Thông Tin Dinh Dưỡng

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TRONG 6 TUẦN ĐẦU

Ngày đăng:

07/08/2016

Nhiều mẹ bầu không nhận ra mình đang mang thai trong khoảng 6 tuần đầu tiên nhưng đây lại là thời gian thai nhi phát triển rất nhanh. Chúng ta cùng tìm hiểu sự phát triển của bé và những thay đổi của cơ thể mẹ theo từng tuần trong giai đoạn này nhé.

Mẹ có thắc mắc bé yêu sẽ phát triển thế nào trong những tuần đầu không?

Mẹ có thắc mắc bé yêu sẽ phát triển thế nào trong những tuần đầu không?

Tuần 1

Sau hai tuần hình thành phôi thai, bạn đã bước vào giai đoạn khởi đầu của chặng đường mang thai. Ở tuần đầu tiên, thai nhi chỉ bé bằng đầu pin và vẫn chỉ là một cụm tế bào nhưng sẽ nhanh chóng phát triển bằng cách nhân lên và phân chia liên tục trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Mới chỉ ở tuần đầu nên các dấu hiệu mang thai vẫn chưa xuất hiện, cơ thể mẹ chưa có gì thay đổi. Hãy luôn nhớ bổ sung axit folic và tránh xa các mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào đầu thai kỳ như thuốc trừ sâu, các loại hóa chất, tia X, đồ uống có cồn,…. Tuyệt đối không dùng thuốc nếu không được chỉ định.

Tuần 2

Đây chính là thời gian phôi thai (túi phôi) di chuyển vào tử cung và tìm vị trí thích hợp để “tạm trú” trong suốt 38 tuần tới. Sự kiện này thường xảy ra vào kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên có thể bạn sẽ bị ra máu nhẹ trong tuần thứ 2 này.

Bé con ở tuần 2 chỉ bằng một hạt giống và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Lúc này, ba lớp tế bào riêng biệt đã bắt đầu hình thành gồm:

  • Lớp ngoại bì: Chính là da, mắt, tóc, hệ thần kinh, não bộ và cả men răng của bé sau này.
  • Lớp giữa (trung bì): Sẽ là xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch (máu).
  • Các lớp bên trong (nội bì): Sau này sẽ trở thành cơ quan nội tạng của bé.

Đến thời điểm này, cơ thể của mẹ đã bắt đầu có những thay đổi và có thể có những biểu hiện sau:

  • Bị chuột rút và cảm thấy căng cứng vùng xương chậu. Có cảm giác đầy hơi hoặc trung tiện nhiều hơn.
  • Bắt đầu xuất hiện những cơn buồn nôn, đặc biệt là buổi sáng.
  • Ngực bị cương và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn.
  • Đi tiểu nhiều hơn.
  • Có thể xuất một ít máu.

Tuần 3

Giờ đây, em bé đã dần hình thành. Nếu bạn đi khám bác sĩ ở thời điểm này, bạn sẽ được cho biết ngày dự sinh của bé và bạn có thể bắt đầu đếm ngược đến giờ phút trọng đại rồi đấy.

Ở tuần 3, bé con có gì thay đổi?

  • Bạn có thể đã nhìn thấy bé trên màn hình siêu âm – một chú nòng nọc nhỏ cỡ hạt cam hay đầu ngón tay.
  • Kỳ diệu hơn, bạn cũng có thể trông thấy một trái tim non nớt đã bắt đầu các nhịp đập đưa máu lưu thông khắp cơ thể.
  • Vách ngăn tim của bé vẫn chưa hoàn chỉnh.
  • Não bộ cùng tủy sống đã bắt đầu hình thành và bé đã có thể cảm nhận được nhịp đập từ trái tim mẹ. Đây chính là sợi dây mẫu tử nuôi dưỡng cảm xúc sau này của bé.

Cùng với sự phát triển của bé, cơ thể mẹ cũng có những thay đổi với những biểu hiện sau:

  • Những cơn buồn nôn xuất hiện nhiều hơn trong ngày.
  • Bạn có thể cảm thấy yếu người hoặc đầu óc quay cuồng, cần phải ngồi nghỉ nhiều hơn.
  • Khứu giác trở nên cực kỳ nhạy cảm
  • Căng và khó chịu ở bụng
  • Ngực đau tức, nặng nề và nhạy cảm hơn.

Tuần 4

Ở giai đoạn này, các bác sĩ đã có thể đo được kích thước của thai nhi. Trung bình, thai kỳ 4 tuần tuổi sẽ dài khoảng 5 – 6mm. Bé sẽ có nhiều sự thay đổi lớn diễn ra mỗi ngày, kể cả khi mẹ đang ngủ:

  • Đầu của bé vẫn còn rất lớn so với cơ thể, nhưng đã có thể nhìn thấy những nếp gấp nhỏ trên phần khuôn mặt và hàm.
  • Phía bên hông cơ thể xuất hiện những chồi nhỏ là tay và chân sau này.
  • Hai bên đầu hình thành những hốc nhỏ, sau này sẽ trở thành các ống tai của bé.
  • Mắt và mũi bắt đầu hình thành.
  • Nhịp tim của bé có thể nhìn thấy qua siêu âm âm đạo và vào khoảng 80 nhịp/ phút (80 BPM).
  • Hình thành các cơ quan nội tạng quan trọng: Gan, thận và thậm chí là phổi.
  • Hàm, cằm và má của bé bắt đầu hình thành và lớn lên nhanh chóng.

Trên cơ thể mẹ, các triệu chứng ở tuần trước tiếp tục diễn ra với mức độ nặng hơn:

  • Nôn nhiều hơn, nhạy cảm hơn với mùi, mệt mỏi hơn.
  • Bắt đầu có cảm giác thèm ăn đến đói lả, thậm chí với các món trước đây không hề thích.
  • Ngực và núm vú càng lúc càng nhạy cảm hơn. Bạn có thể thấy ngực hiện rõ các tĩnh mạch xanh còn đầu ngực chuyển màu sậm.
  • Dịch âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn và nếu quá nhiều, có mùi và ngứa ngáy, bạn nên lập tức đến bác sĩ kiểm tra.
  • Cơ thể hầu như tiết nước bọt nhiều hơn.
  • Bạn có thể bị đau đầu khoảng từ tuần 4. Khi ấy, đừng uống thuốc, hãy giải quyết bằng các phương pháp giảm đau tự nhiên như massage da đầu, chườm túi nước nóng, uống nước hoặc ăn món gì đó bổ cho cơ thể.
  • Bắt đầu có dấu hiệu tăng cân.

Tuần 5

Mặc dù chưa cảm nhận được hoàn toàn sự hiện diện của bé nhưng sự thật, bạn sắp bước qua phân nửa tam cá nguyệt đầu tiên. Ở tuần 5, bé cưng của bạn đã lớn bằng hạt bắp hay một quả nho còn tử cung của bạn thì bằng với một trái cam cỡ trung. Bạn vẫn chưa cảm nhận được sự xoay chuyển của bé đâu nhưng bé đã lớn hơn khoảng 10.000 lần so với giai đoạn đầu thụ thai. Những thay đổi của thai nhi tuần 5, đặc biệt là sự tăng trưởng tập trung vào não bộ:

  • Khoảng 100 tế bào não mới của bé được hình thành trong mỗi phút.
  • Xương bắt đầu hình thành.
  • Khuôn mặt rõ dần rõ từng đường nét.
  • Đầu của bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.
  • Miệng và lưỡi bắt đầu hình thành cùng với tay và chân.
  • Bắt đầu hình thành các tuyến sinh dục nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác giới tính của bé.
  • Hai quả thận đã nằm đúng vị trí. Dù chưa thực hiện nhiệm vụ lọc máu, chúng đã bắt đầu hoạt động thải nước tiểu.

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 5:

  • Có thể bị táo bón, do nội tiết tố progesterone tăng cao. Vì vậy, bạn cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn.
  • Tiếp tục các tình trạng nôn ói và thậm chí là nóng trong ngực.
  • Phải nuốt nước miếng liên tục.
  • Nổi nhiều mụn.
  • Luôn thấy nóng bức.
  • Phần bụng có vẻ lớn hơn.
  • Cảm giác mệt mỏi kinh khủng và thiếu ngủ trầm trọng. Đừng lo, năng lượng của bạn sẽ trở lại bình thường sau 3 tháng đầu.

Tuần 6

Mẹ đã trải qua phân nửa giai đoạn 1. Lúc này, thai nhi của bạn sẽ có những thay đổi sau:

  • Dài chưa tới 1 cm và đã mất đi cái đuôi nhỏ xíu. Đầu và trán rất to còn thân mình bé tí.
  • Hình thành chóp mũi.
  • Các ngón tay, ngón chân, môi, mí mắt và chân đang ngày càng rõ nét hơn. Đôi mắt còn gần hai bên thái dương hơn.
  • Xuất hiện các van tim và những đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi.
  • Đã xuất hiện những đường nét nho nhỏ ở đầu các chi nơi mà các ngón chân và ngón tay sẽ thành hình.
  • Bắt đầu có vài cử động rất nhỏ, không chủ ý. Vẫn trong hình dạng chữ C, di chuyển thấp thoáng bên trong tử cung.
  • Bé đã có thể gập cánh tay ở phần khuỷu tay và cổ tay nhờ xương đã hình thành.

Song song đó, thể trạng của mẹ sẽ có những thay đổi ở tuần 6:

  • Bụng lớn hơn.
  • Vẫn còn buồn nôn.
  • Cảm giác nặng và đầy ở vùng chậu có thể trở nên rõ nét hơn.
  • Cảm thấy vòng eo dày hơn bình thường.
  • Mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Bắt đầu chịu những cơn đau ở vùng thắt lưng.

Hy vọng với những thông tin trên, mẹ đã có đủ thông tin cần thiết để chuẩn bị về tinh thần lẫn sức khỏe cho 6 tuần đầu đời của bé yêu. Trong giai đoạn này, hãy để Optimum Mama đồng hành cùng mẹ. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!

Bác sĩ Lê Quang Thanh

GIám đốc bệnh viện Từ Dũ