Hầu hết mẹ bầu sẽ hết ốm nghén khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Ðây là thời gian tuyệt vời vì những lo lắng có thể sẩy thai bất cứ lúc nào đã dần tan biến, đồng thời những sự chia sẻ và chúc mừng từ mọi người xung quanh khiến mẹ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần biết để chăm sóc thai nhi tốt nhất.
Bên cạnh những cơn đau không thể tránh khỏi do sự thay đổi của hormone và sự tăng trưởng của thai nhi, mẹ cần để ý và phát hiện những triệu chứng bất thường dưới đây để báo cho bác sĩ có biện pháp điều trị kịp thời
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu các cơn đau bụng không giảm kèm theo ra máu âm đạo mẹ nhé.
Thai nhi phát triển chậm thường thấy ở những mẹ bầu lớn tuổi hoặc những mẹ bầu đã có nhiều con trước đó. Những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng khi mang thai không đầy đủ cũng làm cho thai chậm phát triển. Tình trạng này có thể được chẩn đoán qua các lần đo kích thước vòng bụng khi đi thăm khám. Đây là dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng giữa các mẹ cần phải lưu tâm tránh em bé sau này sinh ra bị còi xương nhé.
Bất kỳ phụ nữ với thai sinh trước 37 tuần được coi là sinh non. Dấu hiệu của hiện tượng sinh non bao gồm: Chuột rút mạnh lan truyền xung quanh bụng, co thắt dữ dội, gây áp lực lên khung xương chậu và nâng cao tiết dịch âm đạo.
Huyết áp cao là 1 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng giữa là dấu hiệu của bệnh nhiễm độc thai nghén sớm hoặc tiền sản giật. Những triệu chứng này xảy ra từ tuần 20 của thai kỳ mang những triệu chứng như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu.
Nước ối là một trong những yếu tố duy trì sự sống của bào thai, vì vậy nước ối quá nhiều hoặc quá ít là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo thai nhi có thể bị tổn thương. Nước ối quá nhiều cho thấy có khả năng hệ thống thần kinh, tim phát triển không bình thường. Nước ối ít hơn 400 ml được coi là một chứng bệnh, có thể gây ra khiếm khuyết về thận hoặc phổi của thai nhi. Vì thế các mẹ thường xuyên đi khám để theo dõi về mức độ cân nặng, nước ối,…
Ngoài ra, những dấu hiệu bất thường khác cần lưu ý trong giai đoạn này là thai phụ nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, đau thượng vị, phù nhiều, tiểu gắt, tiểu buốt…
Mẹ nên nhớ căng thẳng quá mức cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé con trong bụng
– Uống nhiều nước, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý ăn nhiều chất xơ, nên ăn nhiều cá và rau xanh đậm.
– Tiêm VAT ngừa uốn ván.
– Bổ sung viên sắt mỗi ngày đến sau sinh 1-3 tháng.
– Bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày cho đến lúc cai sữa, hoặc có thể bổ sung canxi bằng sữa, phô mai…
– Mang giày thấp, tránh trơn trợt.
– Giữ lưng thẳng, không cúi khom người.
– Nằm kê chân cao.
– Thay đổi tư thế từ từ, nếu chóng mặt nên nằm nghiêng.
– Tập thể dục nhẹ nhàng.
– Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh.
– Tránh ăn nhiều tinh bột, thức ăn ngọt.
– Tránh ăn quá mặn.
Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Trung tâm Dinh dưỡng VNM