Chúc mừng gia đình mẹ đã có thêm thành viên mới. Giờ đây trước mắt mẹ là hành trình dưỡng thai kéo dài 40 tuần, chia làm 3 tam cá nguyệt. Để các giai đoạn phát triển của thai nhi diễn ra suôn sẻ và khỏe mạnh, mẹ bầu hãy đọc ngay bài viết sau để có những lưu ý cần thiết trong chế độ ngủ nghỉ và ăn uống nhé.
Ngay khi biết tin mình mang thai mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn sữa bầu phù hợp để kịp thời đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thay đổi từ đầu thai kỳ.
Ống thần kinh thai nhi hình thành từ khoảng ngày 21-27 sau thụ thai (tuần thứ tuần 6 – 7 thai kỳ) nên chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất mà đặc biệt là 400mcg axit folic mỗi ngày. Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ, giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh, hạn chế nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch cho bé sau này.
Đây cũng là giai đoạn mà hầu hết các mẹ bầu sẽ có hiện tượng “ốm nghén” nên để duy trì sức khỏe tốt thời gian này, mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ ngày, tích cực ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế hiện tượng nôn, buồn nôn. Mặt khác, mẹ bầu cũng nên tránh xa các loại thực phẩm như bia rượu, đồ uống có ga, cồn và một số rau quả có thể gây sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…
Về chế độ sinh hoạt, mẹ bầu cũng cần lưu ý sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn, không nên đi làm xa hoặc môi trường làm việc không tốt vì như thế sẽ ảnh hưởng đến bé. Mẹ nên dành thời gian để đi bộ hoặc tập yoga 30 phút mỗi ngay để bổ sung oxy cho cơ thể cũng như thai nhi, đồng thời làm dịu hệ thần kinh. Đây cũng là giai đoạn mẹ sẽ dễ thay đổi tính tình nên hãy thường xuyên trao đổi với bố để được chia sẻ và thông cảm, không cảm thấy đơn độc, mẹ nhé!
Trong các giai đoạn phát triển của thai nhi, 3 tháng giữa là khoảng thời gian an toàn và dễ chịu nhất. Lúc này, mẹ bầu cần tăng khoảng 5-6 kg, cần khoảng 2550 Kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 Kcal, nên các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mẹ bầu vẫn cần bảo đảm đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm cơ bản gồm chất bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất đặc biệt là sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten.
Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung chất xơ tiêu hóa từ rau xanh và quả chín để ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể và cân bằng lượng ối phù hợp với sự phát triển của thai nhi nhé.
Đây cũng là giai đoạn các tế bào thần kinh phát triển với tốc độ vượt bậc, có đến 250,000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi phút. Vì vậy, mẹ nên bổ sung những dưỡng chất như DHA, Cholin, Taurin, Lutein… để hỗ trợ não bộ bé phát triển tốt nhất.
Điểm quan trọng mẹ cần lưu ý thêm: hệ tiêu hóa tốt và hấp thu khỏe là rất cần thiết để đảm bảo hấp thu tối ưu dinh dưỡng cho sự phát triển “tăng tốc” cuả thai nhi giai đoạn này. Mẹ nên cân đối chất xơ, men vi sinh (từ sữa chua, sữa công thức có bổ sung probiotics,..), nên chọn sữa bầu dễ tiêu hóa,
3 tháng giữa, mẹ cần chuẩn bị quần áo rộng hơn chứ không nên ép mình mặc đồ chật. Hãy luôn duy trì kế hoạch tập luyện đều đặn bằng cách đi bộ, bơi lội, hoặc đạp xe tại chỗ. Đây cũng là lúc thích hợp để mẹ và bố tham gia các lớp tiền sản để học cách chăm sóc bé đấy.
Thời kỳ này, nhu cầu canxi tăng cao nên mẹ sẽ có nguy cơ bị vọp bẻ. Vì vậy, mẹ nên được cung cấp đủ khoảng 1200mg canxi từ những thực phẩm giàu dưỡng chất này như sữa, trứng, rau cải chíp, yến mạch, hạnh nhân…
Đặc biệt đây cũng là thời gian não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ, trọng lượng não bé sẽ đạt 25% não bộ người trưởng thành vào cuối thai kì, mẹ cần tích cực bổ sung những dưỡng chất có lợi cho trí não như DHA, Cholin…
Mẹ vẫn cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Để ăn nhiều và tiêu hóa tốt hơn, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ ngày và đừng quên nói không với các thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ hộp hay thức ăn lạnh, mẹ nhé!
Vào những tháng cuối này, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên và đúng lịch hẹn hơn để được bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, nhớ là khi nằm mẹ nên gác chân lên cao và nghiên sang trái để tăng lượng máu đến bánh nhau, lưu thông máu về tim dễ dàng tránh tình trạng phù chân mẹ bầu nhé. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên đi bộ khoảng 15-30 phút sau bữa ăn tối để cơ thể lưu thông máu và giúp quá trình vượt cạn dễ dàng hơn.
Luôn dành thời gian tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày trong suốt các giai đoạn phát triển của thai nhi, mẹ bầu nhé!
Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tạo nền tảng phát triển toàn diện cho bé yêu, mẹ bầu nên uống 2 ly Optimum Mama Gold mỗi ngày. Đây là sản phẩm dinh dưỡng cao cấp giúp:
Mang thai – sinh nở là thiên chức lớn lao mang đến niềm hạnh phúc vô giá cho mỗi người phụ nữ. Thế nên, trong các giai đoạn phát triển của thai nhi, mẹ bầu hãy luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt, nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt nhất, tận hưởng trọn vẹn giai đoạn đặc biệt này nhé.
Đọc thêm:
Theo dõi quá trình hình thành và phát triển của thai nhi không chỉ mang đến cho mẹ những trải nghiệm đặc biệt mà còn là việc mẹ phải làm để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Hãy tham khảo bài viết: Tại sao mẹ bầu phải theo dõi sự phát triển của thai nhi
Đã bao giờ mẹ thắc mắc quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ diễn ra theo từng tháng như thế nào chưa? Mời mẹ đọc bài: Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi theo từng tháng
Dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ đã được chứng minh liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển trí não. Nhưng áp dụng chế độ dinh dưỡng này khi nào, ra sao để tối ưu nhất ? Mẹ hãy đọc bài viết này nhé: Các cột mốc quan trọng phát triển não bộ thai nhi
3 tháng đầu thai kì như một bước dạo đầu giúp mẹ làm quen với sự xuất hiện của bé cưng. Hãy cùng tìm hiểu: Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu
Mẹ đã biết sự phát triển của thai nhi qua các tuần sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào chưa? Hãy tìm hiểu qua bài viết: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi qua các tuần
Tim thai xuất hiện khi nào và như thế nào là một tim thai bình thường. Mẹ hãy đọc bài viết này: Quá trình hình thành tim thai ở thai nhi
Để hiểu rõ hơn các giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, mẹ hãy tham khảo các bài viết sau:
Giai đoạn phát triển hợp tử của thai nhi
Tìm hiểu về giai đoạn phôi nang trong thai kì