Ăn khoẻ - Ăn ngon

BÉ 7 THÁNG ĂN ĐƯỢC GÌ? GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 7 THÁNG TUỔI?

Ngày đăng:

08/02/2024

Khi bé đạt 7 tháng tuổi, sẽ có một số cột mốc quan trọng về sức khỏe như khả năng tự ngồi, việc mọc răng đầu tiên,... Điều này đặt ra tầm quan trọng của việc cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn bé đang phát triển nhanh chóng này. Vậy bé 7 tháng ăn được gì và thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ? Cùng Vinamilk xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

trẻ 7 tháng ăn được những gì

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cho bé

1. Bé 7 tháng tuổi ăn được gì?

1.1 Trái cây xay nhuyễn

Xay nhuyễn trái cây là một cách tuyệt vời để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho trẻ 7 tháng tuổi mà không làm cho bữa ăn của bé trở nên nhàm chán. Mẹ nên chọn những loại trái cây có vị vừa phải, không quá chua cũng không quá ngọt như táo, bơ, chuối... Đồng thời, cần chú ý mua trái cây có nguồn gốc rõ ràng và rửa sạch trước khi cho bé ăn.

1.2 Cháo

Ngoài bột ăn dặm, mẹ có thể chuẩn bị cho bé 7 tháng ăn cháo từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt. Điều này giúp con nhận được đa dạng dưỡng chất và đảm bảo các bữa ăn dặm không bị nhàm chán.

1.3 Rau xanh

Rau xanh cũng là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn cho bé 7 tháng tuổi. Mẹ có thể nấu chín rau, sau đó nghiền nhuyễn và trộn với cháo hoặc bột để cho bé ăn dễ dàng.

Đối với bé 7 tháng tuổi, khi tiếp xúc với nhiều thực phẩm mới, việc ăn rau xanh sẽ giúp giải quyết vấn đề táo bón.

Rau xanh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa

Rau xanh cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

1.4 Trứng

Trứng là một nguồn bổ sung chất béo và protein tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau để bé ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý làm chín trứng đảm bảo an toàn cho hệ đường ruột của bé.

1.5 Phô mai

Phô mai cung cấp nhiều dưỡng chất như chất béo, canxi, protein và có hương vị béo thơm kích thích vị giác của bé. Mẹ có thể cho bé ăn phô mai trong bữa phụ hoặc trộn phô mai vào các món cháo, bột để bé ăn chính.

Phô mai giúp kích thích vị giác của trẻ

Phô mai cung cấp nhiều dưỡng chất như chất béo, canxi, protein

2. Nhóm thực phẩm nên bổ sung cho bé 7 tháng tuổi?

2.1 Sắt

Sắt là một dưỡng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của não và hệ thống thần kinh của trẻ.

Nó cũng tham gia vào quá trình tạo máu, do đó việc thiếu sắt kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Để bổ sung sắt cho trẻ 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), các loại rau lá màu xanh đậm, họ đậu và ngũ cốc.

2.2 Kẽm

Kẽm cũng là một dưỡng chất quan trọng, thiếu kẽm có thể gây ra các vấn đề như bé ăn không ngon, rụng tóc và tiêu chảy. Mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ 7 tháng tuổi qua thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng và măng tây.

2.3 Vitamin C

Vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng, giảm nguy cơ chảy máu và tăng khả năng tự làm lành vết thương. Trái cây và rau quả như dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, đu đủ, kiwi, xoài và bông cải xanh là những nguồn giàu vitamin C mà mẹ có thể bổ sung cho bé.

Vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng

Vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng, giảm nguy cơ chảy máu và tăng khả năng tự làm lành vết thương

2.4 Vitamin A

Vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng và hệ miễn dịch của cơ thể. Khoai lang, cà rốt, các loại trái cây và rau quả màu cam, đỏ, rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và thịt cừu là các nguồn bổ sung vitamin A không thể bỏ qua.

2.5 Vitamin D

Vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Sữa, ngũ cốc, cá hồi là những thực phẩm giàu vitamin D mà mẹ có thể bổ sung cho bé.

2.6 Omega-3

Omega-3 cũng rất quan trọng đối với sự phát triển não của trẻ. Quả óc chó, hạt chia và hạt lanh xay nhuyễn là những nguồn giàu Omega-3 mà mẹ có thể bổ sung vào bột hoặc cháo cho bé ăn.

3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo tuần đầy đủ dinh dưỡng

3.1 Thực đơn tuần 1

Ngày

7h sáng

11h trưa

12h30 trưa

15h chiều

17h chiều

19h15 tối

Ngày 1

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức


Cháo cá chép nấu cùng rau ngót

Nước ép dưa hấu cho trẻ

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Bột gạo cho bé ăn dặm nấu khoai tây

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Ngày 2

Cháo óc heo và sinh tố bơ cho trẻ

Súp thịt bò cho bé nấu với nấm

Ngày 3

Bột tôm với rau dền

Sinh tố dâu tây dành cho bé

Cháo cá chẽm cho bé nấu bí đao

Ngày 4

Cháo lươn kết hợp cà rốt

Nước ép nho thơm mát cho bé

Súp khoai tây cho bé với tôm

Ngày 5

Cháo cá hồi nấu cùng bông cải xanh

Chuối nghiền

Cháo trứng gà với bắp

Ngày 6

Cháo hạt kê với thịt bằm

Sinh tố xoài thơm ngon

Cháo su su cho bé với ức gà

Ngày 7

Súp thịt heo ngon miệng cho bé

Thanh long ruột đỏ thơm ngon

Cháo cá ngừ cho bé nấu với cải ngọt

 

3.2 Thực đơn tuần 2

Ngày

7h sáng

11h trưa

12h30 trưa

15h chiều

17h chiều

19h15 tối

Ngày 1

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cháo củ cải trắng với thịt bò

Táo nghiền

Bú sữa

Cháo cá lóc, cải ngọt

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Ngày 2

Cháo gạo lứt cho bé với thịt bằm

Nước ép dứa cho bé

Cháo đậu đen cho bé nấu sườn non

Ngày 3

Cháo khoai mỡ cho bé nấu tôm

Bơ dầm với sữa

Cháo cá dìa cho bé nấu rong biển

Ngày 4

Súp cá hồi cho bé với cải bó xôi

Nước ép lê cho bé

Cháo tía tô cho bé với thịt bằm

Ngày 5

Cháo gà cho bé nấu rau dền

Sữa chua dầm trái cây

Cháo cá diêu hồng cho bé nấu cà chua

Ngày 6

Cháo bắp nấu với phô mai

Sinh tố ổi cho bé

Cháo cá trê cho bé với mướp hương

Ngày 7

Cháo hạt macca cho bé với thịt bò

Sinh tố hồng xiêm

Cháo rau mồng tơi nấu với tôm

 

3.3 Thực đơn tuần 3

Ngày

7h sáng

11h trưa

12h30 trưa

15h chiều

17h chiều

19h15 tối

Ngày 1

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Bột cà rốt ăn dặm với thịt bằm

Nước ép ổi cho bé

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Súp khoai lang cho bé

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Ngày 2

Cháo măng tây cho bé với cua

Lê hấp táo đỏ

Cháo nấm cho bé nấu với hạt sen

Ngày 3

Cháo mực nấu rau mồng tơi

Sinh tố kiwi cho bé

Cháo đậu ngự cho bé nấu với ức gà

Ngày 4

Cháo đậu cô ve cho bé nấu khoai lang

Thanh long trộn sữa

Cháo gan heo cho bé nấu với bí đỏ

Ngày 5

Cháo cải thìa cho bé nấu với lươn

Sinh tố đu đủ cho bé

Cháo rau dền nấu cá lóc

Ngày 6

Súp tôm cho bé nấu bắp non

Sữa chua với dâu tây

Cháo cà chua cho bé kiểu Nhật

Ngày 7

Cháo đậu hũ non cho bé với bí đỏ

Sinh tố chuối cho bé

Cháo cá thác lác cho bé nấu với ruột bầu

 

3.4 Thực đơn tuần 4

Ngày

7h sáng

11h trưa

12h30 trưa

15h chiều

17h chiều

19h15 tối

Ngày 1

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Súp cua cho bé

Sinh tố lê cho bé

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cháo khoai sọ cho bé nấu thịt gà

Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Ngày 2

Cháo đậu đỏ cho bé với thịt bằm

Nước ép xoài cho bé

Cháo cá thu với bông cải xanh

Ngày 3

Súp ngô cho bé nấu tôm

Sinh tố cà rốt rây cho bé

Cháo khoai tây cho bé với thịt bò

Ngày 4

Cháo cá chạch cho bé nấu với bí đỏ

Sinh tố việt quất

Súp trứng gà cho bé với đậu Hà Lan

Ngày 5

Súp lươn cho bé với nấm Đông cô

Nước ép lựu

Cháo cá bớp cho bé nấu với cải xanh

Ngày 6

Cháo cá bống cho bé nấu với cà rốt

Nước ép kiwi cho bé

Súp bí đỏ cho bé với phô mai

Ngày 7

Súp bồ câu cho bé với cải xanh

Pudding xoài cho bé

Cháo cá basa cho bé với rau đay

 

4. Khẩu phần ăn của bé 7 tháng tuổi

Đối với bé từ 6 - 8 tháng tuổi, tổng nhu cầu năng lượng là khoảng 600 calo/ngày.
  • Trong đó, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ, tương đương 400kcal/ngày; thức ăn bổ sung chiếm khoảng 200 calo/ngày. Lúc này, mẹ có thể cho bé dùng xen kẽ bột vị ngọt và bột vị mặn.
  • Đảm bảo lượng thức ăn mỗi bữa chính không vượt quá khả năng chứa của dạ dày bé (khoảng 30g/kg cân nặng). Chẳng hạn, dạ dày của bé 7kg chỉ chứa tối đa khoảng 210g thức ăn mỗi lần ăn.
  • Đa dạng món ăn để làm phong phú khẩu vị của bé nhưng vẫn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất (rau củ quả xanh, đỏ, vàng…).
  • Không nên bổ sung lượng đạm nhiều từ một loại thịt, thay vào đó, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng như thịt đỏ (bò, heo…) hay thịt trắng (gà, cá…)
  • Khi chế biến món ăn, mẹ không nên nêm gia vị vào thức ăn của bé.

5. Một số lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

  • Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất với trẻ dưới 1 tuổi. Do đó, không nên cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, thay vào đó hãy tiếp tục cho trẻ bú từ 600-800ml sữa mỗi ngày.
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng có rất nhiều lựa chọn nhưng ba mẹ cần hạn chế trẻ ăn quá nhiều trứng, thịt, cá,... để tránh làm quá tải gan và thận của bé.
  • Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, ba mẹ nên giữ lại vị nguyên bản của các món ăn, không nên thêm các loại gia vị. Điều này giúp bé thưởng thức được hương vị thức ăn một cách trọn vẹn, đồng thời giúp bé phát triển vị giác và tạo thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe.
  • Quy tắc chuẩn nhất để nấu cháo trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng là 70ml nước với 10g gạo.
  • Ba mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất béo cho trẻ trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, tuy nhiên cần cân nhắc và không nên lạm dụng nhóm chất này.

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng có rất nhiều lựa chọn nhưng ba mẹ cần hạn chế trẻ ăn quá nhiều trứng, thịt, cá,...

6. Những sai lầm thường mắc khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

6.1 Luôn cho cà rốt và khoai tây nghiền vào cháo

Cà rốt và khoai tây chỉ chứa duy nhất bột đường, không chứa vitamin. Do đó, để trẻ được bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết, ba mẹ cần thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, đặc biệt là bổ sung các loại rau xanh.

6.2 Cho trẻ ăn cháo kèm ngũ cốc

Đối với việc ăn dặm cho bé 7 tháng, việc kết hợp cháo với ngũ cốc không được khuyến khích do sự không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này có thể gây ra tình trạng khó tiêu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

6.3 Sử dụng máy sinh tố quá nhiều

Mặc dù máy sinh tố là một phương tiện tiện lợi, nhưng không nên lạm dụng nó trong thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng. Việc này có thể gây ra khó khăn cho bé trong việc xử lý các loại thức ăn thô và cần được hạn chế.

6.4 Nấu cháo bằng nước hầm xương

Thay vì nấu cháo bằng nước hầm xương, mẹ nên tập trung vào việc băm thịt nạc để nấu cháo cho bé. Điều này đảm bảo bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà không bị ảnh hưởng bởi chất béo có trong nước xương.

6.5 Không thêm dầu ăn vào thực đơn của trẻ

Dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật và dầu cá) là một phần quan trọng trong thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng. Nó giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho bé phát triển mạnh mẽ.

6.6 Nấu 1 nồi cháo cho bé ăn cả ngày

Không nên nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày vì cháo có thể bắt đầu ôi thiu sau khoảng 2 tiếng ở nhiệt độ phòng. Thay vào đó, nên nấu nhỏ các phần cháo và bảo quản chúng trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn thực phẩm.


Vinamilk vừa giải đáp cho bạn “bé 7 tháng ăn được gì?”. Vào giai đoạn 7 tháng tuổi, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và não bộ của trẻ là rất quan trọng. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu tiếp xúc với thức ăn đặc và khám phá các hương vị mới. Sự quan tâm, kiên nhẫn trong việc chăm sóc và tạo môi trường ấm áp cho bữa ăn dặm có thể tạo ra một nền tảng tốt cho thói quen ăn uống của trẻ trong tương lai.

Xem thêm:

Bé 6 tháng ăn được gì? Gợi ý món ăn dặm cho bé 6 tháng