Thông Tin Dinh Dưỡng

TẠI SAO MẸ BẦU PHẢI THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA CÁC TUẦN?

Ngày đăng:

26/10/2017

Theo dõi quá trình hình thành và phát triển của thai nhi không chỉ mang đến cho mẹ những trải nghiệm đặc biệt mà còn là việc mẹ phải làm để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất.

Những lý do mẹ cần theo dõi quá trình hình thành và phát triển của thai nhi qua các tuần

Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các tuần sẽ giúp mẹ phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Không chỉ theo dõi, ở nhà, mẹ còn cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, nhất là các mốc khám thai quan trọng tuyệt đối mẹ bầu không nên bỏ qua:

  • Khám thai tuần 11-13 của thai kỳ: mẹ sẽ được đo độ mờ da gáy, để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v…
  • Khám thai tuần 21-24: đây là lúc mẹ bầu được chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v
  • Khám thai tuần 30-32 của thai kỳ: Cột mốc để phát hiện các vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não…
  • Khám thai tuần 35 – 36 tuần: giúp bác sĩ nhận định tình hình sức khỏe của mẹ, từ đó tư vấn cho mẹ các cách sinh nở phù hợp.

Bác sĩ sẽ cho mẹ biết những gì đang xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi  trong các buổi khám thai

Bác sĩ sẽ cho mẹ biết những gì đang xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

trong các buổi khám thai

Mặt khác, đến tháng thứ 3 và 4, mẹ nên thường xuyên theo dõi thai máy. Khi mẹ bầu tỉnh, thai sẽ cử động tối thiểu từ 3 đến 4 lần một giờ. Thấp hơn mức này, có thể thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khỏe. Ngược lại, nếu thai cử động quá nhiều hơn 20 lần, rất có thể thai đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng, cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, để thai có cử động nhẹ nhàng lại. Trường hợp thai cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra. Mẹ bầu cần theo dõi cử động của thai để kiểm tra được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Số lần thai máy giảm dần là dấu hiệu tình trạng sức khỏe của thai nhi đang kém dần, thậm chí khi thai có thể là thai đã chết.

Lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ:

Bên cạnh việc theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ các nhóm chất cần thiết, nhất là các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh và bình thường. mẹ bầu có thể chọn cho mình sữa bầu Optimum Mama Gold giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa với chất xơ hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM, giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho mẹ với các vitamin A, C, D và khoáng chất như Kẽm, Selen. Sản phẩm còn bổ sung Acid Folic ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Đồng thời, hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama Gold giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé.

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi sẽ mang đến cho mẹ nhiều niềm vui cũng như không ít lo lắng. Điều mẹ cần làm là giữ tâm lý thoải mái, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, dành thời gian để thực hiện các bài tập thai giáo, khám thai đều đặn. Như vậy, mẹ sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và chào đón bé yêu chào đời thật bụ bẫm, đáng yêu!