Thông Tin Dinh Dưỡng

NHỮNG NHÓM THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU BỊ THIẾU MÁU

Ngày đăng:

10/10/2017

Hiện nay, nguy cơ các mẹ bầu Việt Nam bị thiếu máu rất cao, tình trạng này còn phổ biến hơn với các mẹ mang thai đôi. Thiếu máu do thiếu sắt không chỉ nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu mà còn khiến thai nhi suy dinh dưỡng, dễ sinh non. Vậy khi thiếu máu, mẹ cần bổ sung những thực phẩm tốt cho bà bầu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu, mẹ bầu nhé!

1. Vì sao bà bầu dễ có nguy cơ bị thiếu máu?

Khi mang thai, cơ thể mẹ cần cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu để nuôi cơ thể mình và nuôi một mầm sống đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ. Đúng lúc này, nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ bị giảm một cách đột ngột. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giảm huyết sắc tố là do nó bị pha loãng hơn so với bình thường, thể tích máu bị gia tăng. Khi thai nhi càng phát triển, nồng độ huyết sắc tố càng giảm. Vì thế, mẹ bầu nên phát hiện nguy cơ thiếu máu càng sớm càng tốt.

Do cơ thể “bận rộn” hơn với việc tổng hợp dinh dưỡng để nuôi 2 cơ thể cùng một lúc nên nếu mẹ ăn uống quá “xơ xài” trong quá trình mang thai cũng dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu. Việc này xảy ra khi chế độ ăn của mẹ nghèo nàn, ít sắt và thiếu acid folic, thức ăn không có nguồn năng lượng đảm bảo…Nguy cơ thiếu máu do chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu dinh dưỡng sẽ xảy ra nhiều hơn với những mẹ có thể trạng gầy gò, ốm yếu hoặc bị ốm nghén nặng gây sụt cân khi mang thai.

Đối với những mẹ bầu mang đa thai, nguy cơ thiếu máu sẽ cao hơn những mẹ bầu mang đơn thai. Nếu trong quá trình mang bầu, mẹ bị mắc các bệnh liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây thiếu máu. Một trong số những nguyên nhân gây thiếu máu khác là mẹ bầu bị dọa sảy thai, bị xuất huyết thai kỳ,…

Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai tăng lên và trong thời kỳ hậu sản cũng tăng hơn bình thường. Mẹ cần đảm bảo đầy đủ hàm lượng sắt theo khuyến nghị để tránh nguy cơ thiếu máu.

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở mẹ bầu khác là mẹ mang thai hai lần quá sát nhau hoặc lần mang thai này quá gần với lần sảy thai trước. Khi đó, cơ thể mẹ không đủ thời gian để tích trữ lượng sắt cần thiết cho cơ thể tổng hợp máu khi mang bầu.

2. Dấu hiệu của mẹ bầu thiếu máu trong thai kỳ

Đôi khi, tình trạng nghén nặng cũng làm cơ thể mẹ bầu vô cùng khó chịu và không thể ăn được những thực phẩm tốt cho bà bầu. Và khi cơ thể có bất cứ biểu hiện nào khác thường, mẹ sẽ chủ quan và cho rằng đó chỉ là hậu quả của tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ hãy đọc và nghi nhớ thật kỹ những dấu hiệu dưới đây để “đọc vị” tình trạng thiếu máu càng sớm càng tốt mẹ nhé!

– Mẹ bầu có nước da tái xanh, yếu ớt, thiếu sức sống khác hẳn với khi người khỏe mạnh bình thường. Nếu nhìn vào phần niêm mạc trong mi mắt dưới, mẹ sẽ nhận thấy màu nhợt nhạt thay vì màu hồng như lúc khỏe mạnh.

– Cơ thể mẹ bỗng nhiên mệt mỏi, không có sức sống, không hào hứng với bất cứ việc gì, sức chịu đựng trước stress, công việc…cũng giảm rất nhiều. Vì thế mẹ dễ khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt, không kiểm soát được cảm xúc…

– Cơ thể mẹ bị suy giảm hệ miễn dịch. Mẹ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, nhức đầu…Mẹ cũng dễ bị lây bệnh từ người khác và khi đã mắc bệnh thì phải mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

– Mẹ thấy cảm giác khó thở, nhất là khi leo cầu thang, làm việc nhà nhẹ nhàng, đi bộ…

– Mẹ thường xuyên thấy đau đầu, choáng vàng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…thậm chí là ngất xỉu.

– Nhiều phụ nữ bỗng nhiên xuất hiện những triệu chứng kỳ quặc như thích ăn cát, đất sét…thay vì những loại thực phẩm cho bà bầu khác do cơ thể thiếu sắt trầm trọng.

Thiếu máu khiến mẹ bầu mệt mỏi, xanh xao và chóng mặt thường xuyên

Thiếu máu khiến mẹ bầu mệt mỏi, xanh xao và chóng mặt thường xuyên

3. Thiếu máu nguy hiểm như thế nào với cả mẹ lẫn con?

Các nghiên cứu khoa học đều chứng minh hiện tượng thiếu máu trong quá trình mang thai ở mẹ bầu vô cùng nguy hiểm với cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Thậm chí, nếu không được bổ sung thực phẩm tốt cho bà bầu vào chế độ ăn hàng ngày, thiếu máu có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề. Trước hết, với mẹ bầu, tình trạng thiếu máu làm tăng nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe cả trước, trong và sau sinh.

Mẹ bầu nếu bị thiếu máu sẽ bị tăng nguy cơ sảy thai, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, nhau bong non, ối vỡ sớm… Những tình trạng này nếu xảy ra ở mức nghiêm trọng đều có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ. Ngoài ra, thiếu máu ảnh hưởng đến khả năng lao động và sức khỏe của mẹ bầu trước sinh và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ vì thế cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động và hoạt động thường ngày. Kết quả của các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng mẹ bầu thiếu máu trong thai kỳ hầu hết đều bị suy giảm miễn dịch. Những mẹ bầu bị thiếu máu trầm trọng sẽ bị suy tim trong lúc sinh. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong khi sinh của mẹ.

Chưa hết, thiếu máu thai kỳ ở mẹ bầu nếu không sớm được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ có những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi và em bé sau khi chào đời. Trước hết, mẹ bầu bị thiếu máu làm tăng nguy cơ sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non. Em bé sinh ra cũng dễ bị thiếu máu, chắc chắn bị nhẹ cân. Những việc này thực sự gây nhiều bất lợi cho quá trình phát triển của con trong những giai đoạn tiếp theo.

Em bé sinh ra sau khi mẹ bầu bị thiếu máu thai kỳ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh sơ sinh so với những bé có mẹ khỏe mạnh bình thường. Cụ thể, bé bị thiếu máu do mẹ bị thiếu máu thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Thiếu máu nghiêm trọng trong thai kỳ cũng khiến suy giảm chức năng não bộ của thai nhi, giảm khả năng tương tác giữa hai mẹ con, giảm khả năng giao tiếp, giảm khả năng nhận thức và học hỏi của em bé sau này.

4. Cần lưu ý gì trong thực đơn cho mẹ bầu bị thiếu máu?

Khi mẹ bầu bị thiếu máu, việc cần làm ngay không được chậm chễ là mẹ hãy tìm mọi cách có thể để chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt. Cách đơn giản mà hiệu quả nhất chính là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Mẹ cần đặc biệt lưu ý đến tính khoa học, hợp lý và đẩy đủ của thành phần các chất dinh dưỡng trong thực đơn. Dưới đây sẽ là những nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết cùng các thực phẩm cho bà bầu bị thiếu máu.

Nhóm vitamin và khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ

– Sắt: Bổ sung sắt qua đường uống bằng chất sắt dạng viên hoặc dạng nước là cách điều trị phổ biến nhất. Trong thai kỳ, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thai nhi, hầu hết các mẹ bầu đều được bác sĩ chỉ định uống viên sắt hoặc thuốc sắt dạng nước để bổ sung. Tuy nhiên, những mẹ bầu bị thiếu máu sẽ được chỉ định uống sắt với liều lượng đặc biệt hơn bình thường. Liều lượng sẽ khác nhau phụ thuộc mức độ và tình trạng thiếu sắt của mỗi mẹ.

Bổ sung sắt giúp chấm dứt tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu. Mẹ cũng nên bổ sung sắt qua các thực phẩm mẹ ăn hàng ngày. Các loại thịt nói chung và thịt đỏ nói riêng giàu heme iron. Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu thuộc nhóm rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…giàu non-heme iron. Đây là hai loại sắt quan trọng trong cơ thể con người. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên bổ sung lượng sắt hợp lý khoảng 19 – 24mg/ngày vì nếu dư sắt cũng sẽ khiến mẹ bầu bị táo bón, đau bụng.

– Acid folic: Các loại thuốc bổ tổng hợp hoặc viên uống bổ sung acid folic cũng thường được bác sĩ chỉ định để mẹ bổ sung phối hợp với việc bổ sung sắt trong thai kỳ. Acid folic có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Nó cũng hạn chế những ảnh hưởng hay tổn thương đến não bộ của em bé trong bụng mẹ trong khi cơ thể mẹ bầu bị thiếu máu.

– Vitamin B12: Mẹ bầu có thể uống vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể đồng thời giúp hỗ trợ quá trình hình thành máu và hỗ trợ hoạt động của các tế bào thần kinh. Mẹ bầu đảm bảo nồng độ vitamin B12 khoảng 300 ng/L trong giai đoạn đầu mang thai sẽ ngăn ngừa được tình trạng dị tật ống thần kinh cũng như các dị tật khác ở thai nhi.

– Vitamin C: Thiết vitamin C, cơ thể mẹ bầu sẽ khó lòng mà hấp thụ được chất sắt. Chính vì thế, việc bổ sung vitamin C là cần thiết và cần được tiến hành song song với việc bổ sung sắt cho mẹ bầu.

Điểm danh những thực phẩm tốt cho bà bầu thiếu máu

  • Chuối là một trong những thực phẩm bổ máu hiệu quả cho mẹ bầu nhờ chứa lượng sắt và khoáng chất cần thiết. Ăn một trái chuối vào mỗi sáng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và táo bón hiệu quả.
  • Cà chua giúp lưu thông máu và giảm rối loạn nhịp tim cho mẹ, đồng thời chứa lượng vitamin A dồi dào cho mắt bé sáng khỏe.
  • Nho rất tốt cho mẹ bầu thiếu máu nhờ chứa rất nhiều can-xi, sắt giúp bổ sung thêm máu cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn.
  • Cam là một trong những thực phẩm tốt cho mẹ bầu thiếu máu nhờ chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường quá trình trao đổi sắt và hấp thụ sắt tốt hơn.
  • Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò nạc sẽ rất giàu sắt nên sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.
  • Gan động vật cũng là loại thực phẩm bổ máu tuyệt vời cho mẹ bầu. Mỗi 100gr gan chứa 9mg sắt, giúp mẹ bầu điều hòa và lưu thông máu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
  • Bí đỏ cũng giúp ngăn ngừa thiếu máu và bổ sung thêm sắt cho cơ thể mẹ bầu

Bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào từ thực phẩm giúp mẹ bầu sớm khắc phục được tình trạng thiếu máu của mình

Bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào từ thực phẩm giúp mẹ bầu sớm khắc phục được tình trạng thiếu máu của mình

5. Dielac Mama Gold – Giải pháp hoàn hảo cho mẹ bầu thiếu máu

Ngoài những thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể qua đường ăn hàng ngày, sữa cũng là lựa chọn tuyệt vời mẹ có thể dùng để nạp dưỡng chất cho cơ thể qua đường uống. Dielac Mama Gold được các mẹ bầu biết đến và lựa chọn như một giải pháp hoàn hảo cho mẹ bầu nói chung và mẹ bầu bị thiếu máu trong thai kỳ nói riêng.

Trước hết, Dielac Mama Gold là thực phẩm cho bà bầu vì nó giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ nhờ được bổ sung thêm 25 % hàm lượng sắt. Hàm lượng này đủ để đáp ứng nhu cầu về sắt gia tăng khi mẹ mang bầu, giúp ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt trong suốt thai kỳ của mẹ. Dielac Mama Gold cũng được bổ sung hệ chất xơ hòa tan tiên tiến SC-FOS và Inulin, giúp ngăn ngừa táo bón và rối loạn tiêu hóa ở mẹ. Đồng thời, với công thức giảm 20 % hàm lượng chất béo, ít ngọt giúp hạn chế tình trạng tăng cân quá mức cho mẹ sau sinh.

Bên cạnh đó, với 2 ly Dielac Mama Gold mỗi ngày, mẹ đã có thể đáp ứng 100 % nhu cầu acid folic gia tăng, giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Dielac Mama Gold hỗ trợ phát triển cho bé bằng cách tăng thêm 30 % DHA và các dưỡng chất khác như cholin, i ốt.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ bầu vượt qua chứng thiếu máu thai kỳ. Ngay từ bây giờ, hãy bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày những thực phẩm tốt cho bà bầu trên đây, đồng thời tập luyện 30 phút mỗi ngày để luôn hồng hào và khỏe mạnh suốt thai kỳ, mẹ bầu nhé!

Đọc thêm:

Những loại sữa nào tốt dành cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ hoàn hảo sẽ không thể nào thiếu sữa – nguồn thực phẩm dồi dào canxi tốt cho sức khỏe. Vậy trong thai kỳ, đâu là những loại sữa tốt cho bà bầu để mẹ có thai kỳ khoẻ mạnh, giúp bé có nền tảng phát triển toàn diện? Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Top 10 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong thời kỳ mang thai

Một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi chính là chế độ dinh dưỡng. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ cần lựa chọn sử dụng những thực phẩm cho bà bầu, nhất là những loại thực phẩm có trong bài viết dưới đây. Mời mẹ cùng tham khảo nhé!

Những thực phẩm tốt cho bà bầu ăn chay

Với tất cả mẹ bầu, chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm tốt cho bà bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe thai kỳ. Vậy nếu mẹ bầu ăn chay thì sao? Chế độ ăn chay trong thai kỳ cần lưu ý những gì?