Thông Tin Dinh Dưỡng

TẤT TẦN TẬT VỀ CHẾ ĐỘ ĂN DẶM GIÚP BÉ 1 – 2 TUỔI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Ngày đăng:

27/08/2016

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của bé tuổi tập đi. Lúc này, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà bé cần bổ sung thêm từ các bữa ăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ xây dựng chế độ ăn giúp bé phát triển tốt nhất.

Bé 1 – 2 tuổi cần ăn 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ trong một ngày

Bé 1 – 2 tuổi cần ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ trong một ngày

Chế độ dinh dưỡng của bé 1 – 2 tuổi

  • Bé ở tuổi tập đi cần có 3 bữa ăn chính, xen kẽ là các cữ bú và bữa ăn nhẹ để bổ sung thêm dưỡng chất
  • Khẩu phần ăn của bé cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
  • 2-3 muỗng canh chất đạm băm nhuyễn (Thịt, cá, tôm, cua, trứng… Nếu mẹ nấu cháo nước xương, hãy cho bé ăn cả phần thịt vì chứa nhiều chất đạm).
  • 2 muỗng rau lá hoặc củ băm nhuyễn (rau muống, rau dền, bí đỏ, cà rốt…)
  • 1-2 muỗng dầu ăn
  • Thêm bột hoặc cháo cho đầy chén
  • Thực đơn của bé cần cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương, răng, tạo máu, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ các chức năng sinh lý của cơ thể bé
  • Sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm sữa như phô mai vô cùng quan trọng cho sự phát triển đầu đời của bé.
  • Ngoài cháo và bột, có thể tập các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui.

Chế độ ăn cho bé mọc răng

+ Giai đoạn 9 – 13 tháng

Mẹ có thể cho bé ăn thức ăn đặc hơn, rau nấu chín kỹ vì các răng bên cạnh răng cửa hàm trên về cơ bản đã “lộ diện” đầy đủ, đồng thời chức năng tiêu hóa của bé đã gần hoàn thiện.

+ Giai đoạn 13 – 18 tháng

Mẹ có thể giảm lượng thức ăn lỏng, tăng thức ăn đặc vì bé đã ăn được cháo đặc, cơm nấu nát, bánh mì và các loại rau nấu chín tới nhờ 8 – 12 chiếc răng cùng hàm răng “sung sức” hơn trước.

+ Giai đoạn 16 – 20 tháng

Khi 20 chiếc răng sữa xinh xắn của bé hình thành, đây chính là giai đoạn bé bắt đầu chuyển sang ăn cơm, mì, bánh mỳ và một số thức ăn của người lớn rồi đấy mẹ ơi.

 

Những lưu ý quan trọng

  • Cơ thể bé hằng ngày cần nhiều chất dinh dưỡng. Việc cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên là rất cần thiết.
  • Mẹ có thể bổ sung các món ăn phụ như sữa chua, phô mai, bánh, kem, chuối, đu đủ, nho…
  • Trước bữa ăn chính 1,5 – 2 tiếng, mẹ không nên cho bé ăn vặt để tránh “ngang dạ”, làm bữa chính mất ngon.
  • Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
  • Nếu trẻ ăn bột, cháo ít, hãy bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các món ăn nhẹ khác hoặc uống thêm sữa, thay vì ép ăn hết cháo.
  • Mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ vì lúc đó cơ thể bé sẽ hấp thu được tối đa lượng canxi có trong sữa chua.
  • Váng sữa là nguồn cung cấp năng lượng rất cao, có thể dùng làm thức ăn tốt để điều trị suy dinh dưỡng, hoặc phục hồi cho bé sau ốm. Tuy nhiên, váng sữa không có nhiều dinh dưỡng và các giá trị dinh dưỡng cũng không cân đối như sữa thường. Tốt nhất là khi bé đạt 1 tuổi, mẹ mới nên cho bé tập ăn váng sữa. Bé 1-2 tuổi có thể ăn váng sữa với liều lượng 55g – 70g/ngày.
  • Bé vẫn cần được cung cấp đủ 500 ml sữa mẹ hàng ngày để phát triển tốt nhất. Trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc không thể cho bé bú, để lựa chọn đúng sữa công thức cho bé, mẹ cần ghi nhớ những dưỡng chất cần có để bé phát triển toàn diện gồm DHA, ARA, Lutein, Taurine, Canxi, Vitamin D, Đạm Whey, Probiotic và FOS. Những dưỡng chất này giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa táo bón, tăng cân tốt, từ đó phát triển thể chất lẫn trí tuệ.
  • Cần đặc biệt lưu ý nên cho bé ăn hoa quả sau bữa ăn chừng 20 phút, hạn chế cho bé ăn hoa quả trước lúc đi ngủ vì không tốt cho men răng của bé.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp mẹ xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học giúp bé phát triển tốt nhất. Chúc bé của mẹ luôn vui khỏe và phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn tinh thần nhé !

 

Một số bài viết liên quan về nuôi dạy con:

Ăn gì để cho con thông minh

Bí quyết tạo thói quen ăn uống hợp lý cho bé