Cân nặng của bé có đạt chuẩn hay không luôn là một trong những mối quan tâm to lớn của mẹ. Nếu bé sơ sinh có dấu hiệu chậm tăng cân, mẹ không nên quá lo lắng mà trước hết, hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé tăng cân chậm, từ đó thực hiện các cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng.
Bé sơ sinh tăng cân chậm thường do một trong những nguyên nhân dưới đây:
+ Bé sinh non
Những bé sinh non khi mẹ còn ở tuần thai 34 – 37 thường có cơ thể yếu ớt, hệ miễn dịch còn kém và chưa phát triển được như các bé sinh đủ tháng. Thêm vào đó, các bé sinh non thường chưa hoàn thiện khả năng bú, nuốt và thở nên bú không được hiệu quả. Vậy nên, cân nặng của bé thường không tăng đều đặn và đúng chuẩn.
+ Khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài
Nếu mẹ giữ các khoảng cách giữa các cữ bú quá lâu thì bụng bé sẽ sinh ra nhiều khí gas, bé sẽ dễ bị đầy hơi. Do đó, bé sẽ không muốn ăn nên ít hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến cân nặng không tăng, thậm chí còn sụt cân.
+ Sữa của bé không được pha đúng công thức
Một số bé được chỉ định dùng sữa ngoài nhưng mẹ lại pha sữa công thức rất loãng vì sợ bé táo bón hoặc muốn tiết kiệm, điều này sẽ khiến bé không được nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Hơn nữa, pha sữa loãng còn gây hại cho bé vì buộc bé nạp quá nhiều nước. Vậy nên, để bé hấp thu đủ dưỡng chất và tăng cân khi được chỉ định dùng sữa công thức, bố mẹ cần chú ý pha sữa đúng như công thức mà nhà sản xuất đã hướng dẫn trên bao bì.
+ Tắm cho bé sau khi ăn
Nhiều mẹ thường tắm ngay cho bé sau khi ăn. Đây là một sai lầm lớn có thể khiến bé sụt cân hoặc tăng cân chậm. Bởi vì dạ dày của bé cần thời gian làm việc sau khi ăn. Do đó, nếu mẹ tắm ngay, quá trình tiêu hóa của bé sẽ bị cản trở, diễn ra chậm hơn, dẫn đến quá trình trao đổi chất cũng chậm. Hơn nữa, một số bé còn bị táo bón, nôn, khó tiêu vì tắm sau khi ăn nên tốt nhất, mẹ hãy tắm cho bé trước rồi mới cho bé ăn nhé!
+ Trẻ sơ sinh bị giun
Một khi bị giun, những dưỡng chất trong thức ăn sẽ bị giun ký sinh trong đường ruột hút bớt nên bé không thể tăng cân dễ dàng. Vậy nên, mẹ cần đưa bé khi khám khi nghi ngờ bé bị nhiễm giun để kịp thời điều trị. Một khi được trị hết giun, bé sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại, bắt kịp đà tăng trưởng cùng các bạn đồng trang lứa.
+ Do gen di truyền
Trường hợp được mẹ chăm sóc chu đáo, khoa học mà bé vẫn không tăng cân đúng chuẩn thì rất có thể là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, người thân hay bố mẹ có vóc dáng nhỏ gầy thì rất có thể bé yêu cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
+ Bé ngủ nhiều hơn bú
Cũng có khi bé sơ sinh chậm tăng cân là do bé lười, không chịu bú. Đôi khi, đến lúc bé bú nhưng bé lại chóng ngủ nên khiến việc bú sữa mẹ bị gián đoạn. Một thời gian dài chỉ bú một lượng rất ít đã ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Ngoại trừ lý do bé chậm tăng cân do các vấn đề về sức khỏe cần được điều trị, mẹ cần thực hiện các biện pháp sau để giúp bé sơ sinh nhanh chóng lấy lại cân nặng:
Đối với sự phát triển của bé sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, để cơ thể bé tái tạo và bù đắp lại năng lượng đã bị mất đi sau một ngày dài hoạt động, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển thể chất và não bộ của bé. Nếu bé không được ngủ đủ giấc hay giấc ngủ không sâu, bé sẽ thường quấy khóc, la hét, cơ thể bé sẽ mệt mỏi, từ đó quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng, không thể diễn ra bình thường và suôn sẻ…
Vậy nên, mẹ cần phân bố thời gian chơi và ngủ của bé phù hợp theo nhu cầu của bé. Ở tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ (tháng đầu đời), bé cần ngủ 16 – 20 giờ mỗi ngày.
Ở tuổi sơ sinh (tháng đầu đời), bé cần ngủ 16 – 20 giờ mỗi ngày
+ Cho bé bú đầy đủ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục duy trì đến khi được 24 tháng. Mẹ hãy cố gắng duy trì cho bé bú mỗi 2 – 3 giờ và không nên bỏ qua cữ bú đêm nhé.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho bé bú đúng cách, giúp bé bú được cả cả sữa đầu (sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú vốn chứa nhiều nước giúp bé giải khát, vừa chứa nhiều đường lactose, cung cấp năng lượng nhanh cho bé) lẫn sữa cuối (sữa chảy ra ở cuối đợt bú của bé, chứa nhiều dưỡng chất như đạm, chất béo…) để hấp thu tối đa dưỡng chất giúp tăng cân cho bé tốt nhất. Mẹ hãy cho bé bú hết một bên bầu vú này rồi mới chuyển bên kia, không nên vội đổi bên khi bé mới bú một ít.
Ngoài ra, trong thời gian cho bé bú, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, sử dụng các thực phẩm an toàn để đảm bảo nguồn sữa mẹ đủ dinh dưỡng, chất lượng để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Chế độ ăn hằng ngày của mẹ nên bổ sung những thực phẩm như: sữa, chuối chín, đậu, thịt gà, bơ, trứng, gừng, đào tươi, các loại trái cây và hạt sấy khô… Nếu bé đang bị thiếu cân, mẹ cần tăng thời gian và số lần cho bé bú. Cho bé bú đều hai bên và thay đổi các tư thế cho con bú thích hợp để bé có cảm giác ngon miệng và thích bú mẹ.
+ Cho bé ăn dặm đúng cách
Chỉ khi bé được tròn 6 tháng tuổi mẹ mới nên bắt đầu cho bé ăn dặm vì việc ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Mỗi phần ăn của bé cần có đủ 4 nhóm thực phẩm chất bột đường (các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt), đạm (ưu tiên đạm động vật, thịt, cá – tôm – cua, trứng, đậu – hạt các loại và sữa…), chất béo (ưu tiên dầu mỡ từ cá và dầu thực vật), vitamin – khoáng chất (rau quả xanh, đỏ, vàng…) và các loại rau củ có độ nhớt cao như đậu bắp, khoai môn, khoai mỡ, rau đay, mồng tơi để bổ sung chất xơ tiêu hóa hòa tan…
Khi mới bắt đầu ăn dặm, bé chỉ nên ăn bột ăn dặm từ gạo, trái cây, rau củ, ngũ cốc… được chế biến mịn, lỏng để bé dễ thích ứng và để hệ tiêu hóa của bé dễ thích ứng hơn với thực phẩm mềm mịn, ngọt, gần giống với hương vị sữa mẹ. Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể tăng dần số lượng và độ thô, đặc của thức ăn cũng như cho bé ăn tập làm quen với thịt, cá, hải sản…Hãy lưu ý những thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh như:
Lưu ý thêm rằng khi chế biến các món ăn dặm cho bé, mẹ đừng quên bỏ thêm một muỗng cà phê dầu ăn để tăng cường thêm năng lượng giúp bé tăng cân. Thức ăn dặm của bé khi chế biến cũng không nên bỏ thêm muối, đường và các gia vị khác vì sẽ khiến thận của bé hoạt động quá sức, gây nên các bệnh về thận, tiêu hóa trong tương lai.
Mỗi phần ăn của bé cần có đủ 4 nhóm thực phẩm chất bột đường, đạm, chất béo, vitamin
+ Nên massage cho trẻ sơ sinh mỗi ngày
Massage cũng là một trong các cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân. Đó là do massage không chỉ có tác dụng giúp bé sơ sinh thư giãn, ngủ ngon mà còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Được mẹ massage, hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó bé sẽ dễ tăng cân hơn.
Được mẹ massage, hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó bé sẽ dễ tăng cân hơn
+ Khuyến khích con vận động
Đừng quá lo lắng khi bé yêu quá hiếu động mẹ nhé! Việc thỏa thích trườn bò, chơi đùa sẽ giúp bé nhanh thấy đói và còn hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả hơn. Các hoạt động này sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra đầy đủ, các chất dinh dưỡng sau khi nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và tiêu thụ một cách phù hợp. Chưa kể, các hoạt động luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn, từ đó tăng cân nhanh hơn.
+ Cho bé nghe nhạc
Theo nghiên cứu của khoa học Israel, nhạc cổ điển, cụ thể là nhạc Mozart, không chỉ có khả năng kích thích sự phát triển não bộ ở các bé mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thể chất, hoàn thiện cân nặng cho các bé bị sinh non hay nhẹ cân bắt kịp đà tăng trưởng.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ sáng tỏ nguyên nhân khiến bé nhẹ cân, đồng thời nắm được các cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng. Chúc mẹ thành công trong cuộc chiến lấy lại cân nặng của bé, giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng để phát triển tối ưu trong giai đoạn vàng nhé!
Đọc thêm:
Từ lúc có bé, mẹ mới nhận ra niềm vui của mình trở nên giản dị làm sao. Chỉ cần thấy bé tăng cân, ăn ngon, ngủ ngoan đã mang đến hạnh phúc vô bờ cho mẹ rồi. Bài viết này sẽ giúp mẹ những phương pháp giúp bé tăng cân ngay từ những năm đầu đời.
Các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh phát triển tốt
Các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh phát triển tốt phải đáp ứng được những yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ, có thành phần giống sữa mẹ và cần có khẩu vị phù hợp với bé. Sữa tốt cho trẻ sơ sinh là sữa có dưỡng chất và công thức phù hợp với thể trạng và đặc điểm sức khỏe của bé, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi nào giúp bé mau lớn, khỏe mạnh?
Khi chọn sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi, mẹ cần kiểm tra thành phần để đảm bảo có những dưỡng chất giúp bé phát triển khỏe mạnh và tăng cân. Các dưỡng chất thiết yếu cần có trong sữa tăng cân cho bé 1 tuổi là protein, chất béo, vitamin và khoáng chất…