Nôn trớ là tình trạng rất thường gặp ở các bé sơ sinh sau mỗi lần ăn no hoặc vặn mình. Đây là hiện tượng các chất trong dạ dày của bé bị đẩy ra ngoài bằng đường miệng. Tuy phổ biến và không quá nguy hiểm, nhưng nôn trớ vẫn có thể khiến bé yêu mệt mỏi, quấy khóc. Do đó, mẹ hãy tham khảo ngay những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh sau khi bú dưới đây để giúp bé luôn thoải mái, bú ngoan, ăn khỏe nhé!
Đầu tiên, cho bé bú đúng cách là điều đầu tiên mẹ phải thực hiện nếu muốn giảm tình trạng nôn trớ cho bé. Khi bé bú, mẹ đừng để bé nằm, Mẹ hãy cho bé bú bên trái trước (lúc mới bú, lượng sữa trong dạ dày còn ít nên bé có thể nằm nghiêng bên phải). Sau khi bú xong bên trái, mẹ hãy chuyển bé sang bên phải vì bé cần nằm nghiêng trái, tránh cho dạ dày đã nhiều sữa nhưng lại bị chèn ép. Bú với thứ tự như vậy sẽ giúp sữa dễ dàng xuống dạ dày, không gây trào ngược.
Khi cho bé bú, mẹ cũng nên chú ý đến thời gian, chỉ nên giữ thời gian trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai, bú trong thời gian quá lâu sẽ không có lợi cho bé vì như thế sẽ khiến bé dễ nuốt hơi, gây mệt và rối loạn thèm bú hay nghiền vú…
Trường hợp bé bú bình, mẹ nên giữ bình sữa hơi nghiêng sao cho đầu núm vú của bình được đầy sữa. Tuyệt đối không nên để bình sữa nằm ngang vì như thế bé sẽ nuốt không khí, dễ bị trớ ngược ra ngoài sau khi bú. Đồng thời, mẹ cũng chú ý không để vừa khóc vừa bú vì như thế sẽ khiến bé nuốt hơi nhiều làm căng dạ dày, dễ nôn trớ.
Sau mỗi lần cho bé bú, mẹ đừng cho bé nằm ngay mà hãy bế bé thẳng lên, áp ngực bé vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai mẹ rồi vỗ lưng nhẹ nhàng giúp bé ợ hơi. Bé ợ xong, mẹ mới nhẹ nhàng để bé nghiêng bên trái với gối kê hơi cao, không cho bé đùa nghịch ngay.
Chỉ cho bé nằm sau khi bé đã ợ hơi mẹ nhé!
Thêm một lưu ý cho mẹ rằng trong năm đầu, dạ dày của bé còn nằm ngang và cơ thắt tâm vị của bé vẫn còn yếu nên một mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh nữa là giảm lại lượng sữa hoặc thức ăn của bé. Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi bữa chỉ để bé ăn 30 – 50ml tùy theo độ tuổi, có thể cách 1 – 2 tiếng cho bé bú một lần.
Mặt khác, nếu bé nôn trớ nhưng lại kèm theo sốt, tiêu chảy hoặc nôn quá nhiều dẫn đến tình trạng nôn nhiều mất nước, ngủ lịm, lơ mơ, lì bì,… mẹ cần ngay lập tức đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé.
Nôn trớ là hiện tượng rất phổ biến ở các bé sơ sinh. Với những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh ở trên, tin chắc mẹ đã bỏ túi “bí kíp” giúp bé tránh khỏi hiện tượng khó chịu này.
Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh nhé!
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp nhiều thành phần, có vai trò chống lại sự xâm nhập, gây hại của các mầm bệnh, qua đó giúp cơ thể phòng chống…
Trong thời đại hiện nay, chỉ số cảm xúc (EQ- viết tắt của từ Emotional Quotient) đôi khi được xem trọng hơn chỉ số thông minh (IQ- Intelligence…
Mẹ Nhật khá nhàn nhã trong việc nuôi dạy con mà không cần nhờ sự hỗ trợ của ông bà nội, ngoại do đã tập cho các bé tính tự lập từ nhỏ. Dạy con tự lập…
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém phát triển thể chất và trí tuệ, vận động chậm chạp, giao tiếp xã hội kém, ảnh hưởng đến việc học và tương lai của…
Kết nối với
Vinamilk tại
orem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat
Cảm ơn mẹ đã gửi câu hỏi đến Chuyên Gia tại Vinamilk Baby Care thành công.
Câu hỏi của mẹ sẽ được phản hồi lại trong vòng 48h làm việc. Trong thời gian
chờ đợi, mẹ hãy tiếp tục khám phá các nội dung trên trang tại đây nhé!
* Vui lòng gọi số hotline 1900545425 để được tư vấn thêm về thông tin sản phẩm.