Thông Tin Dinh Dưỡng

TUẦN 12 CỦA MẸ VÀ THAI NHI

Ngày đăng:

04/07/2016

Tada! Vậy là mẹ đã sắp kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ rồi đấy! Hãy xem trong tuần 12, tuần khởi đầu khoảng thời gian dễ chịu nhất trong hành trình 9 tháng 10 ngày, có những điều gì đang chờ đợi mẹ và bé yêu nhé.

Những thay đổi của thai nhi

  • Tuần này, cục cưng trong bụng mẹ đã dài khoảng 7,5 cm, nặng gần 30g và các phần cơ thể đã phát triển đều.
  • So với thời gian trước, phần đầu chỉ còn chiếm khoảng 1/3 chiều dài cơ thể, không còn quá chênh lệch với thân bé nữa. Cằm bé đã nhô ra. Dù chưa hoàn thiện và nằm đúng chỗ nhưng mắt của bé cũng đã rất gần vị trí cuối cùng. Tuy vẫn rất nhạy cảm nhưng mí mắt bé đã phát triển đầy đủ. Đôi tai nhỏ xíu từ vị trí khá thấp bên dưới đã di chuyển vào đúng vị trí ở hai bên đầu.
  • Tuần này bé có thể cau mày, nheo mắt và thực hiện các động tác ngoe nguẩy bất ngờ. Mỗi khi bác sĩ hay các chuyên gia y tế thăm khám và sờ bụng mẹ, mẹ sẽ tự di chuyển vòng quanh để tránh những cú thúc và chạm nhẹ đó.
  • Thay vì đầu gắn liền với ngực như trước, giờ đây, cổ của em bé đã phát triển rõ ràng hơn, nối giữa đầu và ngực. Cùng lúc, dây thanh quản cũng bắt đầu xuất hiện.
  • Khoảng thời gian từ tuần này đến tuần 18 là giai đoạn não tập trung phát triển. Xương ở mặt trước hộp sọ được mở rộng để bảo vệ phần não phát triển mạnh mẽ bên trong.
  • Trong tuần này, dấu hiệu công dân – vân tay đã bắt đầu xuất hiện và sẽ đi theo bé suốt cuộc đời.
  • Nếu siêu âm trong tuần này, mẹ có thể nhận ra âm thanh nhịp tim đều đặn của bé, nhanh hơn khoảng gấp đôi nhịp tim của mẹ. m thanh có thể bị nhiễu một chút những lúc bị dây rốn chắn ngang phía trước.
  • Cũng trong tuần này, vân tay – dấu hiệu công dân, bắt đầu xuất hiện và sẽ đi theo bé suốt cuộc đời.

Thai nhi thuần 12 dài khoảng 7,5cm và nặng 30g

Thai nhi thuần 12 dài khoảng 7,5cm và nặng 30g

Những thay đổi ở mẹ

  • Hết kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, các nguy cơ sẩy thai đã giảm đi rất nhiều. Các triệu chứng ốm nghén đã hoặc đang dần biến mất. Bố mẹ cũng có thể “yêu” nhau nhẹ nhàng nếu có hứng thú.
  • Nếu gặp triệu chứng buồn nôn thái quá và bụng to hơn mức bình thường rất nhiều, rất có thể mẹ đang mang thai đôi hoặc đa thai. Siêu âm sẽ giúp mẹ xác định chính xác có bao nhiêu bé con trong bụng.
  • Có thể mẹ sẽ cảm thấy ấm hơn một chút. Đó là do khối lượng máu trong cơ thể đang có sự gia tăng. Quả tim phải làm việc cật lực để cung cấp đủ oxy cho mẹ và bé. Số lượng hồng cầu tăng cao hơn nhiều so với lúc không mang thai nên mẹ cần đảm bảo ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt nhé.
  • Đừng lo lắng nếu mẹ thấy bụng dường như nhô ra nhiều hơn. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, nguyên nhân có thể là do sự trương phồng trong ruột, bụng sẽ phẳng lại sau khi đi vệ sinh, mẹ nha.
  • Đây là khoảng thời gian nếu tử cung có nghiêng về sau chứ không phải phía trước sẽ trở lại vị trí bình thường. Nếu tử cung nghiêng về sau gây các vấn đề liên quan đến tiểu tiện, mẹ nên đi bác sĩ kiểm tra ngay.
  • Mẹ có thể thấy thèm ăn và tính tình mưa nắng thấy thường, buồn đó rồi vui đó nhưng tâm lý đã thoải mái hơn rất nhiều do được giải phóng khỏi lo lắng về nguy cơ sẩy thai. Đồng thời, mẹ sẽ thấy cơ thể ì ạch hơn một chút và bắt đầu lười vận động hơn.

Lời khuyên cho mẹ

  • Chính thức bước vào giai đoạn quan trọng để bé tập trung phát triển trí não nên mẹ đừng quên bổ sung sản phẩm sữa chứa acid folic cần thiết trong quá trình phát triển hệ thần kinh để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi như Dielac Mama hay Optimum Mama nhé.
  • Đây không phải là lúc để ăn kiêng. Với cảm giác thèm ăn trở lại, khi đói, mẹ nên ăn ngay. Hãy luôn mang theo bên mình những thức ăn vặt lành mạnh nhé.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống hằng ngày được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, rau lá xanh, ngũ cốc, gan, sữa cùng với trái cây và rau củ để bổ sung chất xơ để giảm tình trạng táo bón, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
  • Uống nhiều nước mẹ nha, có thể chia thành nhiều ngụm nhỏ, uống thường xuyên trong ngày. Nước sẽ giúp mẹ thấy khỏe, dễ chịu và giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn.
  • Tích cực tập luyện các bài thể dục nhẹ để cơ thể bớt ì, đặc biệt là các bài tập sàn chậu để hỗ trợ trọng lượng ngày càng tăng của tử cung.
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày, đặc biệt là vùng bẹn và nách.

12 tuần đã trôi qua và bé cưng trong bụng cũng đã có vân tay như một công dân thực thụ rồi đấy mẹ ơi. Để chuẩn bị cho tam cá nguyệt thứ 2, mẹ hãy xin bác sĩ lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phù hợp và đừng quên kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn nhé.

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Thanh

Trung tâm Dinh dưỡng VNM