Hiện tượng đi ngoài rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đi ngoài kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Nhiều bà mẹ cho rằng sữa mẹ có thể chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh. Sự thật về phương pháp điều trị này là như thế nào?
Khi bé yêu bị đi ngoài, ba mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những phương pháp khắc phục an toàn, hiệu quả nhất nhé. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài ở trẻ sơ sinh.
Đi ngoài do mọc răng là hiện tượng thường gặp ở hầu hết các bé sơ sinh. Khi răng mọc lên và làm nứt lợi, bé sẽ bị nhiêm nhẹ ở lợi, sức đề kháng suy giảm dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng đi ngoài khi bé mọc răng có thể kéo dài 1-2 ngày.
Tiêu chảy cấp là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh do virus rota, vi trùng…gây ra. Bố mẹ cần có giải pháp chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh kịp thời; tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc trẻ bị kiệt sức do mất nước kéo dài.
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh trẻ nhỏ còn non yếu nên rất dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh trẻ nhỏ thường gặp do trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc do nguồn thức ăn.
Với những bé bú sữa mẹ, mẹ ăn món chứa những dưỡng chất gì cũng có nghĩa là bé sẽ dung nạp những dưỡng chất đó. Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ có vấn đề, ăn những món nhiều dầu mỡ, rau sống không an toàn, có thể sẽ khiến bé bị đi ngoài nhiều hơn.
Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để có cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Thông thường, trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng nếu mỗi ngày đi ngoài 5-7 lần, phân đôi khi lỏng, có nước, hoa cà, hoa cải… Nếu các biểu hiện khác của trẻ vẫn bình thường, không bị sốt và phân không có mùi thì không sao cả. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng dưới đây, bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra ngay
Một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất của tiêu chảy là mất nước. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng mất nước diễn ra rất nhanh. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời như sốc, hôn mê, suy thận, suy hô hấp.
Các triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý là:
Khi có các triệu chứng trên, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ.
Ngoài ra, cũng cần đưa con đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:
Trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ bị đi ngoài kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể kém được hấp thu và dễ bị đào thải dẫn đến trẻ chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
Rối loạn tiêu hóa kéo theo sức đề kháng suy giảm, trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh lý về nhiễm khuẩn. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến trẻ bị vòng xoáy bệnh lý nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu khóa – kém hấp thu – suy dinh dưỡng – suy giảm miễn dịch – nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa! rất khó điều trị.
Đi ngoài kéo dài khiến cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mệt mỏi. Trẻ có thể sẽ chán ăn, lười ăn và thậm chí là bỏ ăn. Như vậy, trẻ sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất để bù lại.
Cho con bú sữa mẹ là một trong những cách chữa đi ngoài an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh. Khi bé bị đi ngoài, mẹ nên tăng cường cho con bú sữa mẹ giúp con yêu tăng sức đề kháng, sớm phục hồi. Mẹ cần bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa; tránh những thực phẩm dễ gây kéo dài tình trạng đi ngoài của bé.
Các nhóm thực phẩm nên tránh ăn trong thời gian cho con bú
Đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành… có thể là thủ phạm gây dị ứng cho con. Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ mắc chứng dị ứng vì mẹ “nghiện” các thực phẩm quen thuộc này. Tốt nhất, trong thời gian cho con bú, mẹ tạm quên các món hợp khẩu vị mà khiến trẻ dịn ứng này nhé.
Thức ăn đường phố, các món ăn cũ hâm nóng lại, những món đặc sản không rõ nguồn gốc… Thực phẩm hết hạn sử dụng, trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Bé vô tình tiếp nhận các loại vi khuẩn này và mắc tiêu chảy.
Việt Nam có rất nhiều món “độc” như hột vịt lộn, rau sống, gỏi cá, nem chua, các loại mắm… Các loại thực phẩm này có nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng ẩn nấp. Mẹ không thể nhận biết bằng mắt thường nên tốt nhất nên tạm ngừng ăn.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mong manh và nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của chất hóa học, trong đó có thuốc. Các loại mẹ uống như thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, thuốc bổ sung vitamin, chất sắt… đều có thể tác động tới con.
Do vậy, đa số các loại thuốc, thực phẩm chức năng thường đều có khuyến nghị cấm phụ nữ mang thai và mới sinh. Muốn dùng thuốc, mẹ nên tham vấn bác sĩ.
Cà phê, thuốc lá, rượu, trà thảo mộc… những loại thức uống có chất kích thích như caffeine, nicotine đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Bé uống vào sẽ kích ứng đường ruột gây tiêu chảy.
Món ăn có nhiều tiêu, ớt, các gia vị cay nồng, thức uống có gas như nước ngọt, thức uống có cồn… Những món này theo sữa thâm nhập hệ tiêu hóa non yếu của bé, gây triệu chứng tiêu chảy khó chịu cho con.
Dầu mỡ, đồ chiên, trái cây tươi, rau sống không bảo đảm an toàn thực phẩm cũng là những món mẹ nên tránh dùng trong giai đoạn này.
Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ là cách dễ nhất và tự nhiên nhất để giúp con điều trị chứng tiêu chảy. Lúc này, mẹ cần ăn theo chế độ bảo đảm đủ năng lượng, dưỡng chất và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm đủ bốn nhóm chất, bột đường, đạm, béo, rau củ quả và uống đủ nước.
Mẹ cũng lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ bị tiêu chảy, tùy vào lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để có chế độ ăn thích hợp
Tiếp tục cho con bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không bú sữa mẹ, bạn nên cho trẻ ăn sữa trẻ thường dùng nhưng chia nhỏ bữa và tăng số lượt.
Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế, bé nên bổ sung một ít món giàu dưỡng chất như thịt nạc, thịt cá, trứng… Cho con uống nước ép chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm,… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C,…
Bé cần uống sữa nhiều hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất. Bé trên 6 tháng tuổi có thể uống bổ sung 50-100ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài.
Nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy
Mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây để bổ sung chất xơ, ổn định hệ tiêu hóa
Hy vọng những cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh trên sẽ giúp ích cho mẹ trong việc nhanh chóng giúp bé yêu khỏe mạnh trở lại. Hãy nhớ rằng sữa mẹ lúc này còn là phương thuốc quý giá cho bé nên mẹ đừng quên duy trì uống 2-3 ly sữa Optimum Mama Gold có bổ sung hệ men vi sinh BB-12TM & LGGTM, chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC FOS và inulin mỗi ngày giúp bé sớm chấm dứt tình trạng đi ngoài, đồng thời còn tạo thêm nhiều nguồn sữa ngọt lành và dinh dưỡng cho bé yêu.