Chính sách và Cam kết
về giá trị bền vững
Kiến tạo niềm tin với 3 trụ cột Phát triển bền vững
Để đóng góp các giá trị về kinh tế - xã hội - môi trường chung và thực thi Phát triển bền vững, Vinamilk khẳng định Con người, Sản phẩm và Thiên nhiên chính là ba trụ cột vững chắc giúp Vinamilk vững bước thành công trong sứ mệnh “Mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng giá trị nhất bằng tất cả sự trân trọng, tin yêu và trách nhiệm”.

Chúng tôi đánh giá tác động ở các lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội theo từng khía cạnh phù hợp với tiêu chuẩn ngành, kết nối với hành động chung hướng đến hoàn thành 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, và chương trình hành động quốc gia từ đó Quản trị rủi ro bằng cách thiết lập và quản lý danh mục rủi ro liên quan quan đến Phát triển bền vững tương ứng nhằm giảm thiểu tối đa các tác động không mong muốn đến việc hoàn thành các mục tiêu và cam kết xoay quanh ba trụ cột Phát triển bền vững.

Thông tin chi tiết về cơ cấu quản lý rủi ro, các hoạt động quản lý rủi ro đã thực hiện trong năm 2022 tại Báo cáo thường niên 2022 – Trang 96 - 98
Trụ cột Phát triển bền vững Cam kết Lĩnh vực Khía cạnh Chủ đề Danh mục rủi ro SDGs
Con người
Vinamilk không ngừng vươn cao, kiến tạo và sẻ chia giá trị cùng phát triển với các bên liên quan nhằm hướng đến “Vươn cao Việt Nam, vươn tầm thế giới”.
Kinh tế
Kinh tế địa phương
  • Phát triển kinh tế địa phương
  • Tăng trưởng bền vững
  • Tạo việc làm bền vững
  • Giá trị mang lại cho các bên liên quan
Rủi ro nguồn cung sữa tươi nguyên liệu
Kinh tế
Phát triển thị trường
  • Đầu tư bền vững, đưa tiêu chí liên quan Phát triển bền vững vào đánh giá khi có cơ hội đầu tư
  • Mở rộng hoạt động về Phát triển bền vững đến các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng
Rủi ro nhận thức người tiêu dùng
Rủi ro gian lận và tham nhũng
Xã hội
Điều kiện làm việc
  • Môi trường làm việc tốt
  • Quan hệ lao động
  • Đào tạo và phát triển
  • Tôn trọng nhân quyền
  • Đạo đức kinh doanh
Rủi ro sức khỏe và an toàn lao động
Rủi ro nhân sự kế thừa
Rủi ro tuyển dụng và giữ nhân sự giỏi
Rủi ro tuân thủ quy định pháp luật
Rủi ro gian lận tham nhũng
Tiêu chuẩn ngành
Phúc lợi động vật
  • Phúc lợi đàn bò
Rủi ro dịch bệnh đàn bò
Sản phẩm
Tôn chỉ xuyên suốt hoạt động của Vinamilk là đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Vinamilk hướng đến việc mang lại những sản phẩm an toàn, mang lại giá trị, lợi ích tốt nhất về cho sức khỏe con người và hướng đến tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Đồng thời, Vinamilk cam kết minh bạch và truyền thông trách nhiệm đối với thông tin sản phẩm. Vươn đến sự hoàn hảo với tất cả niềm đam mê, sáng tạo không ngừng, vì một Việt Nam vươn cao.
Xã hội
An toàn và chất lượng sản phẩm
  • Sản phẩm an toàn và chất lượng
  • Dinh dưỡng sản phẩm và sức khỏe
  • Truyền thông và tiếp thị có trách nhiệm
  • Sản phẩm xanh, sạch, hữu cơ
  • Sản phẩm đa dạng nhu cầu
Rủi ro chất lượng sản phẩm
Rủi ro nhận thức người tiêu dùng
Thiên nhiên
Vinamilk xem thiên nhiên là bạn đồng hành cùng phát triển bền vững và hướng đến giảm thiểu dấu chân carbon trên lộ trình tăng trưởng xanh; ứng dụng kỹ thuật hiện đại thân thiện môi trường; sử dụng và khai thác và quản lý nguồn lực tự nhiên có trách nhiệm và tối ưu thông qua kinh tế tuần hoàn, gắn kết với phát triển bền vững; ứng dụng năng lượng và công nghệ xanh, quản lý hiệu quả nguồn thải và trồng cây phủ xanh Việt Nam.
Môi trường
Phát thải khí nhà kính
  • Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm
  • Sử dụng năng lượng hiệu quả
  • Sử dụng năng lượng xanh
  • Giảm lượng phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu
Rủi ro trách nhiệm môi trường
Rủi ro tuân thủ quy định pháp luật
Rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu
Chất thải
  • Kiểm soát nước thải và chất thải
  • Tuân thủ luật định về môi trường
  • Nguồn nguyên liệu bền vững
  • Ứng dụng kinh tế tuần hoàn
Nguồn nước và chất lượng nước
  • Sử dụng nguồn nước hiệu quả và khai thác có trách nhiệm
Dinh dưỡng đất
  • Quản lý nguồn đất bền vững
Đa dạng sinh học
  • Bảo vệ đa dạng sinh học
Từ những tương tác
trọng yếu thường xuyên
Vinamilk thiết lập các kênh tương tác, gắn kết hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng để thường xuyên tiếp nhận và trao đổi về nhu cầu cùng mong đợi của bên liên quan.
Cổ đông/Nhà đầu tư
Thông qua đại hội đồng cổ đông thường niên, lấy ý kiến bằng văn bản, trao đổi trực tiếp/ trực tuyến với cổ đông lớn qua các dự án đầu tư, khảo sát sự hài lòng của nhà đầu tư và về khía cạnh trọng yếu phát triển bền vững đã mang đến cho Vinamilk góc nhìn đa chiều và đầu vào tích cực cho kế hoạch hành động trong tương lai.
Chính phủ
Vinamilk chủ động tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành liên quan, tiên phong trong việc áp dụng, cập nhật các quy định của Nhà nước, tham gia đóng góp ý kiến và trao đổi trực tiếp/ trực tuyến qua các buổi chia sẻ, hội thảo về văn bản pháp luật.
Cộng đồng
Vinamilk đã, đang và sẽ không ngừng đóng góp nguồn lực của mình để phát triển cùng cộng đồng và thực hiện các sáng kiến ​​phù hợp với địa phương, sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, Vinamilk tạo ra cơ hội kinh tế tăng trưởng cho các cộng đồng mà công ty hoạt động.
Khách hàng/Người tiêu dùng
Chúng tôi tương tác và hỗ trợ khách hàng thông qua các kênh thu thập thông tin từ nhân viên bán hàng, hỗ trợ khách hàng qua các nền tảng trực tuyến và hotline, đồng thời khảo sát thị hiếu tiêu dùng và sự hài lòng của khách hàng để nâng cao chất lượng, lan tỏa nguồn dinh dưỡng xanh, sạch và chung tay thực hiện chương trình phát triển bền vững.

Trong năm 2022, chúng tôi đã thực hiện 39 chương trình hỗ trợ thương mại cho các đối tác, khách hàng hiện hữu.
Hiệp hội và
tổ chức phi chính phủ
Vinamilk hướng đến trở thành công ty năng động và chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác và tham gia, đóng góp vào hoạt động và sự phát triển bền vững của ngành sữa, hướng đến xây dựng ngành sữa Việt Nam ngày càng vững mạnh, vươn tầm thế giới thông qua kết nối với các tổ chức DSF, VBCDS, Viện dinh dưỡng quốc gia, Hiệp hội Sữa Việt Nam, các tập đoàn dinh dưỡng quốc tế, …

Vinamilk đồng thời tích cực tìm kiếm cơ hội thích hợp tham gia, trở thành thành viên tích cực triển khai các chương trình sáng kiến về Phát triển bền vững tại Việt Nam và thế giới.
Nhà cung cấp và Đối tác
Hàng năm, chúng tôi tổ chức các chương trình đánh giá nhà cung cấp và trao đổi trực tiếp/ trực tuyến qua các buổi tập huấn, đào tạo, khảo sát ý kiến về các tiêu chí hướng đến chuỗi cung ứng bền vững, có trách nhiệm.

Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và yêu cầu tất cả nhà cung cấp phải cam kết tuân thủ liên quan các vấn đề về lao động, nhân quyền, đạo đức kinh doanh…

Người nông dân, hộ chăn nuôi: Duy trì tương tác với hơn 4.000 hộ chăn nuôi và 80 trạm trung chuyển, đồng thời tổ chức các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị/hộ chăn nuôi, cải thiện chất lượng sữa và khắc phục khó khăn do thời tiết.
Người lao động
Chúng tôi thiết lập các kênh thông tin và tham vấn hai chiều, kênh truyền thông nội bộ, khảo sát thường niên về môi trường làm việc, phát triển bền vững, tổ chức hội nghị người lao động hàng năm cũng như xây dựng cơ chế trao đổi trực tiếp, giải quyết khiếu nại nhằm lắng nghe và hỗ trợ kịp thời đời sống tinh thành cho cho người lao động, giúp cân bằng giữa đời sống và công việc.
Đến sáng kiến Thành lập nhóm Quản lý địa phương theo mô hình DSF
Từ việc áp dụng thực hành tốt trong việc triển khai mô hình Khung Phát triển bền vững ngành sữa của DSF, Vinamilk đã thành lập Nhóm quản lý địa phương (Local Management Group- LMG), nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa các bên liên quan và Vinamilk. Vai trò chính của LMG là hỗ trợ Vinamilk trong nỗ lực trở nên bền vững hơn. Đồng thời, quan điểm cũng như kiến thức và kinh nghiệm của LMG sẽ cung cấp đầu vào thiết thực trong việc xác định trọng yếu và trong tương lai thiết kế chiến lược bền vững tại Vinamilk.

Để triển khai mô hình này, Vinamilk bước đầu lập danh sách các nhóm liên quan với mong muốn họ sẽ trở thành một phần của LMG, bao gồm nông dân, nhà cung cấp, người tiêu dùng, chính quyền địa phương, nhà đầu tư, v.v. Bước thứ hai, thành viên thuộc Hội đồng Phát triển bền vững tại Vinamilk đề cử những đại diện phù hợp dựa trên sự am hiểu và quen thuộc cùng mức độ sẵn sàng gắn kết và đồng hành trên hành trình phát triển bền vững của Vinamilk. Vinamilk tiếp đó đã gửi lời mời đến các bên liên quan xác định để bày tỏ thiện chí, chia sẻ thông tin về thực hành DSF và hoạt động Phát triển bền vững.
Nhìn lại tổng thể quá trình, Vinamilk cám ơn sự quan tâm của quý bên liên quan đã nhiệt tình kết nối và hỗ trợ cho mục tiêu “bền vững hơn” của VNM. Theo đó, LMG đã được thành lập bao gồm 6 đại diện đến từ các nhà đầu tư, nông dân, nhà cung cấp và tổ chức phi chính phủ. Vinamilk cũng đã tổ chức buổi chia sẻ về định hướng cũng như mong muốn bền vững hơn đến LMG với mong muốn nhận được sự ủng hộ, tham vấn và góp phần tạo động lực, niềm tin để LMG tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vinamilk trong việc thực hiện chiến lược bền vững.

Song song, do ảnh hưởng của đại dịch Covid vào thời điểm triển khai mô hình DSF, Vinamilk chỉ có thể kết nối với LMG thông qua các phương tiện trực tuyến. Trong tương lai Vinamilk dự kiến sẽ tạo cơ chế để tương tác trực tiếp nhiều hơn với LMG, tăng kết nối, bền chặt quan hệ và chia sẻ sâu rộng tác động xoay quanh các lĩnh vực trọng yếu, cũng như tương lai thực hành phát triển bền vững cùng LMG.
1. Chất lượng và lưu giữ đất
2. Dinh dưỡng đất
3. Nguồn nước và chất lượng nước
4. Đa dạng sinh học
5. Phát triển thị trường
6. Quản lý chất thải
7. Chăm sóc động vật
8. Phát thải khí nhà kính
9. Kinh tế địa phương
10. Điều kiện làm việc
11. An toàn và chất lượng sản phẩm