Nhật Ký Mẹ Bầu

20+ CÁCH NUÔI DẠY CON TỪ CHUYÊN GIA, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Ngày đăng:

16/01/2024

Trong hành trình trưởng thành, sự phát triển của con phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi dạy của bố mẹ. Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình sẽ thông minh và ngoan ngoãn. Vậy dạy con như thế nào là đúng cách? Bài viết dưới đây Vinamilk sẽ bật mí cho bạn 20+ cách nuôi dạy con từ chuyên gia giúp con phát triển toàn diện nhất. 

20 cách nuôi dạy con từ chuyên gia

Cách nuôi dạy con phát triển toàn diện

1. Khen trẻ đúng lúc đúng việc

Khen ngợi là cách giúp tăng động lực và kích thích tinh thần tích cực cho trẻ. Hãy chú trọng vào việc khen bé ngay khi trẻ thực hiện một công việc tốt. Lời khen đôi khi đơn giản nhưng lại chính là một món quà khen thưởng ý nghĩa nhất để giúp con xây dựng những thói quen và hành động tích cực. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh thưởng con bằng vật chất như đồ chơi mới để tạo thói quen không tốt cho con. 

Khen trẻ để tạo động lực

Khen trẻ khi trẻ có những hành vi tích cực sẽ tạo động lực cho trẻ

2. Chấp nhận sự bừa bộn của trẻ 

Trẻ con luôn năng động, thích tò mò và khám phá về thế giới xung quanh. Do đó, hãy tạo cho bé không gian thoải mái để vui chơi và khám phá trong tầm kiểm soát của bạn. Thay vì quát mắng, bạn hãy nhẹ nhàng hướng dẫn bé sắp xếp đồ chơi gọn gàng và dọn dẹp nhà cửa sau mỗi lần chơi. Khi bé thấy được sự hỗ trợ và chỉ dẫn nhẹ nhàng từ bố mẹ, trẻ sẽ học được cách tự quản lý và có trách nhiệm với những hành động của mình.

Chấp nhận sự bừa bộn của trẻ 

Bố mẹ nên chấp nhận sự bừa bộn của trẻ vì trẻ luôn thích khám phá mọi thứ

3. Cho trẻ tự do là nuôi dạy con đúng cách

Việc cho trẻ tự do là một nguyên tắc nuôi dạy thông minh và được đánh giá cao hiện nay. Hãy tạo không gian cho bé để khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, đồng thời tránh những lời quát mắng như "Đừng trèo lên đó", "Đừng động vào đó". 

Tuy nhiên, bố mẹ không nên để trẻ tự do hoàn toàn mà phải đặt giới hạn và cho bé vui chơi trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, bạn có thể ở gần để quan sát và hỗ trợ bé nếu cần, điều này sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và an toàn hơn. 

Cho trẻ tự do là nuôi dạy con đúng cách

Cho phép trẻ tự do trong tầm kiểm soát của bố mẹ 

4. Tôn trọng ý kiến của con 

Tôn trọng ý kiến của con là quy tắc quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ. Thay vì áp đặt ý kiến của bản thân lên trẻ, bố mẹ nên lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con và khuyến khích sự sáng tạo. Việc này giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tự vận động suy nghĩ, tránh bị thụ động và nhận thức được giá trị của ý kiến cá nhân.

Nếu trong trường hợp ý kiến của trẻ hợp lý và không ảnh hưởng xấu, hãy chấp nhận và cho bé được làm theo những gì mình muốn. Từ đó sẽ giúp bé có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển hơn.

Tôn trọng ý kiến của con 

Nên tôn trọng ý kiến của con để khuyến khích tinh thần học hỏi của trẻ

5. Khuyến khích con tự kiểm soát hành vi

Thay vì sử dụng phương pháp phạt khi con làm sai, bố mẹ nên đặt ra những điều kiện và quy tắc để bé không phạm lỗi. Điều này sẽ giúp trẻ tự kiểm soát hành vi của mình, phát triển tính tự lập và khả năng tự quản lý. Bên cạnh đó, việc này sẽ kích thích trẻ hình thành thói quen biết tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với bản thân. 

6. Tán dương tính tự giác của con

Tự giác là đức tính quan trọng cần nuôi dạy trẻ ngay từ nhỏ. Để giúp con phát triển tính tự giác, bố mẹ hãy tán dương và khuyến khích khi chúng thể hiện những hành động tích cực như soạn quần áo, sắp xếp sách vở, chăn gối khi thức dậy. Một lời khen nhỏ có thể là động lực to lớn để con tiếp tục phát huy và duy trì những thói quen tích cực này.

Tán dương tính tự giác của con

Tán dương trẻ khi trẻ có tinh thần tự giác thực hiện những hành vi tích cực

7. Nguyên tắc nuôi dạy con - Tôn trọng gia đình

Hãy dạy cho trẻ biết tôn trọng gia đình, tôn trọng ông bà, cha mẹ và mọi người thân trong gia đình. Nguyên tắc này không chỉ giữ cho con không trở nên ương bướng mà còn giúp chúng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, lễ phép với mọi người xung quanh.

Dạy con tôn trọng gia đình và người lớn

Luôn dạy con biết tôn trọng gia đình và những người lớn hơn

8. Tập trung vào lý do gây nên những hành vi ngỗ nghịch

Hiểu rõ nguyên nhân gây ra những hành vi ngỗ nghịch của trẻ là chìa khóa giúp nuôi dạy chúng hiệu quả. Những lý do đằng sau các hành vi đó không phải lúc nào cũng rõ ràng đối với người lớn. Điều quan trọng là bố mẹ phải biết được nguyên nhân và giải quyết một cách trực tiếp để trẻ cảm thấy được quan tâm và thỏa mãn.

Khi trẻ được thừa nhận những hành động tích cực thì sẽ có động lực để tiếp tục phát triển những hành vi tích cực đó. Đặc biệt, chúng sẽ có thể tránh khỏi những hành động sai trái, kể cả khi gặp những khó khăn. Vì vậy, khi trẻ có hành động không đúng, hãy hỏi chúng vì sao có hành động như vậy, từ đó bố mẹ có thể biết được và dạy trẻ ngay từ đầu. 

9. Luôn nhẹ nhàng 

Trẻ con thường học hỏi bằng cách quan sát và bắt chước, do đó bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường mẫu mực cho chúng. Nếu bố mẹ thể hiện sự tôn trọng và nhẹ nhàng, trẻ sẽ học theo lối sống đó. Ngược lại, nếu cha mẹ dùng lời lẽ cay độc hoặc thái độ thô lỗ để nói chuyện, trẻ sẽ học cách đáp trả bằng cách tương tự. 

Sự tử tế không phải là sự nhượng bộ mà đó là cách để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và thiết thực. Nuôi dạy con bằng sự nhẹ nhàng không chỉ tạo ra một môi trường tích cực mà còn giúp trẻ hình thành những thói quen tích cực và tư duy đúng đắn., giúp trẻ biết tôn trọng và đối xử đúng mực với mọi người xung quanh. 

10. Dạy những điều phù hợp với lứa tuổi

Một số hành vi mà bố mẹ cho rằng không phù hợp với trẻ lại chính là biểu hiện phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ví dụ như các cơn giận dữ ở trẻ mới biết đi có thể xuất phát từ sự khó chịu khi chưa thể diễn đạt bằng lời. Chúng cũng không thể tự điều chỉnh được hành vi do não bộ chưa phát triển hoàn thiện. Do đó lúc này, bố mẹ nên dạy con đúng cách, điều tiết hành vi của con phù hợp. 

Ngoài ra, trẻ khi đi học mẫu giáo có thể chưa hiểu hết được hậu quả là gì. Lúc này cần sử dụng phương pháp chuyển hướng thay vì suy luận và nói cho trẻ nghe về hệ quả. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách ứng xử hợp lý hơn. 

Dạy những điều phù hợp với lứa tuổi

Dạy dỗ trẻ biết làm những điều phù hợp với lứa tuổi 

11. Giúp trẻ nhận ra bài học khi mắc lỗi 

Đối với trẻ từ 3 tuổi, mỗi hành vi sai trái của đều có thể là cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển. Ví dụ, khi đứa trẻ làm vỡ một đồ chơi, đây là dịp để dạy cho bé hiểu về hậu quả tự nhiên của hành động đó và món đồ chơi đó không thể sử dụng được nữa. 

Nếu trẻ không thích một món đồ chơi nào đó, hãy dạy trẻ cách chia sẻ hoặc tặng nó cho người khác. Nếu trẻ tức giận và có những hành động sai trái, hãy giúp trẻ tìm cách khác để giải tỏa cảm xúc như đấm vào gối. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần dạy trẻ cách giải quyết vấn đề thay vì hành động thô lỗ.

Giúp trẻ nhận ra bài học khi mắc lỗi

Dạy trẻ biết rút ra bài học kinh nghiệm sau mỗi lần mắc lỗi

12. Hãy luôn kiên nhẫn và đừng tuyệt vọng

Trong quá trình nuôi dạy con, sự kiên nhẫn và không tuyệt vọng là chìa khóa giúp tạo ra những thay đổi tích cực trong hành vi của trẻ. Nguyên tắc dạy con tích cực và kỷ luật không mang lại kết quả ngay lập tức mà sẽ hỗ trợ xây dựng nền tảng cho tương lai của trẻ, tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững.

Khi mới bắt đầu dạy trẻ, bạn sẽ có thể mất nhiều thời gian để giải thích, tuy nhiên sau nhiều lần lặp đi lặp lại, có thể là vài tuần hoặc vài tháng thì trẻ sẽ dần tiếp thu và bắt đầu nhận thức được những gì đã được truyền đạt. 

Hãy kiên nhẫn với trẻ

Luôn kiên nhẫn trong việc dạy dỗ trẻ

13. Dạy trẻ biết cách nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện

Trong văn hóa Việt Nam, việc trẻ từ chối hoặc nói "Không" trước một yêu cầu của người lớn được cho là biểu hiện của sự không nghe lời, hỗn láo hoặc khó bảo. Tuy nhiên, những đứa trẻ luôn vâng lời lúc lớn lên thường ít đạt được nhiều thành công. 

Việc dạy trẻ biết cách nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện sẽ giúp trẻ xây dựng tư duy phản biện, học được cách tự bảo vệ mình những lời dụ dỗ từ kẻ xấu hoặc bạn bè xung quanh. Đặc biệt, trẻ biết nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống sau này. 

14. Dạy con biết tôn trọng môi trường

Hãy bắt đầu giáo dục con trẻ biết tôn trọng môi trường càng sớm càng tốt. Dạy trẻ cách dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm sóc cây cảnh và thể hiện lòng tôn trọng đối với tự nhiên. Ngoài ra, cần dạy trẻ không nên giẫm đạp lên cây cỏ trong công viên, không hái hoa bẻ lá. Thói quen này sẽ giúp trẻ phát triển lành mạnh và có chuẩn mực văn hóa cao.

Dạy con yêu môi trường

Dạy con biết tôn trọng môi trường, yêu thiên nhiên

15.  Cách dạy con nếu không hiểu hãy đặt câu hỏi

Dân gian ta vẫn thường có câu "Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học". Hãy khuyến khích trẻ mạnh dạn đặt câu hỏi khi gặp khó khăn hoặc không hiểu một vấn đề nào đó. Điều này sẽ khuyến khích tinh thần tò tò và khám phá của trẻ. 

Nên dạy con điều này trước giai đoạn bé 10 tuổi bì đây là thời điểm tốt nhất để bé có thể hiểu được vấn đề. Bạn cũng có thể trao đổi với giáo viên về việc khuyến khích trẻ đặt câu hỏi khi không hiểu vấn đề. Từ đó hỗ trợ quá trình học tập và  giúp xây dựng sự tự tin, độc lập trong con cái.

Dạy con đặt câu hỏi

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi khi có thắc mắc

16. Không làm điều ngu ngốc vì sự khích bác của bất kỳ ai

Trẻ nhỏ luôn muốn được chấp nhận và nể trọng từ bạn bè, đôi khi chúng có thể bị thách thức bởi lời khích bác của bạn bè xung quanh. Do đó trẻ thường tìm mọi cách để đạt được điều đó mà costheer phạm phải những sai trái. Hãy tập trung vào giáo dục cho trẻ biết rằng giá trị của sự trung thực và lòng tự trọng mới là điều quan trọng nhất. Không nên vì những lời khích bác từ bạn bè hay bất kỳ ai mà làm những việc ngu ngốc. 

17. Dạy con luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính mình

Chúng ta thường có xu hướng tôn trọng với người lớn hơn là trẻ nhỏ. Do đó trẻ thường không dám tự bảo vệ mình khi gặp phải một số vấn đề nào đó. Hãy dạy con cách đứng lên và bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời nên dạy trẻ biết lắng nghe và tôn trọng mọi người khi trình bày ý kiến hay quan điểm. 

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dạy con cách bảo vệ người khác. Điều này sẽ giúp trẻ trở thành một người dũng cảm trong mắt bạn bè và mọi người.

Dạy con biết bảo vệ chính mình và mọi người 

Dạy con biết bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh

18. Dạy con không sợ phạm sai lầm

Việc học từ những sai lầm là điều rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Bạn nên khuyến khích con không sợ phạm phải sai lầm, mà ngược lại, hãy dạy con coi đó là cơ hội để học hỏi và phát triển. Đừng trách phạt con khi bé mắc lỗi, thay vào đó, hãy chỉ cho trẻ thấy những sai lầm và hướng dẫn cách giải quyết vấn đề để trẻ có thể tránh những trường hợp tương tự trong tương lai. 

19. Cách dạy con biết tôn trọng mọi người

Tôn trọng người khác là một giá trị quan trọng mà trẻ cần phải có. Hãy dạy con biết lễ phép và tôn trọng với mọi người xung quanh, kể cả bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời bố mẹ cũng nên là tấm gương để trẻ noi theo và học hỏi. 

Dạy con biết tôn trọng mọi người

Dạy con biết tôn trọng và lễ phép với mọi người

20. Tương tác và chơi với trẻ 

Tương tác và chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và giúp con phát triển toàn diện. Dù cho bận rộn như thế nào thì bố mẹ vẫn nên dành thời gian để yêu thương và chơi đùa cùng trẻ, cùng trẻ làm bài tập về nhà hay tâm sự về một ngày của bé. Điều này giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ với con cái và tạo ra một môi trường tích cực, giúp con trở nên ngoan ngoãn và phát triển tốt hơn.

Tương tác chơi đùa cùng trẻ

Bố mẹ nên thường xuyên tương tác, vui chơi và tâm sự cùng trẻ

21. Đọc sách cho trẻ nghe

Đọc sách cho trẻ từ sớm sẽ tạo nền tảng cho trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và phát triển niềm yêu thích đối với việc đọc sách. Ngay cả khi trẻ chưa hiểu từ ngữ, âm thanh và ngôn ngữ trong sách vẫn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Trong lúc đọc sách, bố mẹ có thể đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung sách cho trẻ như con sẽ làm gì trong trường hợp này, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung, kích thích trí tưởng tượng và phát triển kỹ năng suy luận. Nhờ đó trẻ sẽ có khả năng tự học tốt hơn và phát triển năng khiếu ngôn ngữ.

Đọc sách cho trẻ nghe

Đọc sách cho trẻ nghe thường xuyên sẽ giúp trẻ có nền tảng ngôn ngữ tốt

22. Khuyến khích trẻ tập thể dục

Tập thể dục không những giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí thông minh của trẻ. Những hoạt động vận động có tác dụng cải thiện lưu thông máu lên não, tăng cường hoạt động não bộ và kích thích tư duy sáng tạo. 

Bố mẹ có thể khuyến khích con tham gia vào các hoạt động thể dục, các bài tập đơn giản như đi bộ, tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Việc này không những giúp trẻ khỏe mạnh mà còn phát triển sự tự tin, lạc quan và tăng cường hoạt động của não bộ, giúp tinh thần trẻ trở nên lạc quan và minh mẫn hơn. 

Khuyến khích trẻ tập thể dục

Khuyến khích trẻ tập thể dục để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển não bộ 

23. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển tư duy và trí thông minh của trẻ. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng âm nhạc không những giúp phát triển trí nhớ và tăng cường sự tập trung mà còn hỗ trợ giảm căng thẳng, tăng động lực học tập. Bố mẹ có thể cho con học nhạc cụ từ sớm như trống, piano, sáo. 

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc giúp trẻ phát triển tư duy và năng khiếu nghệ thuật

24. Cho trẻ đi nhiều nơi và quan sát nhiều hơn

Cho trẻ đi nhiều nơi là cách tuyệt vời để mở rộng tầm hiểu biết của con về thế giới xung quanh. Bố mẹ có thể cho con đi viện bảo tàng, sở thú, các địa điểm du lịch, tạo cơ hội cho chúng quan sát và học hỏi những kiến thức mới. Sau mỗi chuyến đi, bố mẹ có thể trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với con về những kiến thức mới mà con đã được trải nghiệm. Điều này không chỉ giúp phát triển khả năng tư duy mà còn khuyến khích sự tò mò và hiểu biết sâu sắc về thế giới, giúp trẻ trở nên thông minh và sáng tạo hơn.

Cho trẻ đi nhiều nơi và quan sát nhiều hơn

Cho trẻ đi nhiều nơi để học hỏi, khám phá những điều mới mẻ

25. Rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách

Đọc sách không những là một thói quen hữu ích mà còn là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện của con trẻ. Rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày sẽ giúp con sẽ tiếp thu kiến thức mới, phát triển tư duy và nuôi dưỡng tinh thần tự học. Hãy rèn luyện thói quen đọc sách cho con ngay từ nhỏ. Đồng thời bố mẹ cũng nên đọc sách thường xuyên để truyền động lực cho con, giúp con noi theo và học hỏi. 

Rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách

Cho trẻ rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày

26. Hạn chế cho bé sử dụng điện thoại và máy tính bảng

Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại và máy tính bảng là điều rất quan trọng để bảo vệ sự phát triển toàn diện của con. Việc dành quá nhiều thời gian để tiếp xúc với các thiết bị điện tử có thể làm trẻ mất đi khả năng sáng tạo, tương tác xã hội và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. 

Bố mẹ nên giám sát thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ và những nội dung mà trẻ theo dõi. Bên cạnh đó nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khác như đọc sách, vui chơi, giao lưu cùng bạn bè để phát triển toàn diện nhất.

  Hạn chế cho bé sử dụng điện thoại và máy tính bảng

Không nên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều để tránh bị thụ động 

27. Nuôi dưỡng, phát triển sự sáng tạo của trẻ

Tính sáng tạo không chỉ là phẩm chất thiên bẩm mà có thể được nuôi dưỡng và phát triển từ thời thơ ấu. Bố mẹ có thể thực hiện phương pháp dạy con rèn luyện sự thông minh và tính sáng tạo thông qua các hoạt động liên quan đến văn học, âm nhạc, nghệ thuật. Chẳng hạn cho trẻ tiếp xúc sớm với màu vẽ, đất nặn để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của mình.

Nuôi dưỡng, phát triển sự sáng tạo của trẻ

Khuyến khích và nuôi dưỡng khả năng tư duy sáng tạo của trẻ

28. Học hỏi cách dạy con của người Nhật

Từ lâu, cách dạy con của người Nhật luôn được nhiều quốc gia đánh giá cao. So với cách dạy con của người Việt, phương pháp giáo dục trẻ của người Nhật có những đặc điểm khác biệt rõ rệt:

  • Tính kỷ luật: Bố mẹ người Nhật thường tập cho con thói quen ngủ riêng ngay từ khi mới sinh ra, tập ngồi vào ghế ăn vào thời điểm ăn dặm, tập chơi một mình. Điều này sẽ giúp rèn cho con tính kỷ luật nhẹ nhàng.
  • Tính độc lập: Trẻ em Nhật thường được bố mẹ khuyến khích tự đi bộ đến trường, tự đón xe buýt đi học, tự đi chợ. Việc này sẽ giúp trẻ hình thành tính độc lập và tự chủ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
  • Văn hóa ứng xử và lễ phép: Ở Nhật, ngay từ nhỏ, trẻ đã được dạy bản thân phải lịch sự và tôn trọng mọi người xung quanh, kể cả với bạn bè cùng trang lứa.
  • Khuyến khích trẻ phát triển năng khiếu: Một điểm quan trọng là cách dạy con bộc lộ năng lực bản thân. Bố mẹ luôn tạo điều kiện cho con theo đuổi những môn năng khiếu mà con hứng thú thông qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa, picnic hay cắm trại cùng bạn bè.
  • Khuyến khích và phản hồi tích cực cho con: Bố mẹ người Nhật luôn khen ngợi con mỗi khi con làm được việc tốt. Việc này sẽ giúp trẻ biết được bố mẹ đang hài lòng hay không hài lòng với những việc nào, từ đó rút ra được có nên lặp lại những hành động đó trong tương lai hay không.

Học hỏi cách dạy con của người Nhật

Học hỏi theo các phương pháp dạy con của người Nhật

29.  Một số bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh khác

  • Cho trẻ vui chơi: Cho trẻ chơi những trò chơi như lego, xếp hình, ghép khối gỗ, hay tô tranh sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng, tư duy, kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ. 
  • Để trẻ tự giải quyết vấn đề: Khi con gặp phải các vấn đề như ngã xe, bẩn áo, làm vỡ đồ đạc, bố mẹ nên khuyến khích con tự tìm cách giải quyết. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, phát huy tinh thần tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
  • Thường xuyên khuyến khích và động viên trẻ: Những lời động viên như "Con có thể làm được", "Bố mẹ tin con" sẽ tạo sự khích lệ, giúp trẻ phát triển sự tự tin, có thể vượt qua giới hạn của bản thân trên hành trình phát triển. 

Một số bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh

Tham khảo một số bí quyết giúp nuôi dạy con phát triển toàn diện


Nuôi dạy con cái là một hành trình khó khăn đối với các bậc làm bố mẹ. Bài viết trên đây Vinamilk đã bật mí cho bạn 20+ cách nuôi dạy con giúp trẻ phát triển toàn diện, ngoan ngoãn thông minh. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ tham khảo và biết cách áp dụng, nuôi dạy con cái tốt nhất.