Thông Tin Dinh Dưỡng

TƯ VẤN CHỌN DÒNG SỮA BỘT CHO BÉ TRÊN 1 TUỔI KHI ĐÃ CAI SỮA MẸ

Ngày đăng:

03/12/2017

Tôi đang tập cho bé cai sữa mẹ song song việc chọn lựa dòng sữa cho bé trên 1 tuổi phù hợp. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn thêm giúp ạ?

Chào Mẹ,

Trước tiên, mẹ cần biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển trẻ nhỏ vì những lợi ích tuyệt vời như:

  • Sữa mẹ chứa hơn 100 dưỡng chất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cũng như khả năng hấp thu của bé.
  • Sữa mẹ có nhiều vitamin và muối khoáng phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Sữa cho bé trên 1 tuổi giúp đảm bảo sức khỏe cho bé sau khi cai sữa mẹ

Sữa mẹ chứa đầy đủ những dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện

  • Bú sữa mẹ giúp bé có sức đề kháng và trí thông minh hơn các bé không được bú sữa mẹ.

Mặt khác, cho con bú sữa mẹ cũng mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ như giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú. Hơn nữa, những phút giây ôm bé vào lòng, cho con bú và nhìn ngắm con no nê thỏa mãn sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên với các mẹ.

Bé cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục duy trì đến khi được 24 tháng. Hãy chú ý rằng nếu mẹ cho bé cai sữa trước sáu tháng, bé có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như:

Hệ thống tiêu hóa và thận của bé có thể chưa phát triển đầy đủ để đủ sức tiêu hóa được thực phẩm rắn. Cai sữa sớm có thể làm bé có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy. Bé còn có nguy cơ cao bị loét dạ dày. Cơ thể bé lúc này cũng có thể chưa thể xử lý được gluten – một chất có trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác.

Sữa cho bé trên 1 tuổi giúp bé tránh được những vấn đề về sức khỏe

Cai sữa trước 6 tháng tuổi có thể khiến bé mắc bệnh tiêu hóa và dễ mắc bệnh béo phì

  • Sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu bỏ bú quá sớm, bé hấp thụ ít chất dinh dưỡng hơn.
  • Cai sữa sớm không có lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển của bé.
  • Bé cũng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và dị ứng – dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc bệnh béo phì sau này. Bé có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý ngoài da do cai sữa sớm như bệnh chàm (eczema). Chàm sẽ gây sưng da, mẩn đỏ và làm bé ngứa.
  • Bé có nguy cơ tăng cân và béo phì khi ở tuổi trung niên.

Vậy nên, mẹ hãy tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Trong trường hợp cần tìm hiểu về các loại sữa khác mẹ nên tham khảo bảng thông tin khuyến nghị cuối bài. Nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp được nêu ở bảng này thì mẹ tham khảo thêm câu trả lời của bác sĩ trung tâm dưỡng Vinamilk như sau:

Để biết thời điểm thích hợp cai sữa cho bé, mẹ có thể tìm kiếm những dấu hiệu sau:

  • Bé nói được thêm hai đến ba từ ngoài “bố”, “mẹ” hay đã có thể nói được một câu ngắn, nghĩa là thời điểm này, hệ thần kinh, thính giác bé phát triển. Đây cũng là giai đoạn bé muốn khẳng định sự hiện diện của mình bằng vốn từ ít ỏi.
  • Bé ăn được cháo và cơm nhão. Một khi bé có khả năng nhai, nuốt nghĩa là hệ tiêu hóa đã phát triển. Lúc này bé đã được một tuổi rưỡi đến hai tuổi. Bạn nên cho bé ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình. Điều này rất có lợi trong việc phát triển trí tuệ của bé cũng như để thắt chặt thêm tình cảm trong gia đình.

Trên 1 tuổi, bé có thể dùng sữa cho bé trên 1 tuổi kết hợp cùng chế độ ăn dinh dưỡng

Ăn được cháo và cơm nhão là một trong những dấu hiệu cho thấy bé có thể cai sữa

  • Bé đã có thể leo lên, leo xuống cầu thang. Thông thường, khi thực hiện được những kỹ năng này, bé đã gần hai tuổi hoặc hơn hai tuổi. Đây là độ tuổi được các bác sĩ dinh dưỡng cũng như bác sĩ nhi khoa khuyên nên cai sữa.
  • Trường hợp đặc biệt như mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh lý liên quan đến bầu vú như nứt nẻ đầu vú.

Khi tiến hành cai sữa cho bé, mẹ cần chú ý những điểm sau:

  • Trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm nếu có trước khi cai sữa cho bé.
  • Khi cai sữa nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột ngột ngưng hẳn không cho bé bú. Điều này có nghĩa là các bà mẹ hãy chủ động rút ngắn thời gian và cường độ cho bé bú, để tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của bé sau này. Ví dụ trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 – 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 – 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.

Nếu đã bắt đầu ngưng không cho bé bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho bé ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi bé đã lớn trên 1 tuổi).

Sữa cho bé trên 1 tuổi là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể bé

Khi cai sữa mẹ cho bé, mẹ cần kết hợp cho bé ăn ngoài với một loại sữa khác

  • Khi cho bé ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của bé vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn.
  • Cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Nên biết cách đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn. Để tạo cảm giác hứng thú khi ăn.

Mẹ cần chú ý đến những vấn đề thường gặp khi cai sữa cho bé:

  • Khả năng miễn dịch của bé kém: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt với các dưỡng chất giúp bé có hệ miễn dịch cực tốt. Trong sữa mẹ, có rất nhiều kháng thể và các thành phần dưỡng chất quan trọng – thiết yếu khác, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi sự phát triển tốt, bảo vệ đường ruột. Vì thế, sau khi cai sữa, hệ miễn dịch của bé thường yếu kém hơn từ đó bé dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng hoặc các vấn đề bất ổn khác cho sức khỏe.

Làm sao chọn lựa dòng sữa cho bé trên 1 tuổi phù hợp

Sau khi cai sữa, sức đề kháng của bé thường bị giảm sút nên bé dễ bị mắc bệnh

  • Hệ tiêu hóa yếu kém: Sau khi cai sữa, bé thường dễ bị rối loạn dạ dày, tiêu chảy, ói mửa.
  • Thiếu sắt do không còn được bổ sung lượng sắt từ sữa mẹ, dễ mắc tình trang thiếu máu.

Do đó, sữa cho bé trên 1 tuổi cần bổ sung những dưỡng chất giúp bé khắc phục những bất ổn về sức khỏe do cai sữa

Khi chọn sữa cho bé trên 1 tuổi, mẹ nên chọn cho bé dòng sữa bột có các dưỡng chất:

  • Sắtcần thiết cho nhiều chức năng sống như: tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, tạo hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả cơ quan; tham gia cấu tạo của nhiều enzyme đóng vai trò vận chuyển điện tích.
  • Chất xơ tiêu hóa – men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa tốt:
    • Men vi sinh là các vi khuẩn có lợi kí sinh trong đường ruột, có tác dụng cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, giúp bé tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
    • Chất xơ tiêu hóa là thức ăn yêu thích của các vi khuẩn đường ruột, có thể kích thích sự tăng trưởng khỏe mạnh của các vi khuẩn có lợi, giúp làm tăng hấp thụ canxi, magie, mangan cũng như một số khoáng chất khác lại còn giúp bé phòng tránh táo bón hiệu quả.
  • Các vitamin đề kháng luôn cần có mặt cả sữa cho trẻ dưới 1 tuổi lẫn từ 1 tuổi trở lên:
    • Vitamin A giúp ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại virus của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị virus, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp.
    • Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C giúp đào thải các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp.
    • Kẽm là dưỡng chất có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể. Kẽm vẫn được mệnh danh là “khắc tinh của virus”.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp mẹ chọn đúng sữa cho bé trên 1 tuổi sau khi cai sữa phát triển toàn diện. Chúc bé của mẹ luôn khỏe mạnh nhé!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh – Trưởng ban trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Trường hợp mẹ bị ít sữa, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp cải thiện nguồn sữa cho bé:

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sữa, kém sữa, mất sữa ở bà mẹ sau sinh và cho con bú, một trong các nguyên nhân chính là do các chứng bệnh trầm cảm, tim mạch, thiếu máu… làm cơ thể suy yếu, không đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra sữa, hoặc nếu có thì sữa cũng không đạt chất lượng. Hoặc cũng có thể bạn ít sữa là do suy sụp tinh thần, ăn uống không đủ, không thường xuyên cho con bú…

Biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng ít sữa cho bé bú:

· Bạn cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và lao động hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm làm ảnh hưởng đến chất và lượng sữa. Bên cạnh đó, bạn nên ăn bổ sung chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng để có nhiều sữa sau sinh.

· Để có lượng sữa dồi dào cho bé yêu, bạn nên chú ý uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

· Hãy massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả.

Nếu đã thực hiện những điều trên mà sữa vẫn không đủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng sữa bột thích hợp.