bón
  • Táo bón cũng có thể do sự rối loạn sâu sắc mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
  • Việc học hành quá nặng nề đối với lứa tuổi đi học cũng gây nên tình trạng táo bón
  • Táo bón có thể xảy ra sau một chấn thương tâm lý bởi những sự kiện của gia đình: đám tiệc, thay đổi chổ ở…
  • Táo bón xảy ra trong những giai đoạn cấp: táo bón xảy ra sau đợt tiêu chảy, đặc biệt là sau một can thiệp ngoại khoa
  • Táo bón xảy ra bởi vết nứt hậu môn, có thể đưa đến tình trạng táo bón mạn tính do tấm lý đứa trẻ rất sợ sệt khi đi tiêu ngay cả vết nứt đã lành sẹo
  1. Do bệnh lý:

2.1. Ruột

  • Táo bón do các dị tật như phình to đại tràng bẩm sinh, hẹp đại tràng.
  • Giả tắc ruột mạn (pseudo – obtruction): do tổn thương lớp cơ hoặc thần kinh của ống tiêu hóa, biểu hiện tình trạng táo bón nặng và tiến triển đến giai đoạn tắc nghẽn
  • Những di chứng của phẫu thuật đường tiêu hóa ở giai đoạn sơ sinh: đặc biệt phẫu thuật của thủng hậu môn, biểu hiện là táo bón thường đi kèm với không kiềm chế được sự bài tiết phân
  • Hẹp hậu môn trực tràng
  • Xoắn ruột
  • Bệnh Chagas

2.2. Do thuốc: Narcotic (chất gây ngủ hoặc đôi khi tạo ra trạng thái thờ thẫn; thuốc mê, Antidepressants, Aluminum (antacids, sucralfates),Bismuth,Calcium (antacids, supplements), Iron supplements…

2.3. Chuyển hóa: Mất nước; Suy giáp; Hạ kali máu; Tăng calci máu; Toan hóa ống thận…

2.4. Thần kinh cơ: Cơ thành bụng yếu trong một số bệnh như bại liệt, còi xương… hoặc thiểu năng tuyến giáp, hạ kali huyết.

  • Bệnh cơ: là nguyên nhân thường gặp do tổn thương của cơ ruột
  • Thần kinh:
    • Bệnh não: Tổn thương tủy: Thoát vị tủy – màng tủy, chèn ép tủy
    • Tâm thần

Hậu quả của táo bón

  • Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh như cáu kỉnh, dễ tức giận, mệt mõi, bồn chồn, mất tập trung
  • Những độc tố do tích tụ vi trùng sinh ra vào máu gây nhiễm độc thần kinh, làm cơ thể dễ nhiễm khuẩn
  • Do phân ứ đọng lại trong trực tràng làm cản trở tuần hoàn lâu dần sinh ra bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn do rặn nhiều.

Cách tốt nhất để trị táo bón: là bổ sung chất xơ có trong trái cây, rau xanh vào chế độ ăn uống của bé, đặc biệt là cho bé uống nhiều nước. Mẹ cũng nên cho bé uống loại sữa có hệ dưỡng chất bổ sung thành phần giàu chất xơ FOS(Fructo-Oligo-Saccharides), sẽ giúp làm phân mềm và tăng cường đào thải cặn bã thức ăn. Gợi ý: Mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sữa Optimum Gold, Dielac Gold, Dielac Grow Plus được bổ sung Probiotic và FOS giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa táo bón.

  • Ngoài ra, mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngoài vào giờ cố định để tránh hiện tượng “nhịn” đi ngoài. Chỉ nên dùng thuốc nhuận tràng để trị táo bón cho bé khi có sự chỉ định của bác sĩ.

+ Tiêu chảy

  • Tiêu chảy là tình tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/24 giờ. Trừ những trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão. Đối với trẻ này xác định tiêu chảy phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường.
  • Phân lọai bệnh tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy chia làm 3 loại :

+ Tiêu chảy phân lỏng cấp tính (tiêu chảy cấp): tiêu chảy không quá 14 ngày, phân lỏng tóe nước không có máu. Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp là 80%, tỉ lệ tử vong vì tiêu chảy cấp là 50% (nguồn : WHO)

+ Hội chứng lỵ : Lúc đầu phân lỏng nước sau đó tiêu phân lỏng có đàm máu kèm theo mót rặn, đau quặn bụng. Tỉ lệ mắc hội chứng lỵ là 10%, tỉ lệ tử vong vì hội chứng lỵ là 15%)

(nguồn : WHO)

+ Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy trên 14 ngày phân lỏng hoặc có máu. Tỉ lệ mắc tiêu chảy kéo dài là 10%, tỉ lệ tử vong vì tiêu chảy kéo dài là 35% (nguồn : WHO)

  • Các đường lây truyền: tác nhân gây tiêu chảy thường truyền bằng đường phân – miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống ô nhiễm, hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh.
  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy cấp và kéo dài
  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy cấp :

Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy: có một số tập quán giúp cho các tác nhân gây bệnh lây lan làm tăng nguy cơ tiêu chảy như :

+ Không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn

+ Để trẻ bò chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân gia súc

+ Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu

+ Tập quán cai sữa trước 1 tuổi

+ Để thức ăn nấu ở nhiệt độ trong phòng : khi thức ăn đã được nấu chín và để một thời gian trước khi ăn thì rất dễ bị ô nhiễm. Ví dụ : tiếp xúc vật bẩn hay dụng cụ chứa không hợp vệ sinh. Nếu giữ thức ăn lâu ở nhiệt độ phòng thì các vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh sau vài giờ

+ Dùng nước uống đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột

+ Không xử lí phân (nhất là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh

Các yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ với bệnh tiêu chảy:

+ Suy dinh dưỡng : Trẻ suy dinh dưỡng thì bị tiêu chảy kéo dài và nặng hơn, dễ bị tử vong

+ Sởi : Trẻ đang mắc bệnh sởi hay mới khởi bệnh trong vòng 4 tuần thì mắc tiêu chảy nhiều hơn do bị tổn thương hệ miễn dịch sau sởi

+ Ức chế hoặc suy giảm miễn dịch : do nhiễm virus (như sởi), HIV…

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy kéo dài :

– Dưới 1 tuổi – Suy dinh dưỡng

– Mới cho ăn sữa động vật – Mới bị tiêu chảy cấp

– Bị tiêu chảy kéo dài trước đó.

  • Tuổi : tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, cao nhất là trẻ 6 – 11 tháng tuổi.
  • Nguyên nhân tiêu chảy :

– Các tác nhân quan trọng gây bệnh tiêu chảy cấp tính (có thể phân lỏng nước hoặc có máu) ở tất cả các nước đang phát triển : (nguồn : WHO)

+ Rotavirus : tỉ lệ mắc 15-25%

+ ETEC : tỉ lệ mắc 10-20%

+ Shigella : tỉ lệ mắc 5-15%

+ Cryptosporidium : tỉ lệ mắc 5-15%

+ Campylobacter jejuni : tỉ lệ mắc 10%

Ở một số vùng còn có Vibrio Cholerae 01 và Salmonella non-typhoid (tỉ lệ tử vong : 2%)

Ngoài ra còn có một số tác nhân khác :

+ Virus : Norwalk virus, Adenovirus đường ruột, Astrovirus, Minirotavirus

+ Vi khuẩn : Aeromonas hydrophila, EAEC, EIEC, EHEC, Plesiomonas shigelloides, V.Cholerae không thuộc group 01, Yersinia enterocolitica

+ Đơn bào : Giardia Lamblia, Entamoeba histolitica

  • Để phòng bệnh tiêu chảy, mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho bé, ăn chín uống sôi và vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. Còn khi bệnh, bé cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn loãng dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, có sức chống đỡ bệnh và đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, tốt nhất bằng nước oresol và uống đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, hãy đưa bé đến điều trị tại cơ sở y tế.

+ Bụng phình to

  • Bụng bé bị phình to có thể là do rối loạn tiêu hóa, bị đầy hơi khó tiêu. Đầy hơi ở bé có thể do cơ thể bé bất dung nạp lactose trong sữa công thức thông thường hoặc chưa đủ men để tiêu hóa. Mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kê thuốc giúp bé không bị đầy hơi nữa.
  • Cách điều trị là chọn dinh dưỡng dễ tiêu hóa cho bé. Nấu cháo hoặc nấu bột cho bé ăn với các khẩu vị phong phú. Chia thành nhiều bữa nhỏ. Chọn sữa chứa đạm Whey thủy phân một phần,với hỗn hợp đa đường bột, giảm lactose, kết hợp với hỗn hợp chất béo không dầu cọ và tăng cường chất xơ GOS/FOS
  • Mẹ có thể đưa bé đến cơ sở y tế nếu bệnh tình không thuyên giảm.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BÉ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA


Đừng quên bổ sung hoa quả và rau xanh khi chế biến thức ăn cho bé mẹ nhé

Đừng quên bổ sung hoa quả và rau xanh khi chế biến thức ăn cho bé mẹ nhé

Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé như sau:

  • Đảm bảo chất lượng bữa ăn phải có liều lượng chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất, hoa quả và rau xanh được cân đối.
  • Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của bé. Không cho bé ăn thức ăn cần phải nhai khi bé chưa có đủ răng, vì động tác nuốt mà chưa nhai kỹ làm cho hệ tiêu hóa dưới phải làm việc nhiều và nặng hơn, có thể làm giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột.
  • Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh (chất đạm, vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A…) để tiêu hóa và hấp thu tốt.
  • Điều trị bệnh triệt để khi bé mắc bệnh và phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm chủng. Đặc biệt, cần đảm bảo chế độ ăn hợp lý khi bé bị bệnh: không ép bé ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng bé có thể chấp nhận được. Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu. Cho bé ăn phục hồi sau giai đoạn bệnh.

Rối loạn tiêu hóa ở bé cần có những biện pháp can thiệp kịp thời từ bố mẹ. Khi bệnh còn nhẹ, có thể đưa bé đi khám bác sĩ để ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển sang nặng. Can thiệp sớm cũng giúp bé tránh được các biện pháp điều trị nặng nề và không mất quá nhiều thời gian để phục hồi sau điều trị.

Chúc bé của mẹ luôn ăn mau chóng lớn nhé!

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Thanh

Trung tâm Dinh dưỡng VNM