Thông Tin Dinh Dưỡng

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI - PHẦN 4: THAI NGHÉN

Ngày đăng:

03/12/2017

Kể từ khi biết đến sự xuất hiện của bé yêu trong bụng, mẹ luôn trông ngóng từng ngày. Tuần này bé yêu đã như thế nào rồi nhỉ? Bé sẽ phát triển ra sao trong 40 tuần thai? Hãy cùng tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của thai nhi để không bỏ lỡ cột mốc phát triển quan trọng trong quá trình thai nghén, mẹ nhé!

Tìm hiểu về quá trình thai nghén trong sự hình thành và phát triển của thai nhi

Quá trình thai nghén bắt đầu từ tuần thứ 9 đến cuối thai kỳ.

  • Tuần thứ 9

Ở tuần thứ 9, thai nhi đã có trán, mầm răng, thân hình bắt đầu thẳng và phần đuôi “nòng nọc” cũng đã biến mất. Tim bé cũng đã hình thành 4 ngăn hoàn chỉnh và có nhịp đập khoảng 180 lần/phút, tốc độ này nhanh gấp 2-3 lần người trưởng thành.

  • Tuần thứ 10

Trong tuần thứ 10, khuôn mặt bé đã dần hoàn chỉnh với cằm, trán cao và chóp mũi. Mắt bé cũng đã phát triển dù vẫn nhắm chặt. Bé đã bắt đầu cử động tay và chân, các ngón tay, ngón chân được định hình, móng cũng mọc dài ra. Cơ quan sinh dục của bé cũng dần xuất hiện.

  • Tuần 11-12

Sang tuần thứ 11 và 12, những mối nguy hiểm có thể dẫn đến sẩy thai cũng dẫn mất đi. Lúc này, mẹ bầu đã có thể ngắm nhìn con yêu qua hình ảnh siêu âm.

  • Tuần 13-16

Từ tuần thứ 13-16, bé yêu đã có ngón tay và dấu vân tay, ngón chân. Mắt bé đã nhạy cảm hơn với ánh sáng. Xương nhỏ ở vùng tai bé đã có thể nghe được tiếng động.

  • Tuần 17-20

Từ 17-20 tuần tuổi, bé cưng đã nặng gần 300 gram và dài khoảng 15cm. Bé đã biết mút ngón tay, ngáp hay nhăn mặt. Đây cũng là lúc bé mọc những mầm răng sữa đầu tiên.

  • Tuần 21-24

Trong tuần 21-24, bé đã có thể phản ứng lại với âm thanh. Sự hình thành và phát triển của thai nhi dần hoàn thiện hơn với sự xuất hiện của các giác quan. Đặc biệt, mắt của bé đã bắt đầu mở.

  • Tuần 25-28

Đến tuần thai thứ 25-28, bé đã dần hoàn chỉnh tất cả các bộ phận của cơ thể và phát triển mạnh về chiều cao cũng như cân nặng. Da của bé cũng không còn trong suốt mà trở nên đục hơn và giống với da khi bé chào đời.

  • Tuần 29-32

Bước sang tuần 29-32, bé đã có thể nhìn và phân biệt được sáng, tối. Song song đó, não của bé phát triển khá lớn với lớp chất béo bao bọc các sợi thần kinh.

  • Tuần 33-36

Thai nhi từ 33-36 tuần tuổi đã hoàn chỉnh hình dáng, đầu bé đã phát triển cân đối hơn với thân hình. Mắt của bé đã có thể khép mở liên tục và rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài bụng mẹ.

  • Tuần 37-40

Tuần thứ 37-40 là giai đoạn cuối để bé tập trung tăng trưởng trọng lượng của cơ thể. Bé cũng có thể chào đời bất cứ lúc nào nên mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ nhé.

Sự hình thành và phát triển của thai nhi kéo theo những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu

  • Mẹ bầu sẽ tăng từ 12 – 17 kg tùy theo chiều cao – cân nặng của mẹ lúc trước khi mang thai, bao gổm trọng lượng của em bé, nước ối, tử cung, mô tuyến vú, tăng sinh các dịch cơ thể khác …và sự tăng cân của chính cơ thể mẹ.

 

Mẹ bầu sẽ tăng từ 12 - 17 kg trong suốt thai kỳ

Mẹ bầu sẽ tăng từ 12 – 17 kg trong suốt thai kỳ

 

  • Trong thai kỳ, mẹ sẽ thường có hiện tượng hụt hơi do cần thở nhanh hơn bình thường để cung cấp đủ ô xy cho sự phát triển của bé cưng trong bụng bên cành đó tử cung lớn lên chèn ép các cơ quan trong bụng và gián tiếp làm giảm biên độ di động của cơ hoành.
  • Mẹ bầu thường có nhịp tim nhanh nhưng lượng máu trở lại tim lại khó khăn hơn khi không có em bé. Từ tháng thứ 3, hóc môn progesterone sẽ tác động lên mạch máu làm huyết áp giảm, nên mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi. Cũng chính hóc môn này cùng với kích thước tử cung tăng dần sẽ khiến mẹ bầu có hiện tượng ợ chua, ợ nóng và hay bị táo bón.
  • Ngực mẹ bầu thường lớn và mềm hơn cho sự phát triển của tuyến sữa và đường dẫn sữa. Núm vú cũng sẽ nhô ra nhiều hơn để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ.
  • Mẹ bầu thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường do tăng quá trình trao đổi chất nuôi thai nhi và thay đổi nội tiết tố thai kỳ. Đây cũng có thể là lý do khiến mẹ bầu dễ bốc hỏa hơn.
  • Bụng mẹ bầu sẽ lớn dần và các khớp vùng xương chậu mở rộng. Mẹ bầu có thể bị đau lưng, đau hông do giãn dây chằng.
  • Trong thai kỳ, mẹ bầu thường gặp vấn đề trong việc kiểm soát vệ sinh như: đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu bị rò khi hắt hơi, ho, cười do tử cung lớn dần, tăng áp lực lên bàng quang.
  • Giữa thai kỳ, mẹ bầu có thể bị rạn da hoặc da sậm màu. Mẹ bầu cũng có thể mắc phải hiện tượng tĩnh mạch màng nhện và lòng bàn tay đỏ.

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp mẹ hiểu hơn về quá trình mang thai. Để sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra suôn sẻ và bình thường, mẹ bầu cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ chất. Mẹ nên chọn Optimum Mama Gold với hương vị Vani thơm ngon, thay thế bữa ăn phụ. Optimum Mama Gold không chỉ giúp mẹ tiêu hóa, hấp thu tốt hơn với chất xơ tiêu hóa và hệ men vi sinh, mà còn bổ sung DHA, Canxi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu, bổ sung cho chế độ ăn thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng, giúp duy trì sức khoẻ của bà mẹ trước và sau khi sinh, cũng như phát triển trí não cho bé từ trong bụng mẹ.

 

Đọc thêm:

Phần 1: Giai đoạn phát triển hợp tử

Phần 2: Tìm hiểu về giai đoạn phôi nang trong thai kì

Phần 3: Giai đoạn hình thành các giác quan của thai nhi

Tại sao mẹ bầu phải theo dõi sự phát triển của thai nhi
Theo dõi quá trình hình thành và phát triển của thai nhi không chỉ mang đến cho mẹ những trải nghiệm đặc biệt mà còn là việc mẹ phải làm để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Hãy tham khảo bài viết.

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi theo từng tháng
Đã bao giờ mẹ thắc mắc quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ diễn ra theo từng tháng như thế nào chưa? Mời mẹ đọc bài viết.

Các cột mốc quan trọng phát triển não bộ thai nhi
Dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ đã được chứng minh liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển trí não. Nhưng áp dụng chế độ dinh dưỡng này khi nào, ra sao để tối ưu nhất ? Mẹ hãy đọc bài viết này nhé!

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kì như một bước dạo đầu giúp mẹ làm quen với sự xuất hiện của bé cưng. Hãy cùng tìm hiểu!

Những điều cần lưu ý trong giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi
Để các giai đoạn phát triển của thai nhi diễn ra suôn sẻ và khỏe mạnh, mẹ bầu hãy đọc ngay bài viết sau để có những lưu ý cần thiết trong chế độ ngủ nghỉ và ăn uống nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi qua các tuần
Mẹ đã biết sự phát triển của thai nhi qua các tuần sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào chưa? Hãy tìm hiểu qua bài viết.

Quá trình hình thành tim thai ở thai nhi
Tim thai xuất hiện khi nào và như thế nào là một tim thai bình thường. Mẹ hãy đọc bài viết này!