Nhật Ký Mẹ Bầu

18 THÓI QUEN XẤU BÀ BẦU NÊN TRÁNH TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI

Ngày đăng:

01/02/2024

Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với bé yêu. Nhưng đôi khi các mẹ không biết các thói quen thông thường hàng ngày tưởng chừng như vô hại lại ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Các bà bầu cần chú ý hơn đến thói quen sinh hoạt của chính mình để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con. Hãy cùng Vinamilk điểm qua các thói quen xấu bà bầu nên tránh trong suốt quá trình mang thai nhé!

Thói quen xấu bà bầu nên tránh

Các thói quen xấu mà bà bầu cần phải lưu ý

1. Xoa bụng khi mang thai

Bác sĩ cho biết nếu bà bầu có thói quen xoa bụng sẽ làm co thắt tử cung làm xáo trộn thai nhi, tăng nguy cơ sẩy thai. Đặc biệt trong những tháng cuối, nếu xoa bụng thường xuyên sẽ làm cho cơn co thắt tử cung tăng lên có thể gây ra chuyển dạ bất thường.

Xoa bụng không tốt cho bà bầu

Xoa bụng nhiều làm co thắt cổ tử cung gây ra sự xáo trộn của thai nhi

2. Căng thẳng

Do áp lực công việc, gia đình khiến cho người mẹ căng thẳng, nhưng mẹ bầu có biết tâm trạng của mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến con. Nếu như quá trình mang thai, mẹ thường xuyên căng thẳng, chán nản, buồn bã hay lo lắng,… thì khi em bé sinh ra có khả năng rất ít khi cười. Thậm chí những trường hợp nặng hơn có thể sẽ làm cho bé mắc chứng trầm cảm nguy hiểm. Nói chung tâm trạng của bà bầu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách, trí não của bé.

Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến mẹ và bé

Tâm lý căng thẳng trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến thai nhi

 

3. Mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là thành tố quan trọng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho hệ xương, cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, phốt pho. Nếu người mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ xương của thai nhi, có thể làm cho bé khi sinh ra yếu ớt, loãng xương, nhuyễn xương hay bị co giật do hạ canxi huyết.

Bà bầu nên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời tốt cho hệ xương của mẹ và bé

4. Tắm nước nóng

Khi tắm nước quá nóng hay quá lâu sẽ ảnh hưởng đến thân nhiệt và biến động huyết áp của người mẹ. Khi tiếp xúc nước nóng, do phản xạ, nhịp tim tăng, làm tăng huyết áp. Sau đó, thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên sẽ làm giãn mạch toàn thân, điều này làm giảm huyết áp, có thể huyết áp sẽ giảm thấp hơn so với trước khi tắm. Hệ lụy là thân nhiệt và huyết áp của bà bầu sẽ biến động bất thường. Điều này hoàn toàn không tốt cho vận hành máu, oxy và dưỡng chất qua nhau thai nuôi bé, ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển của bé.

Tắm nước quá nóng không tốt cho bà bầu

Tắm nước nóng dễ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp

5. Sử dụng smartphone quá nhiều

Đôi khi các bà bầu không thể tránh xa smartphone quá nhiều vì lý do công việc cần đến nó. Nhưng phụ nữ mang thai thường hạn chế sử dụng thiết bị di động bởi sóng điện từ rất có hại cho thai nhi. Khi đi ngủ không nên để điện thoại gần, để xa giường và chỉ sử dụng khi cần thiết để tránh các ảnh hưởng không tốt đến bé. Ngoài ra, sóng điện từ dễ làm làm não bộ của bé rối loạn nhận thức hoặc giảm sự tập trung và cản trở tiết hormone melatonin ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng của bà bầu.

Hạn chế sử dụng smartphone trong thai kỳ

Sóng điện từ làm não bộ của thai nhi bị rối loạn

6. Ăn, uống đồ lạnh

Vào mùa hè, các mẹ bầu thường có thói quen ăn uống đồ lạnh để giải khát và bớt nóng bớt trong người. Tuy nhiên, tác hại của thực phẩm lạnh sẽ ảnh hưởng đến mạch máu quanh bụng, chúng co lại và tác động xấu đến thai nhi trong bụng. Hơn nữa, ăn uống đồ lạnh xong sẽ có cảm giác khó chịu do sự chênh lệch đột ngột về nhiệt độ, khiến dạ dày của bà bầu khó chịu.

Vì vậy, các mẹ bầu nên thay đổi thói quen ăn uống đồ lạnh để sự tuần hoàn máu và quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ được tốt hơn.

7. Ăn cay

Có nhiều mẹ bầu có sở thích ăn cay, nhưng sở thích này không hề tốt. Trong thức ăn cay có chứa chất gây tê, chất này có khả năng làm tê liệt hệ thần kinh thai nhi và khiến em bé không thể phát triển bình thường, thậm chí gây ảnh hưởng chức năng hệ thần kinh bé. Hơn nữa, khi ăn cay sẽ rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón, kích ứng tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa…

8. Nằm ngửa

Khi nằm ngửa, trọng lượng của thai nhi đè lên động mạch của người mẹ làm cản trở quá trình vận chuyển máu, oxy và dưỡng chất đến nhau thai.

Việc nằm ngửa còn có thể khiến mẹ tụt huyết áp, khó chịu, chóng mặt từ đó giảm lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng xấu đến nhịp tim của thai nhi. Nếu việc này xảy ra thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ thai suy dinh dưỡng, sẩy thai, bị chết non.

Bà bầu không nên nằm ngửa

Nằm ngửa không tốt cho mẹ bầu

9. Trang điểm

Đối với những mỹ phẩm rẻ tiền, kém chất lượng sau khi sử dụng sẽ thẩm thấu qua niêm mạc và da, khuếch tán vào máu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Ngay cả sau khi sinh, những chất độc hại đó vẫn còn trong máu theo sữa mẹ gây hại cho bé. Đôi khi các mẹ bầu vẫn phải đi làm, giao tiếp khách hàng nên cần phải trang điểm. Tuy nhiên, mẹ cũng hạn chế sử dụng mỹ phẩm hoặc sử dụng mỹ phẩm lành tính để bảo vệ thai nhi.

10. Xách đồ nặng

Trong thai kỳ, bà bầu không nên xách đồ quá nặng và đi bộ có thể khiển tử cung của mẹ bầu bị co thắt lại và một số biến chứng khác.

Tuy là bà bầu nên vận động nhiều để giúp thai nhi phát triển nhưng không thể xách đồ nặng vì dễ ra máu khi mang thai, sinh non hoặc sảy thai.

11. Cúi gập người lấy đồ

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ sẽ gặp khó khăn trong việc cúi người. Mà khi cúi người vội vàng dễ gây áp lực lên bụng của bà bầu. Vì vậy, nếu muốn lấy đồ ở dưới sàn cần thực hiện hạ người xuống từ từ và không được cúi lưng.

12. Đi giày cao gót

Giày cao gót nên được hạn chế sử dụng trong lúc đang mang thai, không cẩn thận sẽ dễ té ngã, bàn chân sưng phù và đau hông. Trường hợp nguy hiểm nhất có thể gây ra động thai, thậm chí là sảy thai. Vì vậy, bà bầu cần hạn chế tối đa việc đi giày cao gót. Thay vào đó, bà bầu nên lựa chọn những đôi giày cáo 2 - 3 phân là an toàn nhất.

Phụ nữ mang thai cần hạn chế đi giày cao gót

Mang giày cao gót dễ té ngã dẫn đến nguy cơ sảy thai cao

13. Nghiện rượu, thuốc lá

Đối với bà bầu, rượu và thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Sử dụng nhiều rượu trong quá trình mang thai có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, làm cho em bé sau sinh có khả năng chậm phát triển, vận động kém và làm rối loạn giấc ngủ. Còn thuốc lá khi hút có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu cần từ bỏ thói quen này ngay để bảo vệ bé yêu trong bụng.

14. Ăn quá nhiều đu đủ xanh, dứa, mướp đắng

Việc ăn quá nhiều đu đủ xanh, dứa, mướp đắng sẽ làm cho bà bầu dễ sảy thai. Vì đu đủ xanh, dứa, mướp đắng chứa rất nhiều chất kích thích nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến sự thay đổi hormone cơ thể của bà bầu trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên lựa chọn các thực phẩm khác để bổ sung cho cơ thể.

15. Thức khuya

Các thói quen của bà bầu cần được thay đổi cho sự phát triển của bé yêu kể cả thói quen thức khuya. Mẹ bầu thức khuya thường xuyên sẽ tác động ít nhiều đến tâm sinh lý của cả mẹ và con. Vào những tháng cuối thai kỳ, nếu thức khuya sẽ khiến mẹ cảm thấy đau hơn vì thai quá lớn đè lên tĩnh mạch phần thân dưới làm phù nề cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ nên ngủ sớm hơn để tốt cho sức khỏe của mình và bé.

Thức khuya không tốt cho sức khỏe bà bầu

Mẹ bầu nên ngủ sớm hơn để có sức khoẻ tốt

16. Uống trà, cà phê

Những đồ uống có chứa thành phần cafein như chè, cà phê… mẹ bầu cũng không được sử dụng. Vì khi sử dụng những chất có chứa thành phần caffeine sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp của mẹ, về sau sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như: Tiền sản giật, sản giật, thai suy, lưu thai, nguy cơ sẩy thai,…

17. Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi

Việc sử dụng thuốc một cách tùy tiện và không theo đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình mang thai có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi. Các tác động tiêu cực có thể bao gồm sinh non, sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Do đó, quan trọng nhất khi mang bầu là không bao giờ tự ý mua thuốc và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

 

18. Thể dục, thể thao quá độ

Hoạt động thể thao trong thai kỳ có ích cho sức khỏe và giúp duy trì thể lực, đồng thời cung cấp lợi ích hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ. Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga cho bà bầu hoặc các bài tập dành riêng cho thai phụ đều là những lựa chọn tốt. Tuy nhiên, tập luyện quá sức hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao có mức độ căng thẳng cao có thể gây áp lực lớn lên vùng xương chậu của mẹ bầu. Điều này có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Bà bầu nên tập thể dục đúng cách

Mẹ nên tập thể dục đúng cách để không tác động xấu đến thai nhi

Kết luận

Trên đây là 18 thói quen xấu bà bầu nên tránh, những thói quen này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Nhưng sự thật các thói quen trên là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, sinh non, dị tật,... ảnh hưởng không hề tốt đến thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Các mẹ cũng nên chú ý hơn để thay đổi các thói quen xấu của chính mình để không tác động đến con.