Thông Tin Dinh Dưỡng

TUẦN 7 ĐẾN TUẦN 10 CỦA MẸ VÀ THAI NHI

Ngày đăng:

04/07/2016

Lúc này, mẹ đã chính thức bước vào những tuần giữa của ba tháng đầu thai kỳ rồi. Giai đoạn này có rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra cho cả mẹ và bé, mẹ cũng đã quen dần với cảm giác mang thai và cảm nhận được thai nhi trong bụng mẹ, thật tuyệt vời đúng không nè.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

  • Lúc này, bé đã dài khoảng từ 3.1cm đến 4cm, gần bằng 1 quả quýt to.
  • Bé đã có tim thai, mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của bé khi đi siêu âm, thật là sung sướng và hạnh phúc khi cảm giác được rõ ràng sự hiện diện của bé trong cơ thể mình đúng không mẹ nè.
  • Tủy sống cuả bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu. Đây là những tế bào kháng thể giúp bé khoẻ mạnh và tăng trưởng tốt.
  • Mắt bé sẽ to hơn và bắt đầu có màu, màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và được di truyền từ màu mắt của mẹ và bố.
  • Tai của bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài.
  • Trong vòm miệng đã xuất hiện chiếc lưỡi bé xíu và chân răng cũng được hình thành trong hàm của bé.
  • Cuống nhau bắt đầu lọc khí oxy và các chất dinh dưỡng.
  • Bé đã có bắt đầu hình thành bàn tay, bàn chân, cánh tay và cẳng chân. Bé không ngừng vận động: đá, trườn, vặn và xoay người.
  • Trán của bé sẽ bớt dồ, và mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt.
  • Ngón tay và ngón chân mới đây thôi còn dính vào nhau như chân vịt, thì giờ đã tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt. Bé đã có thể mút ngón tay cái trong tuần 10, lông mi của bé sẽ phủ đầy đôi mắt bé để bảo vệ mắt bé thật an toàn.
  • Ruột bé bắt đầu thực hành các hoạt động co giãn nhằm giúp bé tiêu hoá tốt sau khi bé được sinh ra.
  • Nếu bé là con gái, đây chính là thời điểm mà buồng trứng bắt đầu hình thành. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu thành hình, dù chỉ mới bé xíu xiu.
  • Cơ thể em bé cũng không còn cuộn tròn như trước mà bắt đầu duỗi dần ra. Mới trước đó, em bé nằm như hình chữ C, thì giờ đã thẳng hơn một chút, chỉ trừ hai chân vẫn còn co lên ngang hông.
  • Từ tuần 9, đã có thể thấy núm vú xuất hiện trên ngực em bé. Hai tai của bé mới trước đó còn ở thấp tận dưới cổ, bây giờ đã nằm đúng chỗ.

Những thay đổi ở mẹ

Ở tuần 7 – 10, mẹ vẫn chưa thấy cơ thể mình có những thay đổi rõ rệt, song các cơn buồn nôn vẫn còn hiện diện

Ở tuần 7 – 10, mẹ vẫn chưa thấy cơ thể mình có những thay đổi rõ rệt, song các cơn buồn nôn vẫn còn hiện diện

Tuần này, thoạt nhìn thì vẫn chưa thấy rõ được mẹ đang mang thai nhưng mẹ đã có thể tự cảm nhận được vùng bụng của mình dày lên đáng kể.

  • Mẹ sẽ nhìn thấy những mạch máu của mình nổi rõ lên, đặc biệt là ở vùng ngực và chân.
  • Dạ con của mẹ sẽ lớn hơn với đường kính khoảng 16cm
  • Khi đứng lâu mẹ sẽ cảm thấy chân sưng đau và muốn ngồi nhiều hơn. Mẹ cố gắng nâng chân lên bất kì lúc nào có thể, thường xuyên gác chân lên ghế để giúp máu lưu thông nha.
  • Có thể sẽ bị chuột rút và đau ở phần bụng dưới, nhưng mẹ yên tâm vì cảm giác này cũng tương tự như cảm giác khó chịu trước kì kinh nguyệt nè. Nhưng nếu thấy đau liên tục hoặc âm đạo bị chảy máu hay chỉ đơn giản là mẹ thấy lo lắng thì mẹ hãy trao đổi với bác sỹ mẹ nhé.
  • m đạo của mẹ sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn, điều này là bình thường trong quá trình mang thai nên mẹ cũng đừng lo lắng trừ phi nó có mùi khó chịu, có màu vàng hoặc khiến âm đạo bị rát. Mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để giúp vệ sinh thuận tiện hơn nhé.
  • Hai đầu vú sẽ lớn và thâm, có thể sẽ có cả mụn mọc quanh quầng vú. Những nốt mụn này được gọi là nốt Montgomery – giúp hai đầu vú sẵn sang tiết sữa. Mẹ không nên nắn bóp hoặc nặn bỏ những nốt này nhé, vì chúng thực sự có ích đó mẹ. Đến tuần 10, mẹ sẽ thấy xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới và sẽ mờ dần sau khi sinh bé.
  • Có thể mẹ sẽ nổi mụn trên mặt, tóc sẽ không rụng nhiều như trước và tốc độ mọc móng tay cũng khác thường, nguyên nhân chính của các hiện tượng trên là các hormone thời kì thai nghén. Đến tuần thứ 9, da mẹ sẽ trở nên đẹp và láng mịn hơn.
  • Cảm giác buồn nôn và mệt mỏi thường trực vẫn còn, làm cho mẹ bị xuống tinh thần một chút. Nhưng đến tuần thứ 9, kén ăn và buồn nôn đã không còn ảnh hưởng nhiều đến mẹ, mẹ đã thèm ăn hơn và không còn nhìn chúng như kẻ thù.

Lời khuyên cho mẹ

  • Nếu mẹ chưa đi khám thai lần thứ nhất, thì bây giờ là lúc phải đi mẹ nhé.
  • Mẹ nên vận động vừa phải, không được làm việc và vận động quá mức.
  • Mẹ hãy viết nhật kí cho con mẹ nhé, những dòng nhật ký này sẽ giúp mẹ và bé ôn lại những ký ức ngọt ngào.
  • Thận trọng với các thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi mẹ nhé. Listeria là loại nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
  • Giữ gìn và vệ sinh răng miệng thật tốt mẹ nhé. Trong thời gian này nướu bị chảy máu là chuyện bình thường nên mẹ không cần lo lắng quá.
  • Thay đổi trang phục sang những bộ quần áo rộng rãi thay vì chiếc quần bó hay váy ôm như xưa mẹ nhé.
  • Bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu để chào đón bé ngay từ bây giờ sẽ giúp tránh được những bỡ ngỡ và vất vả, nhất là ở những mẹ có cục cưng đầu tiên.

Đến tuần này, mẹ đã có thể báo tin vui cho những người thân của mình được rồi, đây là thời điểm hoàn hảo nhất để thông báo cho cả thế giới biết rằng mẹ đang mang trong mình một thiên thần đáng yêu đó.

Một điều rất quan trọng trong suốt thai kỳ, đó là mẹ nên thực hiện chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng có bổ sung acid folic và các dưỡng chất khác như sắt, canxi… theo liều lượng cho phép để bé phát triển khỏe mạnh và kiểm soát cân nặng hợp lý. Vì vậy, Dielac Mama chính là người bạn đồng hành không thể thiếu của mẹ trong thai kỳ với công thức chứa sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, Acid folic – cần thiết trong quá trình phát triển hệ thần kinh, Canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp. Đừng quên uống Dielac Mama mỗi ngày mẹ nhen. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ nhé!

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Thanh

Trung tâm Dinh dưỡng VNM