Thông Tin Dinh Dưỡng

THỰC ĐƠN CÂN BẰNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI

Ngày đăng:

24/12/2020

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém phát triển thể chất và trí tuệ, vận động chậm chạp, giao tiếp xã hội kém, ảnh hưởng đến việc học và tương lai của trẻ sau này.

Suy dinh dưỡng được định nghĩa là tình trạng thiếu hoặc mất cân đối năng lượng và dưỡng chất, gây ra tình trạng chậm phát triển về thể chất và ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc của trẻ sau này.

Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ cơ xương và làm hạn chế chiều cao của trẻ.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thường có xu hướng rối loạn các hành vi tình cảm, giao tiếp xã hội như tỏ ra thờ ơ, hay quấy khóc, không hứng thú với các hoạt động vui chơi, khám phá cuộc sống. Điều này không chỉ làm hạn chế sự tương tác của trẻ với mọi người và thế giới xung quanh mà còn khiến trẻ giảm khả năng học hỏi

Thực đơn hợp lý cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.

Trẻ từ 2-7 tuổi cần cung cấp từ 1.000 – 1.400 kcal mỗi ngày. Thức ăn hàng ngày của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất và chất xơ. Trong đó:

– Chất bột đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, trái cây và rau củ.
– Protein có nhiều trong các loại trứng, sữa, thịt, cá…
– Chất béo trong các loại thực phẩm như cá, thịt gia cầm, các loại hạt, bơ đậu phộng, bơ và dầu thực vật.
– Vitamin – khoáng chất và chất xơ có nhiều trong các loại rau – củ – quả.

Các loại thực phẩm cần thiết bổ sung dưỡng chất hằng ngày cho trẻ.

Các loại thực phẩm cần thiết bổ sung dưỡng chất hằng ngày cho trẻ.

Tùy theo lứa tuổi của trẻ, nhu cầu về dinh dưỡng hằng ngày sẽ thay đổi theo bảng sau:

Nhóm tuổi Nhu cầu chất bột đường
(gam/ngày)
Nhu cầu protein
(gam/ngày)
Nhu cầu chất béo
(gam/ngày)
Nhu cầu chất xơ
(gam/ngày)
Trẻ từ 0 – 5 tháng tuổi 75 – 90 11 22 – 37
Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi 85 – 100 18 20 – 29
Trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi 95 – 110 20 22 – 31
Trẻ từ 1 – 2 tuổi 135 – 150 20 31 – 44 19
Trẻ từ 3 – 5 tuổi 175 – 200 25 34 – 51 20 – 21
Trẻ từ 6 – 7 tuổi 200 – 230 33 32 – 52 22 – 25

 

 

Ngoài việc tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng kể trên, trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi cũng cần uống 2 cốc sữa (khoảng 200ml) mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và các thành tố quan trọng khác như vitamin, khoáng chất và lợi khuẩn, để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hấp thu tốt các dưỡng chất, giúp bé mau tăng cân, tăng chiều cao và hồi phục thể trạng.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.

Con phát triển khỏe mạnh là điều tuyệt vời nhất của cha mẹ.

Con phát triển khỏe mạnh là điều tuyệt vời nhất của cha mẹ.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, thực đơn dinh dưỡng cần bổ sung đúng, đủ các thành phần dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như cải thiện khả năng hấp thu như protein (đạm whey), probiotics, các axit amin thiết yếu, chất xơ, canxi và vitamin… giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh.

– Khi nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần tăng lượng dầu mỡ vì nhóm chất béo (dầu, mỡ) chính là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho trẻ. Nên bổ sung dầu cá hồi, dầu thực vật… vào món ăn cho trẻ. Ngoài ra, dầu mỡ cũng chính là môi trường hòa tan giúp trẻ hấp thụ các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.
– Tăng cường bổ sung dinh dưỡng ở mức cao. Để giúp trẻ đỡ chán ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác. Sau bữa ăn chính, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ như uống thêm sữa, ăn sữa chua, ăn trái cây… để cung cấp thêm chất dinh dưỡng và đỡ chán ăn. Tuy nhiên, mẹ nên để trẻ ăn vừa sức, không nên ép khi trẻ đã chán, vì có thể khiến trẻ sợ ăn và biếng ăn về sau.
– Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: Chất bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Trẻ cần được cho ăn cả phần xác thức ăn (cái) chứ không chỉ hầm lấy nước và phải đa dạng thực phẩm cho các bữa ăn.
– Luôn giữ cho trẻ tâm lý thoải mái nhất khi ăn. Những âu yếm, khích lệ, chuyện trò, nô đùa của người thân sẽ tạo nên sự hào hứng cho trẻ khi ăn.
– Mẹ cũng cần lưu ý trong sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa có chứa nhiều năng lượng cùng với các vitamin và khoáng chất cần thiết, nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Dielac Grow Plus có Tổ yến là dòng sữa bột và sữa bột pha sẵn có chứa tổ yến tinh chế đầu tiên tại Việt Nam. Với thành phần dinh dưỡng vượt trội, Dielac Grow Plus có Tổ yến giúp trẻ tăng cân cao khỏe và bắt kịp đà tăng trưởng.

    • Giúp hỗ trợ hấp thu các dưỡng chất nhờ hệ probiotics BB-12TM & LGGTM cùng chất xơ inulin & FOS.
    • Kẽm cùng Vitamin nhóm B thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp trẻ ăn ngon miệng.
    • Nguồn đạm cùng 28 dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh. Đặc biệt, có chứa đạm whey giàu alpha-lactalbumin cung cấp nhiều axit amin thiết yếu, cùng với lysin và chất béo chuyển hóa nhanh MCT* dễ hấp thu.
    • Với hàm lượng canxi, vitamin D** cao và tỷ trọng hợp lý giúp phát triển xương và tăng chiều cao của trẻ.
    • Các vitamin và khoáng chất như A, C, D, E, selen, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏe mạnh.
    • DHA, axit linoleic, axit alpha-linolenic, taurin & cholin là những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của não bộ, thị giác và chức năng ghi nhớ của trẻ.

Đây là loại sữa chuyên biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi trên 3 tuổi. Tùy theo nhu cầu của trẻ, các mẹ có thể chọn lựa dòng sản phẩm sữa thích hợp để có thể giúp trẻ được phát triển toàn diện.

Dielac Grow Plus Tổ Yến Thực phẩm bổ sung: Sản phẩm dinh dưỡng Dielac Grow Plus có Tổ Yến.
Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Số 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.
Chăm sóc khách hàng: 1900 639 679
Website:

https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/san-pham/dielac-grow-plus-to-yen

Hình ảnh tổ yến chỉ mang tính chất minh họa.

 

Chú thích:

BB-12TMLGGTM là thương hiệu của Chr. Hansen A/S.

(*) Chất béo MCT (medium chain triglycerides) là chất béo mạch trung bình, có chức năng chính cung cấp và dự trữ năng lượng một cách nhanh chóng.

(**) Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (DRI) của tổ chức IOM – Hoa Kỳ.

Chuyên gia Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk


1Bảng tra cứu nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (Ban hành theo Quyết định số 2615/QĐ-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2016)