Ăn khoẻ - Ăn ngon

4 MẸO CHỮA DÂN GIAN NÔN TRỚ Ở TRẺ HIỆU QUẢ MẸ NÊN BIẾT

Ngày đăng:

03/12/2017

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và trào ra miệng ở trẻ. Trẻ bị nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, các mẹ vẫn băn khoăn, lo lắng không biết cách để hạn chế tình trạng này. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây Vinamilk sẽ chia sẻ đến bạn một số mẹo chữa nôn trớ ở trẻ theo các phương pháp dân gian.

mẹo chữa nôn trớ ở trẻ

Một số mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh theo dân gian

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh còn non yếu và chưa phát triển hoàn thiện như các van trong dạ dày chưa hoạt động đồng bộ nên bé dễ nuốt hơi khi bú. Lượng hơi dư này vừa khiến bé dễ no hơn vừa làm bé dễ ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. 

Nếu hiện tượng này chỉ diễn ra trong vài tháng đầu và bé vẫn tăng cân khỏe mạnh thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé bị nôn trớ kèm theo đờm, thở khò khè thì đã có thể là dấu hiệu của một trong hai bệnh là trào ngược dịch vị từ dạ dày vào vòm mũi họng hoặc dị ứng.

hệ tiêu hóa kém thì bé dễ bị trớ

Hệ tiêu hóa của trẻ còn kém nên rất dễ xảy ra tình trạng nôn trớ 

2. Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số mẹo chữa nôn trớ ở trẻ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Sử dụng gừng tươi

Trong Đông Y,

gừng có vị cay và tính ấm, được xem là bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng nôn trớ cho trẻ sơ sinh.

Hai đặc tính này của gừng giúp giảm cảm lạnh, buồn nôn. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng gừng tươi giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ bằng cách:

  • Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành lát.
  • Mẹ ngậm gừng tươi trong miệng và hà hơi từ gừng vào vùng bụng, ngực, lưng, gáy, cổ và rốn của bé.
  • Thực hiện quy trình này trong vòng 3 ngày, mỗi ngày hà hơi 36 lần liên tục. 

Lưu ý rằng việc sử dụng gừng làm thuốc phải được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu triệu chứng nôn trớ của bé không cải thiện hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

gừng giảm nôn mửa hiệu quả

Gừng tươi có tính ấm dùng để giảm nôn mửa rất hiệu quả

2.2. Sử dụng gừng và mật ong

Gừng kết hợp với mật ong có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện nôn trớ và còn có thể giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Đây là mẹo dân gian mà các mẹ có thể thử vì bé rất dễ uống thức uống này. Cách thực hiện như sau:

  • Gừng rửa sạch và cắt một lát nhỏ, sau đó xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
  • Thêm một muỗng cà phê mật ong vào nước cốt gừng.
  • Cho bé uống hỗn hợp này 2 - 3 lần mỗi ngày.

mật ong với gừng giảm nôn trớ hiệu quả

Mật ong kết hợp với gừng giúp giảm nôn trớ và bé tiêu hóa dễ hơn

2.3. Gạo lứt

Gạo lứt là một bài thuốc dân gian nổi tiếng chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Đây là một nguyên liệu tự nhiên, an toàn và thân thiện với trẻ em. Dưới đây là cách thực hiện:

  • Rang gạo lứt cho đến khi có màu vàng nâu thì cho nửa ly nước ấm và nửa ly sữa vào.
  • Đun trên lửa nhỏ và nấu đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn phân nửa.
  • Cho bé uống hỗn hợp này 2 - 3 lần trong ngày.

gạo lứt chữa nôn trớ

Gạo lứt là bài thuốc dân gian nổi tiếng chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2.4. Nước vo gạo

Nước vo gạo được truyền tai nhau là một cách rất hiệu quả để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ do viêm dạ dày. Cách thực hiện như sau: 

  • Sử dụng 1 chén gạo trắng và đun sôi với 2 ly nước.
  • Phần nước hoặc tinh bột thừa được sử dụng cho bé nhằm giảm tình trạng nôn ớ nhanh chóng.

nước vo gạo hạn chế nôn trớ

Nước vo gạo giúp cải thiện tình trạng nôn trớ do viêm dạ dày

3. Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bao lâu có hiệu quả?

Hiệu quả xảy ra thường khá lâu, phải từ 3 - 4 ngày tình trạng nôn trớ mới giảm đi. Tuy nhiên, đây là mẹo chữa nôn trớ ở trẻ theo phương pháp dân gian được xem là đơn giản, dễ thực hiện và an toàn cho trẻ.

Hơn nữa, các phương pháp dân gian chỉ hiệu quả đối với tình trạng nôn trớ nhẹ. Đối với trẻ có tình trạng nôn trớ nhiều lần hoặc có các dấu hiệu nôn mửa nặng thì các mẹ này không có tác dụng hoặc thậm chí gây ra tác dụng phụ, trường hợp nôn trớ nặng do trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ để đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe cho bé.

mẹo dân gian chữa nôn trớ đem lại hiệu quả khá lâu

Hiệu quả giảm nôn trớ bằng phương pháp dân gian thường khá lâu

4. Các thói quen mẹ nên duy trì để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Các trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ sữa thông thường có thể được cải thiện nhờ một số thói quen các mẹ nên duy trì dưới đây:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
  • Không để bé nằm sau khi bú và mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để thoát khí thừa mà bé đã nuốt hơi trong lúc bú giúp bé không bị đầy hơi, khó tiêu.
  • Cho bé bú từ từ với lượng sữa bé có thể nuốt mỗi lần tránh uống quá nhiều có thể khiến thực phẩm trong dạ dày trào lên khiến bé bị nôn trớ.
  • Điều chỉnh một tư thế ngủ đúng cho bé, đầu cao lên một góc 30 độ, giúp thực phẩm trong dạ dày không bị trào ngược lên.
  • Không cho bé tiếp xúc nhiều với môi trường có khói thuốc bởi vì thuốc lá sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày của bé nhiều hơn gây ra tình trạng nôn trớ.
  • Bổ sung canxi cho bé, bởi nôn trớ thường đi kèm với chứng vặn mình khó ngủ, đây là dấu hiệu của việc thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

bé nên bú lượng sữa vừa đủ

Cho bé bú từ từ với lượng sữa vừa đủ tránh bị trào ngược dạ dày

Nôn trớ nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm bé mệt mỏi, biếng ăn từ đó dễ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển của bé trong tương lai nên mẹ không nên lơ là và ỷ y khi bé bị nôn trớ. 

Nếu đã thực hiện các mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà bé vẫn không hết lại còn kèm theo đờm thì mẹ nên cho bé khám tai mũi họng để chữa trị kịp thời mẹ nhé! 

Câu hỏi thường gặp

  1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Không. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ nhiều, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy, ... thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có liên quan gì đến tư thế bú của trẻ?

Có. Nếu trẻ bú không đúng cách, trẻ có thể nuốt phải nhiều không khí, dẫn đến nôn trớ.

 

Xem thêm bài viết:

Hơn 10 Cách trị tiêu chảy cho trẻ theo mẹo dân gian an toàn & hiệu quả

5 Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón