Dù được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa ngoài thì bé sơ sinh cũng thường đi ngoài phần sệt khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Vậy bé đi ngoài bình thường là như thế nào? Làm sao để mẹ biết bé bị tiêu chảy? Mẹ có thể áp dụng các cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian tại nhà được không? Khi nào mẹ cần đưa bé khám bác sĩ? Tất cả những câu trả lời này sẽ có trong bài viết dưới đây, mời mẹ cùng tham khảo nhé!
Không có số liệu chính xác về số lần đi ngoài ở các bé sơ sinh do mỗi bé sẽ mỗi khác nhau phụ thuộc vào việc bé đang bú sữa bình hay bú mẹ, ngoài ra còn tùy vào khả năng hấp thụ dưỡng chất của bé.
Thông thường, trong 6-12 giờ sau khi sinh, bé sẽ đi ngoài ra phân su – loại phân su không mùi, màu xanh đậm. Hiện tượng này có thể kéo dài 2-3 ngày sau khi sinh. Sau đó, khi bé bú sữa mẹ, phân của bé sẽ chuyển sang trạng thái bình thường.
Với các bé bú sữa mẹ, mỗi ngày, bé sẽ đi đại tiện khoảng 5 – 6 lần, phân của bé thường mềm hoặc lỏng và có ít hạt trắng, cũng thường có màu vàng hoặc màu cam nhưng thỉnh thoảng có màu xanh lục nhạt. Tuy nhiên, nếu bé 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng mẹ quan sát thấy phân vẫn vàng, mềm nhuyễn, có khi lẫn chút nước thì không cần phải lo lắng, bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân tốt. Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi ngoài ngay trong lúc được mẹ cho bú.
Với các bé bú sữa công thức, số lần bé đi ngoài thường ít hơn các bé bú sữa mẹ, khoảng 1 – 3 lần/ ngày phụ thuộc loại sữa bé uống. Phân của bé bú sữa ngoài thường mềm, màu sắc tùy vào loại sữa của bé mà có thể chuyển đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu.
Dưới đây là vài cách nhận biết các loại bệnh tiêu hóa thông thường từ phân của bé mà mẹ cần tham khảo để có cách chữa trị kịp thời cho bé:
Tiêu chảy có thể khiến bé bị mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị tiêu chảy, nhưng những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là:
Tiêu chảy là một tình trạng nguy hiểm vì có thể làm cơ thể bé mất nhiều nước và điện giải. Bé có thể bị mất nước rất nhanh trong 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy. Trường hợp bé bị tiêu chảy nặng bị mất nước nghiêm trọng, mẹ cần cho bé nhập viện để được can thiệp kipk thời.
Khi bé bị tiêu chảy, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, đồng thời cho bé uống thêm dịch bồi phụ nước điện giải (Oresol). Bên cạnh đó, nếu bé đã ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dạng bột giống như chuối, táo, và ngũ cốc cho đến khi bé không còn tiêu chảy. Các mẹ đang cho con bú nên tránh các thức ăn có thể làm cho trẻ bị tiêu chảy. Chế độ ăn dặm của bé khi bị tiêu chảy nên tránh những thực phẩm có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn như:
Mặt khác, tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn rất dễ lây. Vì vậy, mẹ nên rửa tay với nước ấm và xà phòng mỗi khi thay tã cho bé, cất tã mới ở chỗ sạch và không bị nhiễm bẩn để phòng tránh sự lây nhiễm. Mẹ cũng nên giữ bé ở nhà để chăm sóc cho đến khi bé hết tiêu chảy.
Dưới đây là 3 cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể chủ động làm tại nhà để trị cho bé:
Ngoài những cách trên đây, khi bé bị đi ngoài, mẹ nên tăng cường cho con bú sữa mẹ giúp con yêu tăng sức đề kháng, sớm phục hồi. Mẹ cần bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa; tránh những thực phẩm dễ gây kéo dài tình trạng tiêu chảy của bé. Chế độ ăn của mẹ trong giai đoạn bé sơ sinh bị tiêu chảy nên tuân theo chế độ hợp lý, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất và an toàn thực phẩm. tuy nhiên cần những món ăn ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa. Chất xơ tiêu hóa có trong thực phẩm giúp phân của bé đặc hơn. Đặc biệt, chuối cung cấp cho bé nhiều kali, rất tốt để thay thế chất điện giải, rất quan trọng trong việc duy trì chức năng tế bào, bù đắp chất điện giải mất đi do tiêu chảy. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày trà hoa cúc và sữa chua giàu probiotic.
Mẹ ăn táo có thể giúp bé giảm thiểu tình trạng tiêu chảy
Như vậy, sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất cho bé sơ sinh khi bị tiêu chảy. Trong trường hợp cần tìm hiểu về các loại sữa khác mẹ nên tham khảo bảng thông tin khuyến nghị cuối bài. Nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp được nêu ở bảng này thì mẹ tham khảo thêm câu trả lời của bác sĩ trung tâm dưỡng Vinamilk như sau:
Khi bé được chỉ định dùng sữa ngoài, mẹ có thể cho bé dùng sữa Optimum Gold. Với công thức dễ tiêu hóa, đạm whey giàu alpha-lactalbumin cung cấp thành phần cung cấp lượng axit amin thiết yếu cao, cân đối cùng tỉ lệ đạm whey: casein phù hợp (60:40) giúp hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của bé. Chất xơ tiêu hóa hòa tan FOS và hệ men vi sinh trong Optimum Gold giúp tăng cường vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, giúp nhuận tràng và tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu.
Ngoài những cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh trên đây, mẹ cần chủ động phòng ngừa tiêu chảy cho bé bằng cách: đảm bảo nguồn nước sạch, chế độ ăn dặm hợp vệ sinh cho bé; Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng ốc, đồ chơi hoặc những đồ dùng khác của bé; Chủ động phòng bệnh tiêu chảy do virut Rota bằng cách cho trẻ uống vắc-xin. Chúc mẹ thành công trong việc đẩy lùi tiêu chảy cho bé và bé yêu của mẹ sớm khỏe mạnh nhé!
Trường hợp mẹ bị ít sữa, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp cải thiện nguồn sữa cho bé:
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sữa, kém sữa, mất sữa ở bà mẹ sau sinh và cho con bú, một trong các nguyên nhân chính là do các chứng bệnh trầm cảm, tim mạch, thiếu máu… làm cơ thể suy yếu, không đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra sữa, hoặc nếu có thì sữa cũng không đạt chất lượng. Hoặc cũng có thể bạn ít sữa là do suy sụp tinh thần, ăn uống không đủ, không thường xuyên cho con bú… Biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng ít sữa cho bé bú:
Nếu đã thực hiện những điều trên mà sữa vẫn không đủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng sữa bột thích hợp. |