Thông Tin Dinh Dưỡng

KHÁM PHÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TRONG BỤNG MẸ

Ngày đăng:

10/10/2017

Thật kỳ diệu làm sao, giờ đây trong cơ thể mẹ đang có một mầm non lớn lên từ ngày và chẳng mấy chốc, bên cạnh mẹ sẽ có thêm một thiên thần cười nói bi bô. Trước thời điểm gặp gỡ thành viên mới, đã bao giờ mẹ thắc mắc quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ diễn ra như thế nào chưa?

 

Cùng mẹ khám phá quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ ở từng tháng

  • Tháng đầu tiên

Đây là thời điểm sự thụ tinh xảy ra. Khoảng ba ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào, đi qua ống dẫn trứng vào dạ con, bắt đầu quá trình làm tổ tại tử cung. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ có rất ít thay đổi, thậm chí nhiều mẹ còn không biết đến sự xuất hiện của bé.

  • Tháng thứ 2

Sang tháng thứ 2, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ đã rõ ràng hơn, phôi thai đã có hình dạng của con người. Các bộ phận được phát triển và hình thành, tim và não bộ của bé phát triển nhanh chóng. Lúc này, ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ chạy từ đỉnh đến đuôi của phôi thai, phần đầu của ống thần kinh trải phẳng và hình thành nên phần não trước của thai nhi.

  • Tháng thứ 3

Tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển rất nhanh, có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi phút!

Khuôn mặt của bé sẽ được hoàn thiện ở tuần 11 và 12. Cơ quan sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Não bộ và các cơ quan bên trong cũng được hoàn thiện dần dần. Lúc này, bé đã dài khoảng 5 cm và bắt đầu có thể biết cử động.

  • Tháng thứ 4

Thai nhi dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram. Mắt bé có thể chớp, tim và các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã xuất hiện vân. Cơ thể bé sẽ được phủ một lớp lông măng mềm mịn để bảo vệ da.

  • Tháng thứ 5

Bé yêu sẽ được bao bọc bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, bảo vệ da bé khỏi bị trầy xướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh. Tim của bé cũng hoàn thiện dần và có nhịp đập nhanh hơn. Tai của bé cũng thính hơn và bắt đầu biết cảm thụ âm nhạc rồi đấy.

  • Tháng thứ 6

Thai nhi giờ đây đã nặng hơn 600 gram và phản hồi mạnh mẽ với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim.

 

Thai nhi tháng thứ 6 có thể phản ứng mạnh mẽ với âm thanh rồi đấy mẹ ơi!

Thai nhi tháng thứ 6 có thể phản ứng mạnh mẽ với âm thanh rồi đấy mẹ ơi!

 

  • Tháng thứ 7

Thai nhi nặng khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra nên mẹ bầu cần cực kỳ lưu ý. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, mẹ nên ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám.

  • Tháng thứ 8

32 tuần tuổi là mốc thời gian vô cùng quan trọng, bé nặng gần 2 kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít nhăn hơn do lớp chất béo đã bắt đầu hình thành dưới da. À, mẹ cũng có thể nhận thấy chất lỏng màu vàng rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non – dấu hiệu cho thấy ngực của mẹ đã sẵn sàng sản xuất sữa nuôi bé.

  • Tháng thứ 9

Thai nhi đã “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 ký. Não bé phát triển rất nhanh còn phổi phát triển gần như đầy đủ. Bé có thể chào đời bất cứ lúc này từ tuần 37 trở đi nên mẹ hãy chuẩn bị thật sẵn sàng nhé.

 

Để có thai kỳ khỏe mạnh, ngoài việc tìm hiểu thông tin để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, mẹ bầu cần uống bổ sung 2 ly sữa bầu Dielac Mama Gold mỗi ngày. Dielac Mama Gold được tăng thêm 25 % hàm lượng sắt bổ sung nhu cầu gia tăng và hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt trong suốt thai kỳ. Hơn nữa, uống 2 ly mỗi ngày giúp đáp ứng 100 % nhu cầu Axít Folic gia tăng theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, giúp phòng ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, hệ chất xơ hòa tan tiên tiến SC-FOS và Inulin sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và rối loạn tiêu hóa ở mẹ. Với Dielac Mama Gold, mẹ sẽ có thai kỳ khỏe mạnh, tạo nền tảng để thai nhi phát triển toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

 

Đọc thêm:

Dinh dưỡng cho bà bầu

Những món ăn tốt cho bà bầu

Những điều bà bầu cần biết