Thông Tin Dinh Dưỡng

TUẦN 30 CỦA MẸ VÀ THAI NHI

Ngày đăng:

05/07/2016

Bé con của tuần 30 đã choán đầy tử cung mẹ. Mẹ cũng cảm nhận được rất rõ có một cơ thể xíu xiu đang cựa quậy trong bụng mẹ mỗi ngày. Hãy cùng xem tuần 30 của mẹ và thai nhi sẽ diễn ra như thế nào nhé!

Những thay đổi của bé

  • Tuần 30 bé tương đương một trái dừa cỡ vừa, đạt 1,5kg và cao 41cm nếu đứng thẳng. Tay chân bé đã bắt đầu đầy đặn hơn. Da bé đã trông giống da lúc mới sinh. Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành và tạo thành các nếp. Xương của bé chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn.
  • Bé bắt đầu bài tiết nước tiểu vào trong nước ối, đồng thời tiếp tục nuốt nước ối do đó mực nước ối có lúc tăng, lúc giảm. Hãy thường xuyên đi khám để bác sĩ kiểm tra tránh tình trạng dư hoặc thừa nước ối nhé.
  • Bé sẽ thường xuyên ngáp và đây là tín hiệu tốt cho thấy bé đang khỏe mạnh. Bên cạnh đó bé bắt đầu nhào lộn, quay đầu, đạp mạnh trong bụng mẹ. Bé cũng rất hay liếm, nuốt và nhíu mày.
  • Bé vẫn có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động khác nhau, theo một nhịp độ tương tự ngày này qua ngày khác.

Những thay đổi ở mẹ

  • Các cơn co thắt âm đạo có thể bắt đầu từ tuần 30. Hãy cẩn thận mẹ nhen đó có thể là dấu hiệu sinh non. Mẹ hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu có cơn co thắt diễn ra 4 lần trở lên trong vòng một giờ.
  • Đồng thời, tuần này có thể xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hicks, sự co bóp của tử cung trong giai đoạn sau của thai kỳ. Chúng thường kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau.
  • Sữa non có thể tiếp tục rỉ ra ở tuần này.
  • Cơ thể mẹ có thể tăng nửa cân mỗi tuần. Bụng mẹ đã lớn hơn còn ngực cũng lớn không kém. Rốn có thể lồi ra.

Lời khuyên cho mẹ

Đi bộ thong thả mỗi ngày là cách tập luyện phù hợp cho mẹ trong giai đoạn này

Đi bộ thong thả mỗi ngày là cách tập luyện phù hợp cho mẹ trong giai đoạn này

  • Mẹ cần kiểm tra tiền sản 2 tuần/ lần từ đây đến tuần 36. Hãy làm quen với việc kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp và đo mạch bụng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu sinh non nào dưới đây:
  • Nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 tiếng
  • Tiết nhiều hoặc thay đổi dạng dịch âm đạo như dịch loãng, giống nhầy hay có máu
  • Đau bụng hay đau thắt như khi hành kinh
  • Tránh những chỗ đông người và tập đi lại thong thả mẹ nhen.
  • Mẹ nên chú ý báo bác sĩ ngay nếu tăng cân nhanh và đột ngột hoặc có nhiều cơn đau đầu nặng.
  • Mẹ cũng nên tránh các hoạt động dễ làm đau lưng. Luôn ngồi một hai phút trước khi rời khỏi giường mẹ nhen
  • Chú ý tránh các hoạt động đột ngột dễ làm lưng đau.
  • Hãy mua một số quần lót co giãn tốt cho phụ nữ mang thai. Mặc dù không đẹp, nhưng chúng là những thứ đồng hành thân thiết của mẹ. Loại quần này được thiết kế để phù hợp với bụng bầu ngày càng to, để ôm sát và vừa vặn với mẹ cả khi ngồi cũng như lúc đứng, chúng sẽ giúp mẹ loại bỏ cảm giác khó chịu vì cấn bụng.
  • Tìm hiểu và tập bài tập giãn các cơ tầng sinh môn sẽ giúp mẹ rất nhiều trong trường hợp mẹ định sinh thường.
  • Dù cần bổ sung dinh dưỡng nhưng mẹ tránh ăn nhiều nhé, chỉ nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Duy trì thực đơn hàng ngày giàu acid folic và omega 3, uống sữa mỗi ngày nữa mẹ nhen. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại sữa như Dielac Mama được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu gồm DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp, chất xơ hòa tan – phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu Canxi. Đồng thời oligofructoso còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón trong trong thời kỳ mang thai.

Ngày sinh càng đến gần, mẹ sẽ không tránh khỏi những lo lắng. Hãy tâm sự với bố, kể bố nghe về những cảm nhận của mẹ về bé cũng là cách giúp mẹ giảm căng thẳng, đồng thời giúp bố gần gũi với bé hơn đấy.

PGS.TS.BSCC.Trần Đình Toán

Trung tâm Dinh dưỡng VNM