Thông Tin Dinh Dưỡng

CÓ NÊN UỐNG SỮA KHI ĐÓI? UỐNG SỮA KHI ĐÓI CÓ TỐT KHÔNG?

Ngày đăng:

08/02/2024

Sữa là một loại thực phẩm bổ dưỡng vốn đã quen thuộc trong chế độ dinh dưỡng của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải uống sữa lúc nào cũng mang lại tác dụng tốt. Nhiều người băn khoăn đói có nên uống sữa, uống sữa khi đói có tốt không? Hãy cùng Vinamilk giải đáp trong bài viết sau đây!

Đói có nên uống sữa không?

Khi đói có nên uống sữa không, có tốt không?

1. Có nên uống sữa khi đói?

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng (trong 244g sữa bò tươi nguyên chất)

Năng lượng

146 calo

Chất béo

8g

Chất đạm

8g

Calci

28% RDA

Vitamin D

24% RDA

Vitamin B2

26% RDA

Vitamin B12

18% RDA

Kali

10% RDA

Photpho

22% RDA

Selenium

13% RDA

 

Đói có nên uống sữa? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bạn không nên uống sữa khi bụng đói. Nguyên nhân là do lượng protein trong sữa đi vào cơ thể khi đang đói sẽ được chuyển hóa thành nhiệt năng khiến những dinh dưỡng của sữa bị mất đi. Bên cạnh đó, uống sữa khi đang đói cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng lactose gây nên đầy bụng. Ngoài ra, khi dạ dày trống rỗng sẽ co bóp mạnh hơn và đẩy sữa xuống ruột gây chướng bụng, khó tiêu.

Tuy nhiên, đối với người trưởng thành hoặc trẻ đã lớn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh vẫn hoàn toàn có thể uống sữa khi đói. Nhưng cần đặc biệt lưu ý các trường hợp không dung nạp lactose thì không nên uống vì có thể làm đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Để hiểu rõ hơn vì sao không nên uống sữa khi đang đói, mời các bạn hãy cùng Vinamilk theo dõi phần tiếp theo của bài viết!

khi đói bụng có nên uống sữa không?

Uống sữa khi đang đói có thể làm dinh dưỡng của sữa bị mất đi

2. Vì sao không nên uống sữa khi đói?

2.1. Dị ứng lactose

Đói có nên uống sữa không? Khi đói, cơ thể sẽ tiết ra ít lactase - một loại enzyme giúp tiêu hóa lactose trong sữa hơn, từ đó dẫn đến chướng bụng hoặc tiêu chảy. Tình trạng này được coi là biểu hiện của dị ứng hoặc không dung nạp lactose.

Tham khảo bài viết: một số tác hại và lợi ích của sữa bò

2.2. Khó tiêu hóa protein

Trong sữa chứa nhiều protein. Lượng protein này nếu vào trong cơ thể khi đang đói sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt năng làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có trong sữa. Bên cạnh đó, khi dạ dày đang rỗng sẽ co bóp mạnh và đẩy sữa xuống ruột, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu.

Uống sữa không nên uống khi đói

Không nên uống sữa khi đói vì dị ứng lactose và khó tiêu hóa protein

3. Thời điểm uống sữa tốt nhất là khi nào?

Thời điểm được khuyến cáo uống sữa tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1 - 2 giờ và 2 giờ trước khi đi ngủ. Đây là lúc dạ dày không trống rỗng nhưng cũng không quá no nên sẽ hỗ trợ chuyển hóa protein trong sữa thành các axit amin và hấp thu chất dinh dưỡng có trong sữa một cách tốt nhất.

Đồng thời, uống sữa trước khi ngủ cũng cung cấp các dưỡng chất giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên không nên uống sữa quá sát giờ đi ngủ để tránh gây ra đầy hơi, chướng bụng.

thời điểm tốt nhất nên uống sữa

Thời điểm uống sữa tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1 - 2 giờ và 2 giờ trước khi đi ngủ

4. Những sai lầm cần tránh khi uống sữa

4.1. Dùng sữa với hoa quả

Nhiều người thường uống sữa chung với các loại trái cây để gia tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Tuy nhiên trên thực tế, đây là một cách làm hoàn toàn sai lầm bởi axit trong các loại hoa quả có thể làm kết tủa protein trong sữa gây khó tiêu. Đồng thời, sữa là thực phẩm có tính lạnh, trong khi đó trái cây lại có tính nhiệt, khi kết hợp cùng nhau sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa.

4.2. Đun sôi sữa

Không ít người có thói quen đun sôi sữa trước khi uống để khử trùng mà không biết rằng hành động này sẽ dẫn tới hiện tượng lắng đọng phosphate gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó, hầu hết các loại sữa đang được bày bán trên thị trường hiện nay đều đã được xử lý để tiêu diệt vi khuẩn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng luôn ngay sau khi mua về.

Không nên đun sôi sữa

Đun sôi sữa gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể

4.3. Uống sữa với thuốc

Khi sử dụng sữa để uống thuốc, các thành phần trong sữa có thể phản ứng với thuốc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe và làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, đây là một sai lầm bạn không nên mắc phải.

4.4. Uống sữa thay nước

Sữa là một thức uống giàu dinh dưỡng, tuy vậy cũng không thể sử dụng để thay thế hoàn toàn nước. Nguyên nhân là bởi uống quá nhiều sữa sẽ làm gia tăng đào thải calci, từ đó làm hao hụt lượng calci trong cơ thể. Vì vậy bạn chỉ nên uống một lượng sữa nhất định mỗi ngày và kết hợp cùng nước trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Xem thêm: 11 tác dụng của sữa tươi mà bạn cần biết

4.5. Ăn socola sau khi uống sữa

Sữa cung cấp nhiều protein và calci, trong khi đó socola lại chứa axit oxalic. Khi hai thành phần này kết hợp với nhau sẽ tạo thành calci oxalate là một chất không hòa tan gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu calci của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến khô tóc, tiêu chảy, và chậm tăng trưởng.

Không nên ăn socola sau khi uống sữa

Ăn socola sau khi uống sữa không tốt cho quá trình hấp thu calci

5. Những câu hỏi thường gặp khi uống sữa

5.1. Bà bầu có nên uống sữa khi đói không?

Bà bầu vẫn có thể uống sữa lúc bụng đang đói. Tuy nhiên lưu ý không được uống sữa ngay trước khi đi ngủ hoặc trước bữa ăn vì sẽ làm mẹ cảm giác bị no, ngán cơm và khó ngủ.

5.2. Nên uống sữa sau khi uống thuốc bao lâu?

Bạn nên uống sữa sau khi uống thuốc thù 3 - 4 tiếng để tránh những phản ứng không đáng có xảy ra. Đây là khoảng thời gian đủ để các thành phần trong thuốc đã được hấp thụ phần nào.

5.3. Uống sữa thay bữa sáng có tốt không?

Uống sữa chưa đủ để thay thế hoàn toàn bữa sáng bởi đây là bữa ăn bạn cần cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để khởi động cơ thể cho ngày mới. Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, bạn cũng không nên uống sữa khi đang đói mà nên uống sữa bổ sung sau khi ăn sáng để sữa phát huy tác dụng tốt nhất.

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn câu hỏi “đói có nên uống sữa?”. Bạn không nên uống sữa khi đói vì sẽ gây dị ứng lactose và khó tiêu hóa protein. Thời điểm tốt nhất để uống sữa là sau bữa ăn chính 1 - 2 giờ và trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh một số sai lầm không đáng có khi sử dụng sữa.