Thông Tin Dinh Dưỡng

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ BỆNH CELIAC Ở BÉ

Ngày đăng:

14/08/2016

Gluten là một protein có trong bột mì, có thể gây ra những phản ứng xấu khi vào cơ thể. Bệnh celiac đặc biệt ảnh hưởng đến ruột non – một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về các triệu chứng cũng như cách phòng trị bệnh Celiac cho bé nhé!

Bệnh Celiac là gì?

Ruột non là một phần của hệ thống đường ruột nơi tiếp nhận thực phẩm thoát ra từ dạ dày, đóng vai trò hấp thu thức ăn và chất dinh dưỡng.

Gluten là một protein được tìm thấy trong có trong lúa mì gồm lúa mạch đen và yến mạch (và các sản phẩm có chứa chúng).

Enzym trong ruột non của bệnh nhân mắc bệnh Celiac sẽ phản ứng bất thường đối với gluten, gây viêm và tổn thương lớp niêm mạc của ruột non. Do đó, cơ thể không thể hấp thu những chất dinh dưỡng quan trọng từ thức ăn, dẫn đến tình trạng “hấp thu kém”. Chính vì vậy, bệnh Celiac còn được gọi là bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten.

Những thực phẩm nào chứa gluten?

Hầu hết các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch có chứa gluten. Các thực phẩm sau cũng có chứa gluten:

  • Bánh có hương liệu, bánh qui, bánh ngô, nước hầm xương và rau củ, một số loại nước giải khát
  • Thực phẩm với lớp phủ như bánh, súp
  • Vài loại nước ngâm và các sản phẩm từ sữa
  • Khoai tây chiên sẵn
  • Thực phẩm có chất làm đặc như đường thỏi, nước sốt, thanh sô cô la, đồ ăn nhẹ, kẹo.

Lưu ý, mẹ đừng nhầm lẫn các thực phẩm giàu tinh bột với thực phẩm chứa gluten nhé. gạo, bắp, khoai tây, kiều mạch, kê, lúa miến, rau dền, cao lương, sắn đều là thực phẩm giàu tinh bột nhưng không gluten.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh Celiac

Trẻ bị bệnh Celiac thường do di truyền yếu tố nguy cơ từ một hoặc cả bố và mẹ, sau đó phát triển thành bệnh khi tiếp xúc với thực phẩm chứa gluten.

Mẹ không nên nhầm lẫn giữa bệnh Celiac với tình trạng dị ứng với lúa mì. Các dị ứng xảy ra bởi các yếu tố khác nhau của hệ miễn dịch bị kích hoạt bởi lúa mì, gây nên các triệu chứng dị ứng như phát ban và thở rít.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành sau khi ăn thực phẩm chứa gluten, bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Chướng bụng hoặc đau bụng
  • Giảm cân hoặc khó tăng cân

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh Celiac không có triệu chứng phổ biến nào nhưng có vấn đề về chậm phát triển, thiếu máu thiếu sắt, phát ban hoặc các vấn đề răng miệng.

Nếu bé có các triệu chứng dưới đây, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện xét nghiệm kiểm tra Celiac:

  • Thấp bé so với tuổi, đặc biệt nếu trẻ chậm phát triển rõ rệt hoặc dáng thấp bé hơn so với các thành viên khác trong gia đình
  • Tiêu chảy vài tuần liền.
  • Táo bón mãn tính, đau bụng hay tái phát hoặc nôn.
  • Vấn đề về răng miệng.
  • Thiếu máu thiếu sắt không đáp ứng với điều trị.

Cách điều trị bệnh Celiac

Chỉ có duy nhất một cách điều trị bệnh Celiac. Đó chính là tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn không gluten vì một lượng rất nhỏ gluten cũng có thể gây tổn thương ruột, khiến các triệu chứng quay trở lại.

Chế độ ăn không gluten là cách duy nhất điều trị bệnh Celiac

Chế độ ăn không gluten là cách duy nhất điều trị bệnh Celiac

Để áp dụng chế độ ăn không gluten cho bé mắc bệnh Celiac, mẹ cần:

  • Có hiểu biết tốt về các thực phẩm an toàn và không an toàn cho bé
  • Biết cách đọc nhãn mác thực phẩm để biết thực phẩm hoặc thuốc nào là an toàn
  • Thay thế các thực phẩm chứa gluten bằng các món ăn dinh dưỡng, ưa thích của bé

Hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng kinh nghiệm trong điều trị bệnh Celiac để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể mẹ nhé. Mẹ cũng cần tìm gặp bác sĩ, điều dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về cách phòng tránh cho bé mắc bệnh Celiac bị thiếu hụt vitamin hoặc chất dinh dưỡng.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về bệnh Celiac ở bé. Nếu bé mắc bệnh, mẹ đừng quá lo lắng vì chế độ ăn không gluten hiện nay đã dễ dàng hơn nhiều nhờ sự đa dạng các thực phẩm không gluten trên thị trường. Mẹ có thể dễ dàng tìm được rất nhiều thực phẩm thay thế không gluten chất lượng tốt. Các loại thực phẩm như trái cây tươi, rau củ, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa và các loại dầu chưa qua chế biến là các nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cùng với cá, gà và thịt, tất cả đều không chứa gluten. Gạo, kê, ngô cũng là các lựa chọn không gluten thông thường và dễ tìm. Chúc bé và mẹ luôn khỏe mạnh và vui vẻ nhé!

Bác sỹ Chuyên Khoa 1 NGUYỄN VĨNH HOÀNG OANH

TRUNG T M DINH DƯỠNG VINAMILK