Thông Tin Dinh Dưỡng

TỔNG QUÁT NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG TAM CÁ NGUYỆT 3

Ngày đăng:

04/07/2016

Vậy là mẹ và bé đã đi được 2/3 chặng đường rồi! Bước vào 3 tháng cuối, cùng với những chuyển động ngày càng rõ ràng của bé, mẹ dường như cảm nhận được sợi dây kết nối giữa mẹ và bé đã to lớn và bền chặt hơn rất nhiều. Tuy đã gần đến đích nhưng mẹ đừng nên chủ quan, có rất nhiều điều mẹ cần làm cũng như cần tránh trong giai đoạn này để bé yêu khỏe mạnh đến khi chào đời đấy!

Những điều mẹ bầu nên làm trong tam cá nguyệt ba

  • Quan sát cử động của thai nhi để theo dõi “lịch hoạt động” của bé và báo ngay cho bác sĩ nếu mẹ cảm nhận có sự thay đổi.
  • Thực hiện đầy đủ lịch khám thai để được các bác sĩ cung cấp những thông tin về việc chuẩn bị trong những tháng cuối thai kỳ, cách nhận biết những cơn đau chuyển dạ hoặc có những biện pháp điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.
  • Nhận biết tiền sản giật – vấn đề sản khoa nghiêm trọng trong thai kỳ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 bữa/ ngày và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày các mẹ nhé. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, các mẹ nhớ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là DHA, sắt, canxi và chất xơ vì đây là giai đoạn bé phát triển rất mạnh về trí não và hệ xương. Mỗi ngày, mẹ nên duy trì thói quen uống các loại sữa như Optimum Mama để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé cưng mẹ nhen. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, Optimum Mama còn chứa chất xơ hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ.
  • Nhận biết các cơn gò sinh lý và phân biệt với dấu hiệu chuyển dạ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi. Mẹ có thể tranh thủ ngủ nhiều hơn vào ban ngày để dưỡng sức và đặt chân lên cao khi có thể.
  • Tập thể dục giúp mẹ kiểm soát mức cân nặng, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ cùng những biến chứng nguy hiểm, hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
  • Trò chuyện hoặc đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày để giúp bé phát triển toàn diện các kỹ năng trong tương lai
  • Chọn và tham quan trước bệnh viện dự định sinh
  • Tìm hiểu những biến chứng hậu sản để sẵn sàng cho cả những tình huống không mong muốn.
  • Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ các cẩm nang cho mẹ bầu, tham khảo ý kiến người thân, bạn bè xung quanh hoặc tham gia các lớp tiền sản.
  • Mua quần áo cho bé như tã, khăn, quần áo sơ sinh, bình sữa… Mẹ cần giặt tay tất cả đồ này với nước giặt riêng để tránh kích ứng làn da nhạy cảm của bé.

Đã đến lúc chuẩn bị đồ cho bé rồi mẹ ơi!

Đã đến lúc chuẩn bị đồ cho bé rồi mẹ ơi!

  • Kiểm tra và chuẩn bị sẵn sàng giỏ đồ dùng mang theo khi sinh cho cả bé, mẹ và người thân chăm sóc.
  • Học thở đúng cách để giảm đau trong quá trình vượt cạn, tăng cường oxy cho mẹ và bé, tránh tình trạng kiệt sức khi sinh, các mẹ nhé!

Những điều các mẹ cần tránh trong ba tháng cuối

  • Tránh ngồi nhiều giờ liền vì như vậy sẽ khiến các cơn đau lưng của mẹ trầm trọng hơn và tạo thêm áp lực lên bụng.
  • Tránh môi trường ồn ào để không ảnh hưởng đến thính giác non nớt và nhạy cảm của bé, các mẹ nhé.
  • Tránh cảm giác căng thẳng, lo sợ vì cảm xúc của mẹ trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé sau này.Tránh những cuộc hành trình dài vì ba tháng này bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Mặt khác, chuyến đi dài có thể làm các mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến bé.
  • Tránh tự kích thích đầu ti (khi xoa vú cho đỡ căng tức) vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non.
  • Tránh thụt rửa âm đạo vì có thể gây tổn thương âm đạo và tử cung cho mẹ.
  • Tránh quan hệ vợ chồng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé, tránh việc tử cung co bóp mạnh dẫn đến sinh non.
  • Tránh caffeine, rượu bia và thuốc lá cũng như các chất kích thích.
  • Tránh ăn quá cay và những loại thức ăn có trong danh sách dưới đây các mẹ nhé:
  • Nước ép hoa quả tươi mua sẵn
  • Thịt tái, sống
  • Phô mai tươi và phô mai loại mềm
  • Đồ ăn buffet
  • Cá có chứa thủy ngân và cá trong vùng biển ô nhiễm
  • Bánh có trứng sống
  • Salad có nước sốt từ trứng sống
  • Thịt nguội và xúc xích
  • Pate
  • Hải sản hun khói
  • Củ dền
  • Rau mầm
  • Sữa chưa tiệt trùng
  • Dưa muối
  • Rau củ quả chưa rửa
  • Gừng khô
  • Sắn (khoai mì)
  • Thịt gia cầm sống
  • Thức ăn đựng trong túi hộp – xốp

Với những thông tin trên, hy vọng các mẹ đã có thể lập cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe của mình và bé yêu, đồng thời có những bước chuẩn bị tốt nhất cho giờ phút chào đón thành viên mới của cả nhà. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ nhé!

Bác sĩ Lê Quang Thanh

Giám đốc bệnh viện Từ Dũ