Thông Tin Dinh Dưỡng

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI HÌNH THÀNH THEO TỪNG THÁNG TUỔI

Ngày đăng:

24/04/2018

Theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, cảm nhận được những đổi khác từng ngày của con yêu là một trong những niềm vui lớn lao của mẹ bầu. Để biết rõ hơn bé yêu đang phát triển thế nào qua từng tháng, mời mẹ đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Quá trình phát triển của thai nhi hình thành theo từng tháng tuổi

1. Tháng thứ nhất

+ Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi chính thức hình thành từ khoảnh khắc trứng gặp tinh trùng. Sau khoảng 3 ngày thụ tinh, trứn sẽ phân chia thành nhiều tế bào và “dính” chặt vào thành tử cung. Giai đoạn này, bé cưng của mẹ chỉ là một túi phôi nhỏ đường kính khoảng 0,1 – 0,2 mm. Đến cuối tháng đầu tiên, từ một túi phôi nhỏ xíu, thai nhi đã có hình dạng như một hạt vừng, và bắt đầu phát triển những cơ quan đầu tiên.

+ Chế độ dinh dưỡng

Trong tháng đầu của thai kỳ, dù chưa rõ ràng nhưng cơ thể mẹ bầu bắt đầu thay đổi. Hormone nội tiết tố tăng lên khiến mẹ thường xuyên đối mặt với cảm giác ốm nghén như buồn nôn và khó chịu bụng nên sẽ thật khó để mẹ có thể ăn uống đủ chất. Đừng lo lắng, để giữ sức khỏe thai kỳ trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể ăn uống theo kế hoạch sau:

  • Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate, có thể là bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô trước khi ra khỏi giường khoảng 15-20 phút.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn từ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa mỗi ngày.
  • Chọn lọc và dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa bầu Optimum Mama Gold giúp bổ sung axit folic vào buổi sáng và buổi tối.
  • Uống nước giữa các bữa ăn, không uống trong bữa ăn.
  • Không ăn những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay sẽ khiến tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn! Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

Trong tháng đầu tiên này, việc quan trọng nhất chính là bổ sung axit folic – dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic từ các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.

2. Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi tháng thứ hai

+ Sự phát triển của thai nhi

Sau 1 tháng, bé yêu của mẹ đã dài xấp xỉ một hạt đậu phộng. Nhỏ bé thế thôi nhưng sự thật là bé đã lớn hơn lúc vừa được thụ tinh rất nhiều lần rồi đấy mẹ ơi! Tim của bé cũng đã lớn hơn và chấp hành “nhiệm vụ” vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tim thai của bé lúc này cũng đã hoạt động. Thậm chí, nếu siêu âm trong tuần thứ 6, mẹ có thể nhìn rõ nhịp đập của tim, đồng thời gan, tuyến tụy, phổi, và dạ dày của bé cũng có thể được nhìn thấy. Mặc dù trong tháng này, bộ phận sinh dục của bé cũng đã thành hình nhưng vẫn chưa thể xác định được giới tính của bé.

+ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2

Cần nhớ rằng trong ba tháng đầu, mẹ bầu chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, thậm chí chỉ khoảng 0,4kg -1,7kg cũng ổn. Nhiều mẹ bị ốm nghén nên còn bị sút cân.

Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ tháng thứ 2 cần đa dạng, và thuộc nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, mẹ bầu cần cố gắng hạn chế dùng thức ăn nhiều năng lượng, chất béo và đường. Tiếp tục uống sữa bầu có bổ sung axit folic và canxi mẹ bầu nhé.

3. Tháng thứ 3

+ Sự phát triển của thai nhi

Tuy chưa rõ các giác quan nhưng khuôn mặt và hình hài của bé cưng đã dần hình thành ở tháng thứ ba của thai kỳ. Bé yêu của mẹ đã có thể mỉm cười hoặc làm một khuôn mặt hài hước. Đến giai đoạn này, tiểu bảo bối của mẹ sẽ nặng khoảng 28 gram và vô cùng tinh nghịch.

+ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3

Chúc mừng mẹ bầu đã vượt qua 2 tháng đầu tiên ăn uống khó khăn do buồn nôn, ốm nghén, mất ngủ. Đến tháng thứ 3, cảm giác khó chịu do ốm nghén của mẹ sẽ giảm đi trông thấy và mẹ có thể bắt đầu quay lại ăn đúng như trước:

  • Tiếp tục ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, mẹ bầu nên tăng khoảng 0,4 – 1,7kg.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Cắt giảm đồ ăn vặt không thân thiện như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến.
  • Uống ít nhất 8 ly nước (#200ml) mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Tiếp tục uống sữa bầu giàu canxi và có thể bổ sung thêm vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

4. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 4

+ Sự phát triển của thai nhi

Bước qua tháng đầu của tam cá nguyệt thứ 2, bé đã dài khoảng 20 cm từ đầu đến chân. Thai nhi đã bắt đầu phát triển các cơ quan tiêu hóa. Nhau thai trong tháng này cũng đã phát triển hoàn chỉnh với dây rốn bắt đầu tăng năng suất hoạt động chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ cho thai nhi. Vậy nên từ giai đoạn này, mẹ đừng quên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để bé yêu có thể phát triển tốt nhất nhé!

Một lưu ý với mẹ là thời điểm này, vì khá nhạy cảm với âm thanh nên nếu xung quanh có tiếng động lớn sẽ khiến bé bị giật mình đấy. Do đó, nếu cho bé yêu nghe nhạc, mẹ hãy nhớ chọn những bài nhẹ nhàng và không âm lượng quá lớn nhé!

+ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4

Tháng thứ 4 của thai khi bụng đã xuất hiện lấp ló cũng là thời điểm mẹ bầu nên chú trọng nhiều đến việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng. Từ giai đoạn này, mẹ bầu nên chú ý ăn bổ sung các thực phẩm giàu sắt vì nhu cầu chất sắt cao do sự gia tăng của lưu lượng máu.

Nhớ bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu máu vì thiếu Sắt, mẹ bầu nhé!

Nhớ bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu máu vì thiếu Sắt, mẹ bầu nhé!

Mẹ bầu có thể bổ sung sắt từ những nguồn thực phẩm bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm và những thực phẩm giàu vitamin C như cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn vào thực đơn hằng ngày. Nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu uống thêm viên sắt. Quan trọng là mẹ bầu không nên bỏ bữa hay nhịn ăn. Tối thiểu mỗi 4 giờ, mẹ bầu nên nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để không bị buồn nôn, mệt mỏi, ợ nóng và buồn ngủ.

5. Tháng thứ 5

+ Sự phát triển của thai nhi

Bé cưng của mẹ đến tháng thứ 5 sẽ có hình dáng tương tự như một trái dừa với chiều dài khoảng 25 cm và nặng khoảng 400 gram. Khắp người bé đã được bao phủ bởi lớp lông tơ để giữ ấm. Nhằm bảo vệ da bé trong nước ối, các tuyến trong da đã bắt đầu tiết Vernix – một loại “kem dưỡng” có nhiệm vụ như một “hàng rào” chống thấm nước. Bé lúc này cũng đã bắt đầu hình thành phản xạ mút nên mẹ đừng quá ngạc nhiên khi thấy con đưa tay vào miệng trên màn hình siêu âm nhé!

+ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Những tháng ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 thường được xem như tuần trăng mật của mẹ bầu và thai nhi vì đây là khoảng thời gian thoải mái, dễ chịu nhất. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng và năng động hơn hẳn so với hai kỳ tam cá nguyệt còn lại.

Cơ thể mẹ bầu thời điểm này đã trở nên cồng kềnh hơn do sự tích nhiều nước trong cơ thể. Vậy nên, thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu lúc này cần hạn chế thức ăn mặn, cắt giảm lượng muối khi nêm nếm, không nên ăn những thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.

Đồng thời, mẹ bầu cần thường xuyên uống đủ 8 ly nước (#200ml) mỗi ngày cộng thêm các loại nước lành mạnh khác để cơ thể lọc bớt những chất lỏng không cần thiết, giúp mẹ bầu cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Hãy tiếp tục duy trì canxi bằng các thực phẩm từ sữa và thực đơn ăn uống hằng ngày để giúp bé phát triển hệ xương và răng vững chắc.

Không còn ốm nghén nhưng có thể giờ đây, mẹ bầu lại cảm thấy thèm ăn nhiều thứ. Hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị thiếu chất, chẳng hạn như thèm thịt đỏ là thiếu Sắt. Nhưng nếu thèm ăn ngọt thì mẹ hãy cố gắng kiêng nhé!

6. Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi tháng thứ 6

+ Sự phát triển của thai nhi

Nếu mẹ siêu âm trong tháng này, mẹ có thể thấy rõ bé cưng đang giơ tay chào mẹ đấy! Lúc này, các ngón tay của bé đã phát triển đầy đủ và có thể di chuyển một cách thuần thục rồi nhé! Cuối tháng thứ 6, bé yêu của mẹ có chiều dài khoảng 30 cm và nặng gần 1 kg. Hệ miễn dịch của bé đang phát triển và bắt đầu hình thành các kháng thể của riêng mình. Bé cũng có thể tiếp nhận được tất cả âm thanh xảy ra xung quanh với xương tai trong và đầu mút thần kinh não đã phát triển đầy đủ. Thậm chí, bé còn có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài, chẳng hạn như bé có thể chuyển động và thay đổi nhịp tim mỗi khi mẹ trò chuyện hoặc cho bé nghe nhạc.

+ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Đến cuối tháng này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đói liên tục vì bé yêu đã lớn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Vài lời khuyên về dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thời điểm này:

  • Thỏa mãn cơn đói bằng những thực phẩm lành mạnh nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.

Luôn bổ sung thực phẩm lành mạnh trong thai kỳLuôn bổ sung thực phẩm lành mạnh trong thai kỳ

  • Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nâu giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón thai kỳ.
  • Nếu bác sĩ có kê toa bổ sung vitamin, mẹ bầu đừng quên uống bổ sung mỗi ngày nhé.

7. Tháng thứ 7

  • + Sự phát triển của thai nhi
  • Bước sang tam cá nguyệt thứ 3, não bộ của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh, các lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu hình thành giúp da bé căng hơn. Bé đã có khả năng điều chỉnh thân nhiệt của bản thân tuy vẫn còn cao hơn thân nhiệt của mẹ.Bé đã có thể mở mắt và khá “nhạy cảm” với sự thay đổi ánh sáng trong tử cung. Tai của bé cũng trở nên nhạy hơn. Hãy thường xuyên trò chuyện với bé, nhất là những lúc cảm thấy bé yêu đang giật mình mẹ nhé, giọng nói ấm áp, quen thuộc của mẹ sẽ giúp bé bình tĩnh trở lại.+ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7Càng gần đến thời điểm về đích, mẹ bầu càng phải đối mặt với khá nhiều tác dụng phụ của thai kỳ. Do đó, muốn vượt qua giai đoạn này một cách suôn sẻ, mẹ bầu hãy tham khảo những lời khuyên về dinh dưỡng sau nhé:
    • Không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, đồng thời cũng không bao giờ ăn quá no để tránh chứng ợ nông – tình trạng xảy ra do áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Mẹ bầu có thể ăn nhẹ bổ dưỡng 3 giờ/lần, không dùng thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ hay thức ăn cay. Ngủ với gối cao cũng sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn và hạn chế tình trạng này.
    • Không ăn thực phẩm nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên để tránh chân tay bị phù nề do cơ thể tích nước. Đồng thời, mẹ bầu cần dành thời gian vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.
    • Hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ để phòng tránh táo bón khi mang thai xảy ra do mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa. Đừng quên uống nhiều nước nữa mẹ bầu nhé!
    • Đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để tránh cơ thể bị thiếu máu gây mệt mỏi và buồn ngủ. Mẹ bầu cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh và đừng quên vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ sắt hơn.

8. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 8

+ Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi trong giai đoạn này đã phát triển gần như đã đầy đủ, cân nặng của bé cũng tăng với một tốc độ “chóng mặt”. Bé cưng sẽ hoàn thành một nửa trọng lượng “chỉ tiêu” sau khi chào đời chỉ trong 2 tháng cuối thai kỳ,

Lúc này, lớp lông tơ bao phủ sẽ dần biến mất trong khi tóc của bé bắt đầu dày lên. Một số bé sẽ chào đời với một cái đầu đầy tóc nhưng một số khác chỉ loe hoe vài cọng. Tuy nhiên, có thế nào, mẹ cũng đừng lo lắng vì mọi chuyện sẽ sớm thay đổi trong 6 tháng đầu sau sinh.

+ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8

Cần tiến gần đến cuối chặng đường mang thai, nhiều mẹ bầu không giấu được sự lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên dành thời gian này để chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu và thư giãn, nghỉ ngơi, tận hưởng trọn vẹn nhất có thể. Lúc này, ưu tiên hàng đầu chính là bổ sung omega-3 để hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển trí não của bé. Những thực phẩm giàu chất béo lành mạnh mà mẹ bầu có thể bổ sung là các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc bổ sung thêm omega-3 từ các nguồn khác trong những lần khám thai của mình.

9. Tháng thứ 9

+ Sự phát triển của thai nhi

Sẽ có một sự tăng trưởng với một tốc độ vượt bậc ở 4 tuần cuối thai kỳ, bé cưng lúc này đã chuẩn bị sẵn sàng với các cơ quan hầu như “đủ chuẩn”. Đếm tháng thứ 9, mẹ bầu hãy tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời vì lúc này bé cưng đã đủ sức khỏe để có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

+ Dinh dưỡng thai kỳ

Đến gần cuối tháng 9, mẹ bầu nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ tùy theo thể trạng trước khi mang thai. Đừng vì quá bận rộn cho việc chào đời của bé cưng mà thời gian này mẹ bầu lơ là ăn uống nhé. Để bắt kịp với tốc độ phát triển chóng mặt của bé, mẹ bầu cần tiếp tục duy trì chế độ ăn uống đa dạng và cân đối:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tuyệt đối không bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.
  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để duy trì hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị lượng sữa cho con bú sau này.
  • Uống nhiều nước, không ăn thức ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.
  • Cố gắng không ăn thức ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá mức
  • Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh.
  • Tăng cường thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón thai kỳ.
  • Không quên bổ sung thêm chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
  • Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 hỗ trợ trí não bé phát triển toàn diện.
  • Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê (nếu có)
  • Không ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.

Giải pháp hoàn thiện dinh dưỡng thai kỳ

Để thai kỳ diễn ra suôn sẻ và khỏe mạnh, mẹ bầu đừng quên uống sữa bầu Optimum Mama Gold – sản phẩm dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thời kỳ mang thai như:

  • Chất xơ tiêu hóa hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ
  • Các vitamin A, C, D và khoáng chất như kẽm, selen giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch cho mẹ, hạn chế bệnh tật trong suốt thai kỳ.
  • Các dưỡng chất DHA, taurin và cholin giúp hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé.
  • Uống 2 ly mỗi ngày đáp ứng 100% nhu cầu axit folic theo nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia giúp phòng ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ.
  • Canxi, phốt pho, magiê, kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe.

Optimum Mama Gold giúp mẹ tăng đề kháng, bé thông minh

Optimum Mama Gold giúp mẹ tăng đề kháng, bé thông minh

Những lưu ý khác để có thai kỳ khỏe mạnh

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu đừng quên thực hiện những điều sau:

+ Tiêm phòng trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu sẽ hoạt động kém hơn bình thường, dẫn đến nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh. Tuy một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường nhưng cũng có số khác gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé cưng trong bụng. Vậy nên, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ bầu không gặp phải những nguy hiểm không đáng có này. Đây cũng chính là lý do các bác sĩ thường khuyến cáo tất cả bà mẹ tương lai nên đi tiêm phòng để phòng tránh một số bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

+ Lịch khám thai định kỳ

Hãy tuân thủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là những tuần thai cuối mẹ bầu nhé!

Hãy tuân thủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là những tuần thai cuối mẹ bầu nhé!

Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu có thể theo sát sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong suốt chặng đường mang thai, có 3 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua:

  • Khám thai tuần 11-13 của thai kỳ để đo độ mờ da gáy, giúp dự đoán một số bất thường trong nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… Chỉ số này càng thấp càng tốt.
  • Khám thai tuần tuần 21-24 giúp chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v
  • Khám thai tuần 30-32 của thai kỳ nhằm phát hiện một số vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, hỗ trợ các bác sĩ nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân chính gây suy thai và ngạt sau sinh v.v
  • Khám thai tuần 35 – 36 tuần trước khi sinh.

Bên cạnh những điều trên, mẹ bầu nhớ dành thời để luyện tập thể dục phù hợp thể chất 30 phút mỗi ngày và dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn để quá trình phát triển của thai nhi diễn ra như ý nhé. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!