Tuần 22 của Mẹ và thai nhi

Ở tuần thai này, mẹ sẽ thấy xuất hiện những giấc mơ kỳ lạ hoặc rất sống động về những ngày sắp đến, và bé yêu luôn là nhân vật chính trong những giấc mơ đó. Mẹ và bé sẽ có những cuộc gặp gỡ kì diệu và tuyệt vời nhưng cũng có khi mẹ không gặp được bé trong giấc mơ như mong đợi, mẹ cũng đừng buồn và lo lắng nhé, thay vào đó mẹ hãy tìm hiểu thêm những thay đổi của bé trong thời gian này nha.

Những thay đổi của thai nhi

  • Đến tuần 22, bé đã như một quả xoài lớn nặng khoảng 430g và dài khoảng 27,8cm từ đầu đến chân.
  • Bé cũng đã có vân tay và vân chân, hình thành và những dấu hiệu độc nhất phản ánh DNA của riêng bé.
  • Bé tăng khoảng 170g/tuần, bằng với trọng lượng bé sẽ tăng trong một vài tháng sau khi ra đời đó mẹ. Các chất béo, cơ và hệ xương đang phát triển chiếm phần lớn trọng lượng của bé.
  • Tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến tất cả các phần khác trong cơ thể của bé, các đốt sống kết nối với nhau tạo thành cột sống để bảo vệ tuỷ sống.
  • Lông mi và lông mày cạnh tranh không gian phát triển trên khuôn mặt nhỏ bé đầy lông của bé. Lượng lông tóc này sẽ biến mất khi mẹ đến ngày sinh, chỉ còn lại một ít ở những nơi cần thiết. Có một điều thú vị là bé trai sẽ có lông mi dài hơn bé gái nè.
  • Bé cũng đã có khả năng điều khiển các giác quan. Ngũ quan của bé đã dần trưởng thành.

Ở tuần 22, bé con trong bụng đã nặng 430g và dài khoảng 27,8cm từ đầu đến chân

Ở tuần 22, bé con trong bụng đã nặng 430g và dài khoảng 27,8cm từ đầu đến chân

Những thay đổi ở mẹ trong tuần 22

  • Tuần này, mẹ có thể sẽ cảm thấy mắt mình khô rát, có thể tệ hơn nếu mẹ đeo kính hoặc kính sát tròng. Mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mắt bôi trơn hoặc nước mắt nhân tạo để giảm khô rát cho mắt. Khi đi ra nắng nên đeo kính râm và sử dụng kem chống nắng bảo vệ mắt có chỉ số EPF 10 mẹ nhé.
  • Lúc này, có thể sẽ xuất hiện các vết rạn trên bụng, đùi và hông. Tình trạng này xuất hiện khi sợi collagen ở vùng chân bì của da bị kéo dãn và xé rách để có thể phù hợp với một vóc dáng và số đo cơ thể mẹ đang “tăng trưởng”.
  • Mẹ có thể thấy thấy xuất hiện những nốt nhỏ như mụn ở quầng vú. Chúng được gọi là những nốt Montgomery và chúng tiết ra chất bôi trơn dạng dầu giúp nuôi dưỡng đầu vú và làm mềm vú.
  • Đừng lo lắng hay xấu hổ khi mẹ cảm thấy lúc nào cũng thích nuốt nước bọt. Mặc dù có thể gây khó chịu nhưng đây là quá trình bình thường ở tuần này. Mẹ có thể thử ăn kẹo cao su, ngậm kẹo bạc hà và mang theo khăn giấy để sử dụng khi cần nè.
  • Mẹ có thể gặp nhiều cơn đau đầu hơn trong tuần này, vốn có thể ảnh hưởng đến công việc và khả năng tập trung của mẹ. Nguyên nhân có thể là do chocolate, caffeine, phơi nắng, không uống đủ nước hoặc có lượng đường huyết thấp do ăn không thường xuyên. Nếu nằm nghỉ không giúp được, mẹ hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để xem loại thuốc nào có thể sử dụng an toàn mẹ nhé.

 Lời khuyên cho mẹ

  • Hỏi ý kiến bác sỹ để xem mẹ có cần làm kiểm kiểm tra sàng lọc glucose để phát hiện bệnh tiểu đường khi mang thai hay không. Việc này thường được tiến hành từ tuần 24-28 của thai kỳ. Mẹ sẽ cần phải uống một loại chất dịch rất ngọt, có vị như nước cam và sẽ được lấy máu 1h sau đó. Nếu cơ thể mẹ có khả năng sản xuất đủ insulin để xử lý lượng đường tăng vọt, thì mọi việc đều ổn. Nếu không, cần phải có mức sàng cao sâu hơn.
  • Nên trở về màu tóc tự nhiên khi đang mang thai, hạn chế uốn nhuộm tóc hoặc dùng hóa chất trị liệu trên da đầu ít nhất là cho đến khi em bé chào đời.
  • Chuẩn bị sẵn nước ép nam việt quất trong tủ lạnh để cung cấp vitamin C cơ thể, nguồn vitamin C dồi dào này giúp mẹ phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tập nâng chân khi có thể để tránh tụ máu và sung huyết cho chân và bàn chân, hãy đặt một chiếc ghế gác chân để giúp chân và bàn chân được thả lỏng.

Một điều rất quan trọng trong suốt thai kỳ, đó là mẹ nên thực hiện chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng có bổ sung acid folic và các dưỡng chất khác như sắt, canxi… theo liều lượng cho phép để bé phát triển khỏe mạnh và kiểm soát cân nặng hợp lý. Đừng quên uống các sản phẩm sữa như Dielac Mama để bổ sung DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp nhé. Chúc mẹ trải qua thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!

Bác sỹ Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Trung tâm Dinh dưỡng VNM

Mẹ cần hỗ trợ?

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng Vinamilk

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng

1900545425
Email Vinamilk

Viết cho chúng tôi

Email

GỬI CÂU HỎI CHO CHÚNG TÔI

* Dưới 200 ký tự