Ăn khoẻ - Ăn ngon

BÉ BỊ TIÊU CHẢY NÊN ĂN GÌ? NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý

Ngày đăng:

15/02/2024

 

Bé bị tiêu chảy nên và kiêng ăn gì?

Dinh dưỡng cho các bé luôn là chủ đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Đường ruột của trẻ chưa phát triển một cách toàn diện, chế độ ăn uống không khoa học rất dễ gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, điển hình nhất là tiêu chảy. Vậy bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Đâu là những lưu ý cần nắm khi chăm sóc bé bị tiêu chảy? Cùng Vinamilk tham khảo bài viết bên dưới đây!

1. Nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là việc trẻ đi ngoài nhiều lần hơn bình thường, phân ở trạng thái lỏng như nước, thậm chí có dịch nhầy và mùi hôi tanh. Tiêu chảy có thể kéo dài đến 14 ngày, các triệu chứng sẽ bắt đầu ồ ạt ở 2 - 3 ngày đầu tiên. Bố mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở bé để có hướng điều trị và chăm sóc phù hợp.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ thường liên quan đến chế độ ăn uống như:

  • Trẻ ăn phải các loại đồ ăn không được chế biến sạch sẽ, nhiễm khuẩn hoặc có ký sinh trùng.
  • Trẻ bị dị ứng và không có khả năng chuyển hóa protein trong đường.
  • Chế độ ăn uống của bé thiếu khoa học, ăn nhiều thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Tình trạng tiêu chảy ở trẻ còn do nhiễm trùng đường hô hấp, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, bệnh Celiac,... hay do dùng thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, độ tuổi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, cụ thể:

1.1. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn non yếu, chỉ nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển toàn diện của trẻ, sữa mẹ cũng hạn chế được tình trạng tiêu chảy, giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa ở trẻ. 

sữa mẹ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Sữa mẹ hạn chế tình trạng tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa ở trẻ

1.2. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi

Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này đã dần hoàn thiện, bé có thể ăn dặm theo thực đơn tương tự của người lớn khi tròn 2 tuổi. Tuy vậy, bố mẹ cần chế biến và lựa thật kỹ các loại thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng dị ứng, ngộ độc tiêu chảy ở trẻ.

ựa chọn thực phẩm cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé trên 6 tháng tuổi

2. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?

Một số món ăn phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy bố mẹ nên tham khảo như:

2.1. Sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Khi bé bị tiêu chảy, hệ vi sinh đường ruột sẽ bị thiếu hụt. Lúc này, cho bé ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Từ đó, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng và giảm tình trạng tiêu chảy.

sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa trẻ

2.2. Gừng

Gừng cực kỳ tốt trong việc điều trị các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa. Gừng làm giảm nhu động ruột, đẩy chất thải đi qua hệ tiêu hóa một cách chậm rãi. Gừng cũng làm giảm việc sinh hơi ở dạ dày và ruột, làm nhẹ các triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy, đầy hơi.

Mẹ có thể mua gừng tại chợ, siêu thị rồi gọt bỏ vỏ, vệ sinh bằng nước sạch. Sau đó thái lát mỏng và ngâm vào cốc nước ấm rồi cho trẻ uống. Điều này sẽ làm giảm nhanh triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, giúp bụng bé được thoải mái và dễ chịu hơn.

gừng hạn chế rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Gừng có tính ấm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

2.3. Ăn gạo trắng

Gạo trắng dễ tiêu hóa và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển. Gạo trắng còn giúp nhu động ruột hoạt động một cách bình thường, làm se và cho phân cứng hơn, giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Gạo trắng còn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của bé bởi chúng chứa nhiều carbohydrate. Bố mẹ có thể dùng gạo trắng để nấu cháo, tránh dùng gạo lứt vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng.

gạo trắng tốt cho bé

Gạo trắng giàu chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé

2.4. Bánh mì

Bánh mì trắng cho bé cảm giác no nhưng không làm đầy bụng. Bánh mỳ sẽ giữ lại nước trong cơ thể, hạn chế đi tiêu nhiều lần gây mất nước. Bố mẹ có thể thêm một lớp bơ mỏng lên bánh mỳ để tăng thêm hương vị, giúp món ăn thơm ngon hơn. Điều này sẽ kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt.

bánh mì không gây đầy bụng

Bánh mỳ tạo cảm giác no lâu và không gây đầy bụng

2.5. Súp hoặc cháo gà

Súp hoặc cháo gà là lựa chọn hoàn hảo cho các bé khi bị tiêu chảy. Súp và cháo được nấu loãng, mềm, dễ tiêu, giúp bù nước và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé mau khỏi bệnh.

súp gà tốt cho hệ tiêu hóa

Súp gà loãng giúp bé dễ tiêu hóa 

2.6. Khoai tây 

Khoai tây chứa nhiều tinh bột, kali và chất xơ hòa tan. Cho bé ăn khoai tây luộc, súp khoai tây, khoai tây hầm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy và bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé.

khoai tây giúp ổn định đường ruột

Khoai tây chứa nhiều chất xơ giúp ổn định đường ruột của bé

2.7. Các loại thịt

Thịt rất giàu protein cho cơ thể thêm khỏe khoắn và cân bằng dưỡng chất. Khi bé gặp tình trạng tiêu chảy, mẹ nên cung cấp đủ lượng protein trong bữa ăn hàng ngày với các loại thịt như: thịt heo, thịt gà, thịt bò,... Lưu ý, nên ninh nhừ hoặc luộc, hấp thịt và hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.

Thịt giàu chất đạm tốt cho bé

Thịt tăng cường lượng đạm cần thiết cho cơ thể của bé

2.8. Chuối

Chuối rất giàu kali giúp tăng cường chất điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy. Chuối còn chứa chất xơ hòa tan cho cơ thể hấp thu chất lỏng dư thừa trong ruột. Chuối cũng bổ sung thêm chất xơ hỗ trợ tiêu hóa tốt, tạo điều kiện cho lợi khuẩn sinh sống và phát triển.

chuối bổ sung chất điện giải tốt cho trẻ

Chuối giúp tăng cường chất điện giải khi bé bị tiêu chảy

2.9. Hồng xiêm 

Hồng xiêm có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy rất hiệu quả. Loại quả này chứa nhiều canxi, photpho, vitamin và các loại khoáng chất tốt cho cơ thể. Hồng xiêm còn cung cấp tanin và polyphenol kích thích hệ tiêu hóa và làm sạch dạ dày, nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu hóa.

hồng xiêm chứa nhiều chất dinh dưỡng

Hồng xiêm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé

2.10. Ổi 

Ổi chứa lượng tanin và vitamin C dồi dào hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiêu chảy và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

ổi giảm triệu chứng tiêu chảy ở trẻ

Ổi giúp tăng cường vitamin C cải thiện triệu chứng tiêu chảy ở bé

2.11. Táo 

Táo chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan pectin tốt cho triệu chứng tiêu chảy của bé. Bố mẹ nên nấu chín táo trước khi cho bé ăn để hệ tiêu hóa hấp thu được hết các dưỡng chất. 

táo tốt cho trẻ bị tiêu chảy

Táo chứa nhiều chất xơ hòa tan tốt cho trẻ bị tiêu chảy

3. Trẻ em bị tiêu chảy kiêng ăn gì?

3.1. Sữa và các thực phẩm làm từ sữa chứa lactose

Trẻ có thể mắc chứng không dung nạp lactose hoặc dị ứng với chất đạm trong sữa gây ra tiêu chảy. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý lựa chọn loại sữa không chứa lactose và không dùng sản phẩm từ sữa bò để tránh bị dị ứng không mong muốn.

Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn lựa chọn loại sữa phù hợp nhất với trẻ.

trẻ bị tiêu chảy hạn chế dùng sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa nên hạn chế cho bé dùng khi bị tiêu chảy

3.2. Hạn chế một số loại trái cây và nước ép

Một số loại trái cây như đào, lê, mận,… chứa nhiều loại đường, khiến trẻ gặp khó khăn khi tiêu hóa. Trẻ bị đầy hơi và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. 

Hơn nữa, chúng chứa nhiều chất xơ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại trái cây và nước ép từ các loại trái cây này.

bé bị tiêu chảy hạn chế dùng đào, lê và mận

Hạn chế cho bé dùng đào, lê, mận khi bị tiêu chảy

3.3. Các loại thủy hải sản

Hải sản chứa nhiều protein dễ gây ra tình trạng kích ứng tiêu hóa ở trẻ, khiến bé bị dị ứng, đau bụng và thậm chí là nôn trớ. Chất nhầy trên bề mặt và mùi tanh của hải sản cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại trong đường ruột phát triển, tiêu biểu là vi khuẩn salmonella và shigella. 

bé tiêu chảy không ăn hải sản

Không cho bé ăn hải sản khi bị tiêu chảy

3.4. Các thực phẩm chiên xào

Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, thịt xào,... tác động xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này sẽ làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột và dễ khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy. 

Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn chiên xào nhất là khi bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa.

trẻ bị tiêu chảy tránh ăn đồ chiên rán

Trẻ có vấn đề về đường ruột hạn chế cho bé dùng đồ ăn chiên rán 

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy 

4.1. Cho trẻ uống đủ nước

Tình trạng tiêu chảy và đi tiêu nhiều lần trong ngày sẽ khiến trẻ bị mất nước và các chất điện giải như natri, kali, canxi và magie. Tình trạng này nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. 

Lúc này, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn, cung cấp đủ lượng nước cho các hoạt động của bé. Bố mẹ hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng dung dịch bù nước và điện giải bằng oresol.

Bé cần cung cấp đủ nước khi bị tiêu chảy 

Cho trẻ uống đủ nước khi bị tiêu chảy hạn chế tình trạng mất nước xảy ra

4.2. Bổ sung men vi sinh

Nên bổ sung thêm 200 - 250mg các sản phẩm chứa men vi sinh Saccharomyces Boulardii để cải thiện tình trạng tiêu chảy ở bé. Điều này sẽ làm tăng lượng vi sinh đường ruột, cho trẻ ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể cho sản phẩm hòa vào cháo hay nước để bé uống dễ dàng hơn.

bé nên sử dụng men vi sinh để tốt cho đường ruột

Bổ sung men vi sinh để tăng cường lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột bé

4.3. Tránh tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra. Việc dùng thuốc cầm tiêu chảy có thể khiến quá trình đào thải độc tố trong cơ thể bé khó khăn hơn. 

Vì thế, mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu hay thuốc kháng sinh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Không tùy ý sử dụng kháng sinh

Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh khi chưa có chỉ định bác sĩ 

4.4. Chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ

Bố mẹ cần theo dõi và ghi nhớ những triệu chứng tiêu chảy của bé như thời gian bắt đầu triệu chứng, tần suất đi ngoài, màu sắc phân,... Từ đó điều tiết và thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày để cải thiện tình trạng của bé. 

Bên cạnh đó, việc ghi chép lại các triệu chứng này cũng giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất.

Nên theo dõi tình trạng tiêu chảy ở trẻ

Bố mẹ nên theo dõi liên tục tình trạng tiêu chảy của bé để có cách xử lý kịp thời

4.5. Kiểm tra phân của trẻ mỗi ngày

Trẻ khi bị tiêu chảy thường có phân lỏng và mùi hôi khó chịu. Nếu phân chuyển sang màu đen và lẫn máu, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. 

Đồng thời, nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, đi ngoài kéo dài và có biểu hiện của việc mất nước như: không đi tiểu trong vòng 3 tiếng đồng hồ, khóc không có nước mắt, mô khô ráp cần đưa trẻ đi viện để được kiểm tra ngay.

Tìm hiểu thêm: 10+ Cách trị tiêu chảy cho trẻ theo mẹo dân gian an toàn & hiệu quả

Vinamilk hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ có được đáp án cho câu hỏi bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Hãy theo dõi tình trạng tiêu chảy của bé mỗi ngày để có cách chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé!

 

Câu hỏi thường gặp

  1. Có những cách nào để phòng ngừa tiêu chảy cho bé?

Bố mẹ nên cho trẻ rửa tay đúng cách, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; và tiêm phòng ngừa virus rota gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em,... để ngừa tiêu chảy cho bé.

  1. Bé bị tiêu chảy có uống được nước chanh không?

Có. Nước chanh có nhiều chất kháng khuẩn. Vì vậy, khi cho trẻ uống một lượng nước chanh không đường vừa đủ để khắc phục bệnh tiêu chảy.

 

Nguồn tham khảo:

  1. Pearson, K. (2023) What are the key functions of carbohydrates?, Healthline. Available at: https://www.healthline.com/nutrition/carbohydrate-functions (Accessed: 26 January 2024). 
  2. Salmonella and food (2023) Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/foodsafety/communication/salmonella-food.html (Accessed: 26 January 2024). 
  3. Shigellosis (shigella) fact sheet (2009) Shigellosis (Shigella) Fact Sheet - MN Dept. of Health. Available at: https://www.health.state.mn.us/diseases/shigellosis/shigella.html (Accessed: 26 January 2024).