Thông Tin Dinh Dưỡng

MÁCH MẸ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG THÔNG MINH DÀNH CHO BÉ

Ngày đăng:

07/11/2016

Khi bé lên bốn, điều quan trọng nhất trong cách giáo dục bé chính là phát triển sự sáng tạo. Vì ở độ tuổi này, não bộ của bé không chỉ dừng ở việc khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan thông thường mà còn suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn. Vậy bố mẹ nên làm thế nào để bé có thể phát triển tính sáng tạo?

Những điều cần biết về tính sáng tạo ở bé

Tính sáng tạo ở bé không hoàn toàn do bẩm sinh, mà là từ khi biết suy nghĩ và nhận thức, bé sẽ có những luồng tư duy mới mẻ hơn so với những gì đã được “định hình” trong trí não. Sáng tạo sẽ giúp bé phát triển sự vật không bao giờ có điểm dừng. Đây là một tố chất đặc biệt rất cần thiết mà mỗi đứa trẻ nên có. Nếu từ khi còn nhỏ, bé đã học được cách phát triển tư duy đúng đắn, sau này sẽ rất có khả năng sẽ thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, tính sáng tạo không đồng nghĩa với trí thông minh cao, bởi thông minh chưa chắc đã đưa ra ra được những giải pháp, hướng đi mới, suy nghĩ mới chưa ai biết. Vậy làm thế nào để dạy bé phát triển tính sáng tạo?

Khi mới lọt lòng, bé sơ sinh đã sẵn tính sáng tạo ưu việt trong não. Là những sáng tạo mang tính giác quan khi bé biết khóc, biết nuốt và biết tìm vú mẹ để bú sữa khi vừa chào đời. Các hành động này sẽ phát triển theo thời gian vì khi lớn dần, bé sẽ biết đi, biết cầm nắm, biết nhai, biết nói.

Đến tuổi lên 4, bé bắt đầu phát triển sáng tạo ở cả thế chất và trí tuệ

Đến tuổi lên 4, bé bắt đầu phát triển sáng tạo ở cả thế chất và trí tuệ, do đó bố mẹ cần có những hành động đúng đắn để khuyến khích con hoạt động thông minh. Đừng quá áp đặt hay gò ép bé theo khuôn khổ, vì như thế đã kìm hãm sự sáng tạo của bé. Hãy thoải mái hơn trong suy nghĩ, trong cách giáo dục để bé được phát huy hết tiềm năng của mình.

Một điều quan trọng khác là nếu bố mẹ không hướng bé đến sự tìm tòi sáng tạo trước khi đến tuổi đến trường, bé sẽ dần mất đi tính tò mò với thế giới xung quanh, cộng theo sự khuôn khổ của luật lệ trường học (phải làm bài tập trên lớp, chịu sự hướng dẫn của thầy cô, phải hòa nhập cộng đồng…) sẽ làm bé thui chột tính sáng tạo của mình. Hãy để bé tự do tìm hiểu điều bé yêu thích, phát triển niềm đam mê riêng ngay từ khi còn nhỏ, sau này sẽ có nhiều tiền đồ trở thành người giỏi giang.

Một số phương pháp phát triển sự sáng tạo ở bé

Hãy lựa chọn những đồ chơi thông minh để giúp bé phát triển mẹ nhé

Hãy lựa chọn những đồ chơi thông minh để giúp bé phát triển mẹ nhé

  • Nghiêm túc lắng nghe câu hỏi từ bé và cùng bé nghĩ ra cách trả lời. Đây là phương pháp dạy trẻ tự biết tìm lời giải.
  • Đặt nhiều câu đố thông minh để bé suy nghĩ và trả lời.
  • Tập trung mải mê làm việc sẽ giúp phát huy óc sáng tạo của bé, do đó hãy yêu cầu bé tập trung làm bất cứ công việc nào.
  • Chọn đồ chơi thông minh, có tính trí tuệ cao cùng sức tưởng tượng phong phú cho bé 4 tuổi trở lên và có tính trí tuệ cao. Không nên chọn đồ chơi bình thường, có ít kiểu chơi, không mang tính tìm tòi sáng tạo. Có thể cho bé trải nghiệm những công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao như sáng tác thơ, ca hát, vẽ tranh…
  • Nghĩ ra công việc nhẹ nhàng cho bé làm hoặc cùng chơi với bé để gắn kết với bé hơn. Không nên để bé quá rảnh rỗi. Có thể phân công việc nhà nhẹ nhàng cho bé để cùng làm với các thành viên khác, giúp bé hiểu được giá trị bản thân.
  • Hãy luôn dạy thêm cho bé nhiều kiến thức, về nhiều mặt trong cuộc sống, cụ thể bằng cách đọc truyện, xem phim về các chủ đề khoa học hoặc giáo dục.
  • Hướng dẫn thể hiện cảm nghĩ, tâm trạng của bản thân. Cần tạo không khí gia đình thân thiện, ấm áp để trẻ cảm nhận tình yêu thương từ bố mẹ, có thêm tự tin thể hiện bản thân.
  • Hãy cho bé thể hiện quyền quyết định cơ bản, nói lên điều bé muốn làm, món bé muốn ăn, nơi bé muốn đi để giúp bé độc lập hơn trong hành động và suy nghĩ, tự tin thể hiện cá tính.
  • Cho trẻ tự làm một việc mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Lúc đầu có thể là một việc đơn giản, dần dần tăng độ khó để bé có ý chí vượt qua khó khăn thử thách.
  • Dạy cho bé đừng sợ thất bại, cũng như đừng tạo áp lực, la lối khiến bé sợ hãi. Không nên la mắng bé ở nơi đông người. Hãy tìm ra điểm sai và khuyên nhủ bé không nên lặp lại vào lần sau.
  • Để bé trải nhiệm một cách vui vẻ khi làm việc gì đó lần đầu tiên, không áp đặt thành tích.

Ở giai đoạn này, nếu nhận được sự hướng dẫn đúng đắn từ bố mẹ, bé sẽ có thể phát huy tối đa tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy và giao tiếp với xã hội. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần để bé tự do khám phá, tìm tòi trong vòng kiểm soát an toàn. Mong bé sẽ luôn phát triển khỏe mạnh, ngày càng giỏi giang.

BS Hồ Thị Nam Huế

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk