Thông Tin Dinh Dưỡng

LƯỢNG SỮA CẦN THIẾT VÀ CÁCH BẢO QUẢN SỮA CHO TRẺ SƠ SINH TỐT

Ngày đăng:

02/04/2018

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có thể tự biến đổi theo độ tuổi của bé, cũng như thời điểm cho bé bú để đáp ứng hoàn hảo nhu cầu dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ không đủ thời gian bên con nhưng vẫn muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì cần học cách bảo quản sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt.

Vì sao mẹ cần học cách bảo quản sữa mẹ?

Với nhịp sống hiện nay, nhiều mẹ sau khi sinh buộc phải trở lại cùng công việc sớm và không có nhiều thời gian bên con. Điều này dẫn đến hạn chế trong việc cho bé bú. Cần biết rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với những lợi ích như:

  • Trong thành phần sữa mẹ chứa hơn 100 dưỡng chất đặc biệt và không thể tìm thấy ở bất kỳ loại sữa nào khác, đồng thời thành phần của sữa mẹ còn có thể biến đổi khác đi để phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng hấp thu của bé.
  • Sữa mẹ hoàn toàn lành tính với hệ tiêu hóa nhạy cảm và chưa hoàn thiện của bé. Do đó, các bé bú sữa mẹ thường dễ tiêu và ít bị đầy bụng hơn các bé bú sữa ngoài.
  • Sữa mẹ hiếm khi bị hư hỏng hay nhiễm độc nên rất an toàn với bé.
  • Sữa mẹ vừa không khiến bé bị dị ứng mà còn giảm khả năng mắc bệnh hen suyễn và chàm.
  • Sữa mẹ có khả năng hỗ trợ lợi khuẩn và tiêu diệt hại khuẩn ký sinh trong đường ruột, giúp bé nhuận tràng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.
  • Bú sữa mẹ còn giúp bé không bị nổi ban trong khi đeo tã.
  • Sữa mẹ dồi dào những kháng thể giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh hơn, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, hô hấp… cũng như các bệnh bại liệt và bạch hầu…. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng bảo vệ bé khỏi SIDS – hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Các bé bú sữa mẹ thường có chỉ số thông minh tốt nhờ được bổ sung nhiều axit béo DHA – loại axit béo chiếm phần lớn trong chất xám và cả thị giác của bé.
  • Bú sữa mẹ còn tạo cơ hội để bé luyện tập cơ hàm, nướu, răng và vòm miệng, đồng thời được trợ phát triển khoang miệng và các vị trí để răng mọc sau này.

Được bú sữa mẹ, bé sẽ tăng cân khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não.

Được bú sữa mẹ, bé sẽ tăng cân khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não.

 

Với những lợi ích tuyệt vời trên, mẹ cần học cách bảo quản sữa mẹ để không phải cai sữa cho bé sớm, giúp bé nhận được tối đa những ưu điểm từ việc bú sữa mẹ.

Những gì mẹ cần biết khi vắt và bảo quản sữa mẹ – sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất

1. Số lượng sữa được vắt trong một lần

Lượng sữa mẹ vắt trong mỗi lần sẽ khác biệt theo từng tháng tuổi. Chẳng hạn với bé dưới 6 tháng tuổi, lượng sữa mỗi lần chỉ khoảng 100 – 150ml là đủ. Với các bé lớn hơn hoặc bé buộc phải đi làm cả ngày, mẹ cần điều chỉnh lượng sữa vắt đảm bảo đủ cho bé. Lưu ý rằng mẹ nên sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng để đựng sữa vắt. Trong đó, mỗi bình sữa chỉ nên chứa 60 – 120ml, vừa đủ cho 1 lần bú của bé để ngừa lãng phí và đảm bảo tiêu chí vệ sinh.

2. Các bước chuẩn bị và thực hiện vắt sữa

Để bảo đảm an toàn vệ sinh cho sức khỏe của bé, mẹ cần chuẩn bị những bước sau trước khi bắt tay vào việc thực hiện quá trình vắt sữa cho bé:

  • Rửa thật sạch dụng cụ đựng sữa gồm cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng bằng xà phòng và nước sạch.
  • Đun nước sôi và rót vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút để diệt vi khuẩn rồi đổ đi.
  • Rửa thật kỹ hai tay mẹ bằng xà phòng.

Sau khi đã chuẩn bị các bước trên, mẹ có thể vắt sữa lần lượt theo các bước sau:

  • Chọn tư thế đứng hoặc ngồi thoải mái tương tự như khi cho bé bú, đặt bình sữa sát kề vú.
  • Massage đầu vú thật nhẹ nhàng hoặc đặt lên vú một chiếc khăn ấm để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng và nhiều hơn.
  • Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, đồng thời giữ ngón tay trỏ ở phía dưới và đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Dùng các ngón tay khác để đỡ vú.
  • Ấn nhẹ nhàng ngón cái và ngón trỏ vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.
  • Ấn tương tự xung quanh quầng vú từ nhiều phía.

Trong khi vắt sữa cho bé, mẹ lưu ý không nên chà xát hoặc trượt ngón tay trên da, cũng không nên ấn vào núm vú mà chỉ vắt bằng cách lăn các ngón tay trên da.

Mẹ thực hiện vắt một bên tối thiểu 3 – 5 phút cho đến khi sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Ngoài cách vắt tay, mẹ cũng ó thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

3. Thời gian bảo quản sữa mẹ

Thời gian bảo quản sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất phải phù hợp với nhiệt độ phòng:

  • Bảo quản trong 4 giờ với nhiệt độ phòng 19-20 độ C
  • Bảo quản trong 3 ngày với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh.
  • Bảo quản trong 6 tháng với nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C.

4. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh và sử dụng bình trữ sữa

+ Khi bảo quản trong tủ lạnh

Dự trữ sữa trong tủ lạnh sẽ phù hợp trong trường hợp mẹ không cho bé bú ngay khi vắt. Khi đó, mẹ cần để vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Lúc này, mẹ có thể bảo quản sữa mẹ trong 24 giờ nếu để trong ngăn mát tủ lạnh.

Nếu muốn bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá, mẹ cần vắt sữa mẹ ra đựng trong ngăn dụng cụ sạch và cho ngay vào ngăn đá để giữ được 7 ngày. Khi bỏ trong ngăn đá, thời gian bảo quản sữa tối đa có thể lên tới 3 tháng tùy vào nhiệt độ ngăn đá và tần suất đóng mở cửa tủ và 6 tháng nếu bảo quản trong máy ướp lạnh. Mẹ nên lưu ý không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ thất thường ở đó sẽ làm sữa bị biến đổi.

Khi muốn rã đông sữa được bảo quản trong tủ lạnh, mẹ nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát tối thiểu nửa ngày trước khi lấy sữa ra ngoài ủ ấm rồi cho bé dùng. Tất nhiên, mẹ nên chú ý cho bé dùng sớm nhất có thể nhé.

+ Khi bảo quản bằng bình trữ sữa

Loại bình dành riêng để trữ sữa nên là bình thủy tinh – đây là chất liệu tốt nhất để bảo quản sữa mẹ. Tiếp theo mẹ có thể chọn bình nhựa cứng, chất lượng tốt để bảo quản sữa.

Khi sử dụng túi trữ sữa, mẹ nên lưu ý:

  • Sữa có thể bị dính vào 2 bên mép túi, làm khối lượng sữa sụt giảm.
  • Để vừa giảm thiểu nguy cơ sữa rò rỉ vừa tiết kiệm, mẹ có thể mua 2 loại túi: một loại trữ trong ngăn mát; loại dùng đựng sữa trong ngăn đá.

Với sữa mẹ đã bảo quản, khi sử dụng, mẹ có thể đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa để làm ấm sữa. Mẹ không nên hâm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi vì sẽ làm mất đi các dưỡng chất trong sữa hoặc cho vào lò vi sóng có thể làm bé bị bỏng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé dùng sữa bằng cốc và thìa nhé.

Những nguyên tắc để duy trì nguồn sữa mẹ

Không chỉ cần lưu ý về bảo quản và vắt sữa đúng cách, mẹ cũng cần tuần thủ những nguyên tắc sau để duy trì nguồn sữa ngọt lành cho bé yêu:

  • Chế độ dinh dưỡng: Khi cho bé bú, mẹ cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể lượng calo nhiều hơn trước khi mang thai, khoảng 330 calo/ ngày. Vậy nên, để đảm bảo duy trì nguồn sữa cho bé, mẹ cần tuần thủ chế độ dinh dưỡng phong phú, tăng cường ăn thêm những món ăn giúp tiết sữa như cháo móng giò, thịt gà, xôi nếp, đu đủ, các loại rau… và uống nhiều nước
  • Ngủ đủ giấc: Việc đơn giản thế này nhưng với những mẹ có con nhỏ, điều này lại trở nên khó thực hiện hơn. Dù vậy, mẹ vẫn nên tận dụng những khoảng thời gian bé ngủ để ngủ cùng con. Một giấc ngủ tuy ngắn cũng sẽ giúp mẹ không chỉ hồi phục sinh lực mà còn giúp sữa sản sinh nhiều hơn.
  • Giữ trạng thái tinh thần thoải mái: Mẹ hãy cố gắng sắp xếp cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lý để thư giãn, giữ tinh thần thật thoải mái, hạn chế những cảm xúc tiêu cực như bị căng thẳng, áp lực, lo âu… để không bị mất sữa. Một tinh thần thư giãn sẽ rất có ích cho việc duy trì nguồn sữa sữa vì khi thoải mái, cơ thể sẽ sản sản xuất ra Oxytocin – một trong hai hormone quan trọng giúp tăng cường sữa mẹ.

Mẹ hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái để duy trì nguồn sữa cho bé nhé

Mẹ hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái để duy trì nguồn sữa cho bé nhé

 

  • Điều chỉnh cân nặng hợp lý: Sau khi sinh, mẹ không nên vội vàng giảm cân quá nhanh mà nên giữ mức cân nặng hợp lý để không bị ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
  • Tăng cường cho bé bú đêm: Điều này lại càng đặc biệt quan trọng khi mẹ bắt đầu đi làm không thể cho bé bú thường xuyên. Cho bé bú đêm chính là biện pháp kích thích tuyến sữa giúp duy trì nguồn sữa, đồng thời giúp bé nhận đủ lượng sữa theo nhu cầu để tiếp tục phát triển toàn diện.

Trên đây là những cách bảo quản sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất mà mẹ có thể tham khảo để sữa mẹ luôn đủ dưỡng chất cho bé bú và phát triển toàn diện. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn nhé!