Thông Tin Dinh Dưỡng

TUẦN 26 CỦA MẸ VÀ THAI NHI

Ngày đăng:

06/10/2016

Vậy mẹ cùng bé sắp trải qua hết các tuần tam cá nguyệt thứ 2 rồi đấy. Mẹ đã ra dáng một bà bầu lắm rồi, bắt đầu thấy đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân, đôi khi mẹ còn buồn nôn dữ dội do mùi thức ăn. Bài viết về tuần thai thứ 26 này sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về quá trình thai kỳ của mình.

Những thay đổi của bé

  • Tuần thai thứ 26, bé đã dài khoảng 36cm và nặng gần 1kg.
  • Bé đã có giờ thức – ngủ đều đặn tuy còn lệch “múi giờ” với mẹ. Bé có nhiều giấc ngủ nông (giấc ngủ với chuyển động mắt liên tục – REM), rất quan trọng cho não bộ.
  • Bé tiếp tục hít thở, bú, xoay người, đá, quơ quào và thỉnh thoảng có hiện tượng nấc cụt trong giai đoạn này.
  • Não bé đã xuất hiện những nếp nhăn và lồi lõm.
  • Từ giai đoạn này, tóc của bé sẽ phát triển rất nhanh. Một số bé được sinh ra với một mái tóc rõ ràng, tuy nhiên một số khác thì tóc rất mỏng không thể phân biệt được.

Những thay đổi ở mẹ

  • Mẹ có thể cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hay chuột rút cơ bắp chân do tử cung lớn và nặng hơn, gây áp lực lên tĩnh mạch máu và các dây thần kinh. Hãy xoa bóp, duỗi thẳng cơ bắp chân để giảm dần các cơn đau nhức mẹ nhen.
  • Đừng hoảng hốt nếu mẹ thấy những dấu đỏ trên bụng nhé. Dù chúng có màu đỏ rất rõ ràng nhưng sẽ trắng nhạt đi và khó phân biệt sau một năm.
  • Mẹ sẽ thấy khó khăn hơn khi ngồi xổm và gập người xuống.
  • Cảm giác khó tiêu và ợ chua vẫn còn
  • Giai đoạn này, vú của mẹ cũng bắt đầu sản xuất sữa non, một chất lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng, chứa rất nhiều kháng thể gồm các chất trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn. Đây là dấu hiệu tuyến vú của mẹ bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho bé cưng khi chào đời.

Thai tuần thứ 26, mẹ sẽ thấy đau lưng nhiều hơn vì vậy hãy chọn một chiếc ghế thật thoải mái mẹ nhé

Thai tuần thứ 26, mẹ sẽ thấy đau lưng nhiều hơn vì vậy hãy chọn một chiếc ghế thật thoải mái mẹ nhé

Lời khuyên cho mẹ

  • Nếu cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút, mẹ hãy ngồi yên vì có thể bé đang ở vị trí ngay trên bọng đái. Hãy nằm nghiêng để có thể thay đổi tư thế của bé mẹ nhen.
  • Đừng đắn đo cho việc mua một chiếc ghế thoải mái vì mẹ sẽ phải ngồi nhiều hơn trong suốt những tháng sau và cả sau khi sinh bé.
  • Thảo luận với bác sĩ về các biện pháp ngừa thai sau khi sinh.
  • Tham khảo chuyên viên y tế, bác sĩ, người thân hoặc bạn bè để biết thêm thông tin về cách cho bé bú. Nếu có thời gian, mẹ có thể tham dự các lớp hướng dẫn kỹ năng cho con bú.
  • Luyện tập thể dục để xoa dịu cảm giác đau lưng.
  • Mẹ nhớ không sử dụng đồ cay, nóng trong bữa ăn hàng ngày nhé. Nên duy trì thực đơn phong phú, sử dụng các thực phẩm chứa vitamin A (cà rốt, cà chua, thịt bò…). Mỗi ngày, mẹ hãy uống các sản phẩm sữa như Optimum Mama để bé được hỗ trợ phát triển tốt nhen. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe.

Rất nhiều bằng chứng cho thấy sức khỏe của bé trong và sau khi sinh ảnh hưởng rất nhiều từ cách mẹ chăm sóc bản thân mình. Vì vậy, hãy chiều chuộng và yêu thương bản thân mình nhiều hơn nữa mẹ nhen. Bên cạnh đó, mẹ có thể dành thời gian đọc sách về cách dạy con của người Nhật/ người Do Thái, tập hát ru cho con mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ và bé sau này đấy. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ nhé!

BS. Nguyễn Thu Vân

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk

 

Một số bài viết liên quan về mang thai:

Quá trình hình thành và phát triển thai nhi

Bà bầu mang thai nên uống sữa gì ?

Những điều bà bầu cần biết

Những món ăn tốt cho bà bầu