Thông Tin Dinh Dưỡng

VÌ ĐÂU BÉ BỊ SUY DINH DƯỠNG - THẤP CÒI, MẸ CÓ BIẾT?

Ngày đăng:

01/11/2016

“Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là một tình trạng phức tạp về sự thiếu hụt chồng chất lẫn nhau của đạm, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng” – đây là một trong các định nghĩa của UNICEF – Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc về hội chứng SDD, thấp còi trên thế giới. Kể cả tại các nước phát triển như Mỹ vẫn có khoảng 13 triệu trẻ em nhỏ không được cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Thực tế cho thấy, nhiều mẹ vẫn còn hoang mang về nguyên nhân gây ra SDD thấp còi. Chị M.Vi (Hà Nội) chia sẻ: “Bé nhà mình gần 3 tuổi mà chiều cao, cân nặng không bằng bé hàng xóm chỉ mới 2 tuổi thôi đấy. Mỗi lần ai đó hỏi han sao bé ốm yếu mà mình nóng cả mặt, nhiều khi muốn nổi cáu. Mình vẫn cho bé ăn uống đầy đủ chất đâu có thiếu gì đâu, ai chỉ gì mình đều làm thử, không hiểu sao bé mãi không tăng cân, phát triển chiều cao”.

Còn theo chị T.Hà (Đà Nẵng): “Hồi xưa mới có hơn 30 tuần mình đã sinh bé rồi, có khi nào do bé sinh non nên giờ mới bị suy dinh dưỡng không nữa. Giờ là 2,5 tuổi mà chưa được 9kg, cao có 75cm. Thấy con nhỏ bé quá mà xót xa gì đâu”.

Để giúp bé thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi, bắt kịp đà tăng trưởng, thì trước tiên các mẹ cần phải hiểu được vì sao con mình lại bị suy dinh dưỡng. Những trẻ dễ rơi vào nhóm có nguy cơ cao suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm: trẻ sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh <2.500g), trẻ bị dị tật bẩm sinh, trẻ bị còi xương, trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như Canxi, Vitamin D, Sữa non Colostrum, Đạm whey… Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khác mà các mẹ ít nghĩ đến nhất là nguồn nước sinh hoạt. Nước bẩn, không bảo đảm an toàn, vệ sinh sẽ dẫn đến nhiều chứng bệnh cho bé như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng… Từ đó, bé sẽ mắc các chứng bệnh như tiêu chảy, dẫn đến sụt cân, biếng ăn, sức khỏe yếu.

info05

(Nguồn: tổng hợp theo tài liệu p.p của Bác Sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Bộ môn Nhi ĐHYD TPHCM– Thư ký Chi hội Tiêu Hóa Nhi Việt Nam; UNICEF – Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc & WHO – Tổ chức Y Tế Thế Giới)

SDD thấp còi không thể tự khỏi bệnh theo năm tháng trẻ lớn lên, ngược lại còn để lại nhiều hậu quả khó lường: trẻ thấp bé, nhẹ cân hơn các bạn đồng trang lứa, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Nghiêm trọng hơn, SDD, thấp còi ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não, khiến bé khó tiếp thu trong học tập. Trong 3 tác hại về chiều cao – cân nặng – trí não, cân nặng là yếu tố có thể cải thiện được nhưng những ảnh hưởng nghiêm trọng về trí não sẽ theo bé đến suốt cuộc đời.

Một khi mẹ đã hiểu rõ những nguyên nhân chính cũng như nhìn thấy được những thiệt thòi to lớn nếu con mẹ bị SDD thấp còi, đừng chần chờ mà hãy tìm cách khắc phục ngay! Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố tiên quyết để giúp bé thoát nhanh tình trạng này và bắt kịp đà tăng trưởng.

gp

PGS. TS. BS Trần Đình Toán