Thông Tin Dinh Dưỡng

TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI THEO TUẦN

Ngày đăng:

10/10/2017

Cảm nhận sự phát triển của thai nhi theo tuần sẽ là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của mẹ từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 40. Bất kỳ một cử động nhỏ nào của bé như đạp nhẹ hay ngọ nguậy chân tay cũng sẽ khiến mẹ có những rung động kỳ lạ.

Để hiểu thêm về sự lớn khôn từng ngày của bé yêu trong bụng, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần

  • Tuần thứ 1

Ngày dự sinh được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối nên dù bé yêu chưa được hình thành thì tuần đầu tiên vẫn được tính vào hành trình 40 tuần thai kỳ. Ngay từ lúc này, mẹ cần dành thời gian chăm sóc và chuẩn bị thật tốt, cụ thể là phải nói không với các chất kích thích để tránh gây các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đồng thời mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin, đặc biệt là 0.4 đến 0.8 milligram Axit folic mỗi ngày để giảm nguy cơ khiếm khuyết về hệ thần kinh cho bé nhé.

  • Tuần lễ thứ 2

Vào tuần lễ thứ hai, trứng sẽ hoạt động liên tục để thực hiện quá trình nhân đôi. 30 tiếng sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ phân chia làm đôi và cứ nhân đôi liên tục trong suốt quãng đường di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Sau khi thụ tinh được một tuần lễ, đã có 256 tế bào mới được sinh ra.

  • Tuần lễ thứ 3

Lúc này, trứng thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào và đuợc gọi là phôi thai. Phôi thai có dạng hình ống, chứa đầy dịch lỏng. Sau khi thụ tinh khoảng 4 – 7 ngày, phôi thai sẽ bám rễ và cắm chặt vào lớp nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung dầy lên để cung cấp các dưỡng chất cho bào thai và vận chuyển các chất thải của bào thai ra ngoài. Chính lớp nội mạc tử cung sẽ phát triển thành bánh nhau nuôi dưỡng và bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi qua các tuần.

Nhiều mẹ đã có thể nhận ra mình có thai ngay từ thời điểm này do kinh nguyệt đã biến mất. Mẹ cần đặc biệt bổ sung vitamin và nhất là axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, sắt để đáp ứng nhu cầu máu gia tăng, đạm để tăng năng lượng và góp phần hình thành các mô mới, canxi để phát triển xương và răng cho bé.

  • Tuần lễ thứ 4

Lúc này, phôi thai đã hình thành và có 3 lớp khác nhau gồm: lớp nội bì, sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của bé; Lớp giữa, lớp trung bì là nơi xương, cơ, thận, cơ quan sinh dục và tim sẽ phát triển; lớp ngoại bì hoặc lớp bên ngoài, sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh của bé.

Mẹ sẽ bắt đầu nhận ra các triệu chứng ốm nghén trong tuần này như mệt mỏi, ù tai, đau tức vú hoặc buồn nôn…

  • Tuần lễ thứ 5

Lúc này, ống thần kinh hình thành nên ống xương sống và não bộ chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai, phần đầu của ống thần kinh sẽ trãi phẳng ra và hình thành phần não trước của thai nhi.

Để tránh các tác nhân gây bệnh đến từ thực phẩm, như nhiễm khuẩn listeriosis và nhiễm khuẩn toxoplasmosis, đe dọa đến sự an toàn của thai nhi, mẹ cần tránh một số thực phẩm như: Các loại thức uống và nước ép trái cây chưa được tiệt trùng; các loại thịt sống hoặc thịt tái; Trứng ốp la hoặc các thực phẩm có sử dụng trứng sống; các loại nghêu, sò, ốc chưa chín; các loại mắm như mắm tôm, mắm nêm; các loại rau sống, đu đủ sống… trong sự phát triển của thai nhi qua các tuần

  • Tuần lễ thứ 6

Ở tuần lễ thứ sáu, não bộ sẽ phát triển đáng kể về kích thước. Tim thai nhi đã bắt đầu đập. Phần đầu của bộ máy tiêu hoá và hô hấp cũng được hình thành.

Mẹ có thể cảm thấy rất mệt, đau ngực, buồn nôn hoặc thậm chí nôn ói. Tình trạng ốm nghén có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, thậm chí cả ngày. Vì vậy mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi nhiều nhất và uống loại sữa bầu phù hợp để bổ sung năng lượng và dưỡng chất bị thiếu hụt vì ốm nghén.

  • Tuần lễ thứ 7

Thai nhi đã dài khoảng 13 milimet, nặng khoảng 0.8 gram và bắt đầu thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung. Dây rốn đã được hình thành để cung cấp dinh dưỡng. Bộ máy tiêu hóa và phổi của bé yêu cũng tiếp tục được hoàn thiện. Lúc này, khuôn mặt của bé đã đuợc định hình.

Tuần này, mẹ có thể đau râm ran vì phôi thai đã bám chắc vào thành trong lòng tử cung. Tốt nhất, nếu thấy xuất hiện các bất thường, mẹ nên báo chi tiết ngay cho bác sĩ và nghỉ ngơi tuyệt đối khi chờ bác sĩ đến.

  • Tuần lễ thứ 8

Trong sự phát triển của thai nhi qua các tuần, ở tuần lệ thứ 8, bé đã hình thành các ngón tay và ngón chân, cánh tay bé đã có thể cử động được và gập duỗi nhờ khuỷu tay và cổ tay. Bên cạnh đó, khuôn mặt bé cũng đã hình thành chóp mũi, môi trên. Lớp da sau này phát triển thành mi mắt. Máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất, hệ tiêu hoá đang ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là ruột của bé.

Mẹ sẽ tiếp tục thấy mệt mỏi, nôn ói cùng với quần áo bỗng trở nên chật chội do tử cung phát triển lớn. Lúc này, mẹ nên có một cuộc hẹn với bác sĩ để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên.

  • Tuần lễ thứ 9

Đầu của bé ngày càng to hơn hẳn các bộ phận khác và cúi gập vào ngực bé. Bé cưng của mẹ đã dài khoảng 22 đến 30 milimet, cân nặng khoảng 4 gam. Hậu môn cùng các cơ quan sinh sản bên trong, như tinh hoàn hoặc buồng trứng, của thai nhi cũng được hình thành.

Tuần này, bé sẽ có những cử động đầu tiên và có thể nhìn thấy qua máy siêu âm. Những triệu chứng khó chịu khác của ốm nghén vẫn sẽ tiếp tục xảy ra và mẹ nên tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng bổ sung axit folic, magie như trước.

  • Tuần lễ thứ 10

Tất cả các cơ quan nội tạng của bé đã được hình thành gần như đầy đủ và hoạt động nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển rất nhanh vào tuần lễ này với khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi phút. Bên trong miệng bé đã hình thành các mầm răng. Các ngón tay, ngón chân đã tách biệt rõ ràng và đoạn cuối sống lưng đã biến mất.

  • Tuần lễ thứ 11

Khuôn mặt bé đã dần hoàn thiện. Cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển nhanh chóng dù chưa thể biết được là bé trai hay bé gái.

  • Tuần lễ thứ 12

Khuôn mặt bé đã rõ nét hơn với mũi và cằm nhỏ xinh. Não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển. Móng tay và móng chân của bé cũng đã hình thành. Ruột của bé đã vừa khít với ổ bụng của bé. Thể tích máu của mẹ gia tăng nên nhịp tim của bé cũng tăng theo. Trong tuần này, lượng nước tiểu đầu tiên của bé sẽ được tạo ra và thải qua bọc nước ối.

  • Tuần lễ thứ 13

Thai nhi vẫn đóng kín các các mí mắt để bảo vệ mắt phát triển. Lúc này, bé có thể mút ngón tay ngon lành rồi đấy mẹ ơi. Một vài xương sườn cũng như xương bàn và xương ngón của bé cũng đã xuất hiện và mẹ có thể nhìn thấy khi siêu âm.

  • Tuần lễ thứ 14

Bé yêu đã bắt đầu mọc tóc và lông mày. Tuần này, lớp lông măng cũng đã phủ đầy thân mình bé nhằm bảo vệ cho da bé phát triển. Ở bé trai, tuyến tiền liệt đã xuất hiện. Và ở bé gái, buồng trứng đã di chuyển từ bụng đến vị trí khung xương chậu. Thêm nữa, tuyến giáp cũng đã trưởng thành. Bé cưng trong bụng mẹ đã nặng khoảng 25 gam và dài khoảng 80 đến 113 milimet.

  • Tuần lễ thứ 15

Da của bé phát triển mỏng đến mức gần như trong suốt. Tóc của bé cũng tiếp tục phát triển và chân mày cũng vậy. Xương, tủy và các cơ bắp của bé vẫn tiếp tục phát triển. Bé đã có thể nắm chặt bàn tay cũng như co duỗi các khớp khuỷu tay và cổ tay.

  • Tuần lễ thứ 16

Giai đoạn này mẹ hay ốm nghén liên tục

Giai đoạn này mẹ hay ốm nghén liên tục

Thai nhi nặng khoảng 80 gam và có chiều dài khoảng 116 milimet. Bé có thể giữ cho đầu mình thẳng đứng, nheo mắt hoặc cau mày.

  • Tuần lễ thứ 17

Lúc này bé dài khoảng 12 centimet và cân nặng khoảng 100 gam. Cơ thể bé đang dần tích lũy mỡ để có thể giữ ấm và bảo vệ cho cơ thể bé. Nhau thai, chứa hàng ngàn mạch máu dùng để nuôi dưỡng bào thai, cũng đang phát triển để hỗ trợ và nuôi dưỡng bé.

  • Tuần lễ thứ 18

Đến tuần lễ này, bé có thể nghe được các âm thanh, thậm chí bị giật mình bởi tiếng động lớn. Mắt bé cũng đang phát triển và bé có thể nhìn thấy được các tia sáng nếu ánh sáng chiếu vào tử cung. Bé đã có thể nuốt và đôi khi, bé cũng có cảm giác khát nước khi còn trong bụng mẹ.

Xương của bé đã phát triển đủ nhưng vẫn còn rất mềm. Các xương cứng được hình thành đầu tiên là các xương chân và xương tai trong.

  • Tuần lễ thứ 19

Não bộ của bé tiếp tục phát triển hàng triệu các tế bào thần kinh vận động.

  • Tuần lễ thứ 20

Bé yêu đã nặng khoảng 260 gram và dài khoảng 14 đến 16 centimet. Da của bé ngày càng phát triển dày lên, gồm lớp hạ bì, biểu bì và một lớp dưới da. Tóc và móng tay bé cũng tiếp tục phát triển.

  • Tuần lễ thứ 21

Gan và lá lách của thai nhi đã có thể sẵn sàng để sản xuất ra các tế bào máu. Tuỷ xương đã hoàn chỉnh để sản sinh các tế bào máu tốt nhất.

  • Tuần lễ thứ 22

Các giác quan của bé đang phát triển từng ngày. Bé đã có thể biểu hiện những cảm xúc thông qua nét mặt như cau mày hay nheo mắt hoặc mút ngón tay. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu tụt xuống khỏi bụng, nếu bé gái, tử cung và buồng trứng đã được định vị và âm đạo cũng phát triển.

  • Tuần lễ thứ 23

Sắc tố da của bé đang được định hình. Da bé trông vẫn rất nhăn nheo. Bé sẽ thường xuyên cử động tay, chân và các ngón đến nỗi mẹ sẽ cảm nhận được rất rõ ràng. Lúc này, bé nặng khoảng 450 gam.

  • Tuần lễ thứ 24

Phổi của bé đã bắt đầu sản xuất surfactant – chất để giữ cho phế nang (các túi khi nhỏ trong phổi) không xẹp xuống và không dính lại với nhau giữa các lần hít vào, giúp bé thở một cách dễ dàng khi chào đời. Lúc này, bé có thể giữ cơ thể cân bằng trong khi đang bơi lơ lửng hoặc chuyển động trong túi nước ối.

  • Tuần lễ thứ 25

Hai tay của bé giờ đây đã phát triển hoàn chỉnh giúp bé cảm nhận được những gì xung quanh, bao gồm làn da của chính bé và ngay cả dây rốn. Các ngón tay của bé ngày càng khéo léo và có thể cuộn lại như nắm đấm. Tuần lễ này, bé đã có thể nghe được giọng nói quen thuộc của mẹ rồi đấy!

  • Tuần lễ thứ 26

Mắt bé đã có thể mở ra và chớp được rồi. Những sợi lông mi nhỏ cũng phát triển và tóc trên đầu bé vẫn tiếp tục dài ra. Lúc này bé nặng khoảng 850 gram và vẫn còn rất nhăn nheo

  • Tuần lễ thứ 27

Khả năng nghe của bé dần hoàn thiện, bé đã nhận ra giọng nói của mẹ và cả bố.

  • Tuần lễ thứ 28

Bé giờ đã cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng 25 centimet. Các nếp nhăn và các rãnh trên não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển và dài ra. Lớp mỡ dự trữ tiếp tục hình thành và tóc bé vẫn đang dài ra.

  • Tuần lễ thứ 29

Bé cưng vẫn tiếp tục hoạt động liên tục trong bụng mẹ, bé sẽ có các cú thoi và những cái đạp mạnh đến nỗi mẹ có thể cảm nhận rõ ràng

  • Tuần lễ thứ 30

Bây giờ bé cân nặng khoảng 1.400 gam và dài khoảng 27 centimet, tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da.

  • Tuần lễ thứ 31

Sự luân chuyển máu trong bánh nhau giúp bé tạo ra nước tiểu.

Tuyến sữa của mẹ đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non trong thời gian này. Đây là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho bé trong những ngày đầu sau khi sinh, chứa rất nhiều kháng thể bổ ích giúp bé khỏe mạnh, tăng đề kháng khi chào đời.

  • Tuần lễ thứ 32

Bé đã thành một cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ, rõ rệt các móng tay, móng chân, lông mi, lông mày và tóc. Lông măng quanh cơ thể bé đang dần rụng đi nhưng vẫn còn một ít ở vai và lưng bé cho đến lúc sinh. Bé lúc này cân nặng khoảng 1.800 gram và dài khoảng 29 centimet.

  • Tuần lễ thứ 33

Đồng tử của mắt bé có thể nhận ra ánh sáng và co lại hoặc giãn ra. Phổi của bé đã phát triển hầu như hoàn tất. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy để bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể bé.

  • Tuần lễ thứ 34

Trong sự phát triển của thai nhi qua các tuần, ở tuần 34 các tuyến thượng thận vẫn đang hoàn thiện và đang sản xuất ra các hormon để kích thích cơ thể mẹ tiết ra sữa. Xương của bé đã phát triển khá tốt, phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Bé lúc này cân nặng khoảng 2.250 gam và dài khoảng 32 centimet.

Dành thời gian tập yoga hay đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ giúp mẹ bầu khỏe, vượt cạn dễ dàng hơn

Dành thời gian tập yoga hay đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ giúp mẹ bầu khỏe, vượt cạn dễ dàng hơn

  • Tuần lễ thứ 35

Bé lúc này cân nặng khoảng 2.250 gam. Mỡ dự trữ vẫn được tích lũy trong cơ thể bé, đặc biệt là dưới hai vai. Lúc này, đầu ối của bé cũng bắt đầu áp vào xương mu , chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ.

  • Tuần lễ thứ 36

Khuôn mặt bé giờ đây trông rõ nét và hoàn thiện hơn. Bé đã cân nặng xấp xỉ khoảng 2.750 gam.

  • Tuần lễ thứ 37

Bé có thể nắm các ngón tay lại với nhau và quay mặt chỗ khác có nếu có luồng sáng chiếu vào bụng mẹ. Kể từ thời điểm này, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó kịp thời vì bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.

  • Tuần lễ thứ 38

Thai nhi lúc này nặng khoảng 3.100 gram và dài khoảng 35 centimet. Nếu là bé trai, tinh hoàn sẽ tụt xuống bìu dái. Nếu là bé gái, môi âm hộ của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh.

  • Tuần lễ thứ 39

Dây rốn của bé dài khoảng 50 centimet và có đường kính khoảng 1.3 centimet, thường búi lại thành cục hoặc quấn quanh người bé. Chất gây bao phủ trên da bé biến mất. Cơ thể mẹ cung cấp kháng thể cho bé liên tục thông qua bánh nhau, giúp hệ miễn dịch của bé chống lại sự nhiễm trùng trong suốt sáu tháng đầu đời.

  • Tuần lễ thứ 40

Một bé ở tuần thứ 40 có cân nặng trung bình khoảng 3.500 gram và dài khoảng 48 đến 51 centimet. Da bé có thể trông nhăn nheo, có những mảng da khô và cả những vết bớt trên người bé. Có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú của bé, hiện tượng này hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất trong một vài ngày sau đó.

Thông qua việc tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần, mẹ có thể có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ của mình. Hãy bắt tay ngay vào xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất nhất, đặc biệt là axit folic, sắt, canxi, chất xơ, DHA, Cholin,…

Đừng quên uống 2 ly sữa Dielac Mama Gold mỗi ngày để giúp mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh và bé phát triển thật toàn diện về sau, mẹ bầu nhé!

 

Đọc thêm:

Tại sao mẹ bầu phải theo dõi sự phát triển của thai nhi

Theo dõi quá trình hình thành và phát triển của thai nhi không chỉ mang đến cho mẹ những trải nghiệm đặc biệt mà còn là việc mẹ phải làm để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Hãy tham khảo bài viết.

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi theo từng tháng

Đã bao giờ mẹ thắc mắc quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ diễn ra theo từng tháng như thế nào chưa? Mời mẹ đọc bài viết.

Các cột mốc quan trọng phát triển não bộ thai nhi

Dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ đã được chứng minh liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển trí não. Nhưng áp dụng chế độ dinh dưỡng này khi nào, ra sao để tối ưu nhất ? Mẹ hãy đọc bài viết này nhé!

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kì như một bước dạo đầu giúp mẹ làm quen với sự xuất hiện của bé cưng. Hãy cùng tìm hiểu!

Những điều cần lưu ý trong giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi

Để các giai đoạn phát triển của thai nhi diễn ra suôn sẻ và khỏe mạnh, mẹ bầu hãy đọc ngay bài viết sau để có những lưu ý cần thiết trong chế độ ngủ nghỉ và ăn uống nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi qua các tuần

Mẹ đã biết sự phát triển của thai nhi qua các tuần sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào chưa? Hãy tìm hiểu qua bài viết.

Quá trình hình thành tim thai ở thai nhi

Tim thai xuất hiện khi nào và như thế nào là một tim thai bình thường. Mẹ hãy đọc bài viết này! Để hiểu rõ hơn các giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, mẹ hãy tham khảo các bài viết sau:

Giai đoạn phát triển hợp tử của thai nhi – hợp tử

Việc tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi luôn mang đến nhiều hào hứng và niềm vui cho mẹ bầu, nhất là với những mẹ lần đầu tiên chào đón bé cưng. Đầu tiên trong giai đoạn mang thai chính là quá trình hình thành hợp tử. Muốn biết thai nhi sẽ phát triển thế nào trong giai đoạn này, mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về giai đoạn phôi nang trong thai kì

Trước khi trở thành một đứa trẻ bụ bẫm, thông minh lanh lợi, bé cưng của mẹ đã phát triển từ một mầm non nhỏ xíu, nảy mầm, tăng sinh và từng bước phát triển các cơ quan trong bụng mẹ. Sự hình thành và phát triển của thai nhi sẽ diễn ra trong 40 tuần. Trong đó có quá trình phôi thai. Đó là giai đoạn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé

Giai đoạn hình thành các giác quan của thai nhi

Giờ đây dường như mỗi lần mẹ trò chuyện, bé cưng lại cử động thật mạnh trong bụng như đáp lời mẹ. Vậy có thật sự là bé cưng nghe được lời mẹ không? Chính xác thì trong giai đoạn phát triển của thai nhi, các giác quan của bé đã phát triển ra sao? Hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé!

Quá trình hình thành thai nghén

Kể từ khi biết đến sự xuất hiện của bé yêu trong bụng, mẹ luôn trông ngóng từng ngày. Tuần này bé yêu đã như thế nào rồi nhỉ? Bé sẽ phát triển ra sao trong 40 tuần thai? Hãy cùng tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của thai nhi để không bỏ lỡ cột mốc phát triển quan trọng trong quá trình thai nghén, mẹ nhé!